Học tập tự định hướng theo Ralph G Brockett & Roger Hiemstra

Một phần của tài liệu Dạy học môn vẽ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học tập tự định hướng cho sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật (Trang 43 - 46)

1.3. MƠ HÌNH HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG

1.3.2. Học tập tự định hướng theo Ralph G Brockett & Roger Hiemstra

Ý tưởng về HTTĐH tiếp tục được phát triến. Sự tiến hóa có thể nhìn được ở các cá nhân và tác giả trong lĩnh vực giáo dục người lớn, cũng như các nghiên cứu diễn ra trong nhiều năm. Vào năm 1991 các nhà giáo dục Brockett và Hiemstra đã tổng hợp nhiều khía cạnh kiến thức về chủ đề này và hình thành mơ hình HTTĐH (PRO – Personal – Responsibility – Orientation, Cá nhân – Nhiệm vụ – Định hướng) (Brockett & Hiemstra, 1991). Mơ hình này thừa nhận cả những đặc điểm khác biệt và tương đồng giữa HTTĐH như một phương pháp hướng dẫn và người học TĐH như một tập hợp các đặc điểm nhân cách. Trách nhiệm cá nhân đề cập đến việc đảm nhận quyền sở hữu đối với những suy nghĩ và hành động của chính người học.

Hình 2.2. Mơ hình Định hướng trách nhiệm cá nhân (PRO)

(1) Trách nhiệm cá nhân

Trách nhiệm cá nhân như một khái niệm trung tâm. Theo mơ hình định hướng trách nhiệm cá nhân (Hình 2.2.), điểm khởi đầu để hiểu được định hướng bản thân trong học tập của người lớn, là khái niệm về trách nhiệm cá nhân. Bằng trách nhiệm cá nhân, các cá nhân đảm nhận quyền sở hữu đối với những suy nghĩ và hành động của chính họ.

(3) Người học tự định hướng

Người học TĐH đây là định hướng cá nhân. Tầm quan trọng của việc hiểu các đặc điểm của những người học TĐH thành cơng nói chung cũng đã được nhấn mạnh. Knowles (1970) đã xác định một số giả định cơ bản của khái niệm andragogy (phương pháp thực hành và giáo dục người lớn) như một mơ hình để giúp người lớn học hỏi. Giả thiết đầu tiên trong số những giả định này là khái niệm về bản thân của người học trưởng thành được đặc trưng bởi sự tự định hướng. Knowles (1980) sau đó đã sửa đổi quan điểm của ông về sư phạm và phương pháp thực hành và giáo dục người lớn (andragogy) từ phân đôi thành liên tục. Tuy nhiên, sự nhấn mạnh của ông về khái niệm bản thân phản ánh vị trí trung tâm của nhân cách như một yếu tố TĐH trong học tập. Sự nhấn mạnh này vào các đặc điểm nhân cách của người học, hoặc các yếu tố bên trong cá nhân, được gọi là “định hướng cá nhân” hoặc TĐH của người học (Brockett & Hiemstra, 2010).

(4) Tự định hướng trong học tập

Tự định hướng trong học tập đây là liên kết quan trọng. Tự định hướng trong học tập là một thuật ngữ được sử dụng như một khái niệm chung để công nhận cả các yếu tố bên ngoài tạo điều kiện cho người học chịu trách nhiệm chính trong việc lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá việc học, và các yếu tố bên trong hoặc đặc điểm tính cách khiến người ta phải nhận trách nhiệm về suy nghĩ và hành động với tư cách là một người học.

(5) Bối cảnh xã hội để tự định hướng trong học tập

Bối cảnh xã hội để tự định hướng trong học tập đây là phần tử cuối cùng của Mơ hình Định hướng trách nhiệm cá nhân (PRO). Trong Mơ hình Định hướng trách nhiệm cá nhân, trên thực tế cá nhân người học là trung tâm của ý tưởng TĐH. Tuy nhiên, các hoạt động học tập như vậy không thể tách rời khỏi bối cảnh xã hội mà chúng diễn ra. Trong quá trình học tập của người lớn, bối cảnh xã hội cung cấp mơi trường trong đó hoạt động TĐH được diễn ra.

Mơ hình Định hướng trách nhiệm cá nhân (PRO) được hồi sinh và được trình bày bởi hai tác giả Brockett và Hiemstra tại Hội nghị Quốc tế HTTĐH (The International Society for Self-Directed Learning - ISSDL) lần thứ 24 vào ngày 4

https://www.sdlglobal.com/blog). Hai tác giả Brockett và Hiemstra đã cập nhật mơ hình HTTĐH (Hình 2.3.) bao gồm ba thành phần: Con người - Quá trình - Bối cảnh (Person - Process - Context - PPC) (Brockett & Hiemstra, 2010).

Hình 2.3. Mơ hình định hướng trách nhiệm cá nhân (PPC) (cập nhật)

(1) Con người

Bao gồm: đặc điểm của cá nhân, sự sáng tạo, phản ánh, sự nhiệt tình, kinh nghiệm sống, sự hài lòng trong cuộc sống, động lực giáo dục trước đây, khả năng phục hồi và quan niệm về bản thân.

(2) Quá trình

Giao dịch dạy học, tạo điều kiện, kỹ năng học tập, phong cách học tập, lập kế hoạch, tổ chức và đánh giá khả năng, phong cách giảng dạy và kỹ năng cơng nghệ…

(3) Bối cảnh

Bao gồm: chính trị, xã hội, văn hóa, khí hậu, tài chính, giới tính, mơi trường học tập, chính sách tổ chức, chủng tộc, tơn giáo…

● Nhận xét

Brockett và Hiemstra (1991), định nghĩa TĐH trong học tập vừa là một hành vi được thấy trong quá trình phương pháp giảng dạy (học TĐH) vừa là một đặc điểm nhân cách của cá nhân người học (người học TĐH). Các tác giả cho rằng các thành phần được bao gồm trong khuôn khổ trách nhiệm cá nhân và hoạt động trong mơi trường xã hội của người học góp phần vào việc TĐH trong học tập.

với mơ hình này, con người là chủ đạo trong môi trường HTTĐH được chuẩn bị một quá trình TĐH bao gồm: kỹ năng, phong cách, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, kiếm tra đánh giá kết quả học tập được diễn ra trong bối cảnh xã hội phát triễn.

Các quan điểm của mơ hình phù hợp, có thể tổ chức cho việc dạy học theo tiếp cận HTTĐH trong đào tạo khối ngành CNKT tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Dạy học môn vẽ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học tập tự định hướng cho sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật (Trang 43 - 46)