5.2.1. Mục đích
Phương pháp TNSP có đối chứng là nhằm kiểm tra tính hiệu quả của kết quả nghiên cứu, qua đó chứng minh giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra. Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng mơ hình hai nhóm hậu kiểm (Posttest-only with nonequivalent groups). Theo mơ hình này, cần phải có hai mẫu: mẫu nghiên cứu (lớp thực nghiệm A) và mẫu đối chứng B (lớp thực nghiệm B). Mẫu A chịu tác động (phương pháp giảng dạy X) trong quá trình nghiên cứu trong khi mẫu B không chịu tác động đặc biệt nào (phương pháp giảng dạy thông thường). Vào cuối giai đoạn nghiên cứu, cả hai mẫu đều tham gia hậu kiểm để đánh giá sự khác biệt của mẫu A so với mẫu B dưới tác động X (Lê Văn Hảo & Nguyễn Thị Ngân, 2019).
5.2.2. Nội dung
Nhằm gia tăng tính khách quan và độc lập trong TNSP có đối chứng được nghiên cứu sinh tiến hành hai lần tại trường đại học SPKT Tp HCM:
* Nội dung thực nghiệm lần 1 là Chủ đề 4.2 của Chương 4 “Biểu diễn vật thể” môn học VKTCK trong CTĐT ngành CNKT Cơ khí, hệ đào tạo đại học của trường đại học SPKT Tp HCM.
* Nội dung thực nghiệm lần 2 là Chủ đề 9.2 của Chương 9 “Bản vẽ chế tạo chi tiết” môn học VKTCK trong CTĐT ngành CNKT Cơ khí, hệ đào tạo đại học của trường đại học SPKT Tp HCM.
5.2.3. Thời gian
Thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm trong học kỳ II (từ tháng 01/ 2017 – tháng 04/ 2017 – năm học 2016 – 2017).
5.2.4. Địa điểm
Thực hiện TNSP có đối chứng tại trường đại học SPKT Tp HCM, địa chỉ: 1-3 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.
5.2.5. Đối tượng
Được sự cho phép và hỗ trợ của bộ môn Cơ sở Thiết kế máy, khoa Cơ khí Chế tạo máy, phịng đào tạo trường đại học SPKT Tp HCM. Nghiên cứu sinh tiến hành tìm hiểu, chọn ra một số lớp học mơn VKTCK, thuộc khối ngành CNKT Cơ khí, Cơ điện tử thuộc khoa Cơ khí Chế tạo máy, trường đại học SPKT Tp HCM và chọn 8 cặp lớp thực nghiệm và đối chứng có trình độ tương ứng sau khi đã kiểm tra trình độ năng lực đầu vào của mơn học VKTCK (Bảng 5.2.).
Bảng 5.2. Các lớp học môn VKTCK tham gia thực nghiệm & đối chứng
TT Mã số Lớp/Khóa Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Tên lớp/ Nhóm Sĩ số Tên lớp/ Nhóm Sĩ số 1 16145CL2 EDDG230120_08CLC 37 EDDG230120_07CLC 39 2 16149CL1 DGED121023_10CLC 33 DGED121023_11CLC 33 3 16146CL4 162EDDG240120_02CLC 33 162EDDG240120_01CLC 39 4 16149CL3 162DGED121023_10CLC 32 162DGED121023_11CLC 33 5 16145CL1 EDDG230120_12CLC 32 EDDG230120_11CLC 40 6 16145CL7 EDDG230120_13CLC 25 EDDG230120_15CLC 31 7 16146CL5 162EDDG240120_03CLC 21 162EDDG240120_05CLC 25 8 16145CL2 EDDG230120_09CLC 37 EDDG230120_10CLC 10 Tổng số 8 250 8 250
(*Nguồn: Danh sách các lớp ngành Công nghệ Kỹ thuật – Hệ chinh quy đào tạo chất lượng cao – Trường đại học SPKT Tp HCM )
Kiểm chứng tiến hành so sánh hai mẫu nhỏ (N < 250), độc lập và cỡ mẫu không bằng nhau (NĐC ≠ NTN).
5.2.6. Quy trình thực hiện
Nghiên cứu sinh đã áp dụng phương pháp TNSP có đối chứng để tiến hành giảng dạy đối với các lớp bậc đại học ngành CNKT, tại trường đại học SPKT Tp HCM. Từng cặp lớp thực nghiệm và đối chứng cùng khóa học, học cùng thời gian, đều học cùng một môi trường trong điều kiện học tập giống nhau về giảng viên, phương pháp dạy học, đề cương chi tiết mơn học và giáo trình mơn học, Hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có số lượng sinh viên tương đương (Bảng 5.2.). Trong đó:
- Với các lớp đối chứng, các giảng viên bộ môn Cơ sở Thiết kế máy, khoa Cơ khí Chế tạo máy, trường đại học SPKT Tp HCM tổ chức dạy học bình thường theo phương pháp và kinh nghiệm bản thân của giảng viên. Sinh viên trong lớp thực hiện các bài tập thực hành cùng một chủ đề với các lớp thực nghiệm.
- Với các lớp thực nghiệm, nghiên cứu sinh phụ trách giảng dạy, tác động sư phạm về tiến trình dạy học theo tiếp cận HTTĐH. Trong đó, các năng lực TĐH trong học tập là các năng lực quan trọng để thực hiện dạy học theo tiếp cận HTTĐH. Dạy học môn VKTCK theo phương pháp dạy học tiếp cận HTTĐH, sinh viên lớp thực nghiệm thực hiện các Chủ đề 4.2 và Chủ đề 9.2 cùng chủ đề với các lớp đối chứng.
5.2.7. Đánh giá kết quả
5.2.7.1. Đánh giá định lượng
a. Thực nghiệm lần 1
Đối với các lớp đối chứng, các giảng viên phụ trách lớp giảng dạy bình thường. Nghiên cứu sinh trực tiếp giảng dạy theo tiến trình tiếp cận HTTĐH cho các lớp thực nghiệm. Quá trình giảng dạy cung cấp cho sinh viên các kiến thức về biểu diễn vật thể (chương 4). Trong giai đoạn thực hành, toàn bộ sinh viên các lớp được yêu cầu thực hiện chủ đề 4.2: Biểu diễn vật thể.
Giảng viên thực hiện kế hoạch dạy học với phương án dạy học chung cho các lớp về:
+ Cách thiết lập một bản vẽ mẫu;
+ Phạm vi ứng dụng các loại đường nét cho bản vẽ kỹ thuật; + Cách biểu diễn các hình chiếu cơ bản của một vật thể. b. Thực nghiệm lần 2
Quá trình giảng dạy giống như lần thực nghiệm 1. Trong giai đoạn thực hành, toàn bộ sinh viên các lớp sẽ thực hiện chủ đề 9.2: Bản vẽ chi tiết. Trong đó tích hợp các nội dung:
+ Vẽ thiết kế, chế tạo chi tiết máy;
+ Ghi kích thức chế tạo: dung sai lắp ghép, dung sai hình dạng, độ nhám bề mặt;
+ Các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ chế tao.
Qua hai bài tập thực nghiệm, dựa vào kết quả của sản phẩm giáo dục nhằm đánh giá kết quả định lượng.
5.2.7.2. Phân tích kết quả định lượng
(1) Xây dựng tiêu chí đánh giá và hình thức đánh giá trong quy trình thực nghiệm sư phạm
* Cơ sở đề xuất quy trình đánh giá kết quả học tập môn VKTCK ở trường đại học SPKT Tp HCM
- Mục tiêu dạy học và mục tiêu đánh giá.
- Dựa trên sự phù hợp của quy trình đánh giá với phương pháp và công cụ đánh giá. * Quy trình tổng quát
Gồm bốn giai đoạn:
-Giai đoạn 1: Xác định các mục tiêu cần đánh giá theo chuẩn đầu ra của mơn học. Gồm có ba bước:
(1) Phân tích nội dung môn học VKTCK; (2) Xác định các mục tiêu cần đánh giá; (3) Xây dựng các tiêu chí đánh giá.
-Giai đoạn 2: Thực hiện các phương pháp đánh giá nhằm thu thập thơng tin. Gồm có ba bước:
(1) Phân tích đối tượng, phương tiện và điều kiện thực tế; (2) Lựa chọn phương pháp đánh giá nhằm thu thập thông tin;
(3) Thực hiện thu thập thơng tin trong q trình dạy học mơn VKTCK. -Giai đoạn 3: Xử lý thông tin thu được. Gồm có hai bước:
(2) Phân tích và nhận xét về các thơng tin thu được.
-Giai đoạn 4: Điều chỉnh hoạt động dạy và học mơn VKTCK. Giai đoạn này có hai bước:
(1) Giảng viên rút kinh nghiệm giảng dạy;
(2) Giảng viên hướng dẫn sinh viên điều chỉnh hoạt động học tập môn VKTCK. * Sơ đồ quy trình đánh giá kết quả học tập mơn VKTCK:
Hình 5.1. Sơ đồ quy trình đánh giá kết quả học tập mơn học Vẽ kỹ thuật cơ khí (2) Cơng cụ đánh giá
a. Đánh giá kết quả học tập
Thực nghiệm lần 1
VẼ HÌNH CHIẾU CƠ BẢN
Nghiên cứu sinh sử dụng công cụ đánh giá giống nhau cho các lớp đối chứng và thực nghiệm. Sau khi tiến hành thực nghiệm, hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều thực hiện một bài tập Vẽ hình chiếu cơ bản.
* Mục tiêu bài
- Vẽ được ba hình chiếu cơ bản từ hình chiếu trục đo. - Sắp xếp được các hình chiếu đúng vị trí chiếu. - Ghi kích thước.
* Nội dung kiểm tra
- Cách ghi kích thước theo tiêu chuẩn Việt Nam. * Hình thức kiểm tra
Vẽ bản vẽ kỹ thuật. * Thời gian thực hiện
90 phút.
* Cơng cụ và tiêu chí đánh giá
Đánh giá sản phẩm giáo dục: Bản vẽ kỹ thuật cơ khí (Nội dung kiểm tra, chuẩn đầu ra của học phần, công cụ đánh giá, điểm số) (Phụ lục 11a2).
Thực nghiệm lần 2
VẼ CHẾ TẠO CHI TIẾT
* Mục tiêu bài
- Vẽ được bản vẽ chi tiết từ bản vẽ lắp.
- Ghi được kích thước dung sai lắp ghép, dung sai hình dạng, độ nhám bề mặt. * Nội dung kiểm tra
- Vẽ bản vẽ chế tạo chi tiết máy. * Hình thức kiểm tra
Vẽ bản vẽ kỹ thuật. * Thời gian thực hiện
90 phút.
* Công cụ và tiêu chí đánh giá
Đánh giá sản phẩm giáo dục: Bản vẽ chế tạo chi tiết (Nội dung kiểm tra, chuẩn đầu ra của học phần, công cụ đánh giá, điểm số) (Phụ lục 11d2).
b. Đánh giá hiệu quả của cách thức dạy học
Khi tiến hành TNSP, giảng viên tác động sư phạm về tiến trình dạy học theo tiếp cận HTTĐH là những cách thức dạy học được thực hiện để tổ chức cho sinh viên học tập theo tiếp cận HTTĐH. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của các cách thức dạy học này đối với sinh viên là sự phù hợp và tạo thuận lợi cho sinh viên thực hiện tiến trình học tập theo tiếp cận HTTĐH. Nghiên cứu sinh, đã tiến hành khảo sát ý kiến của sinh viên các lớp thực nghiệm thông qua phiếu khảo sát (Phụ lục 10).
- Các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 khảo sát về hiệu quả cung cấp các nội dung học tập.
- Câu hỏi 7 khảo sát về hiệu quả trang bị kiến thức học tập.
- Các câu hỏi 8, 9, 10 khảo sát về hiệu quả của sự hứng thú và sẳn sàng tham gia học tập.
Các câu trả lời có bốn mức độ a, b, c, d; với các lựa chọn: a là mức độ cao và giảm dần đến d. Căn cứ vào tỷ lệ các kết quả lựa chọn để đánh giá hiệu quả các cách thức dạy học.
(3) Xử lý và đánh giá kết quả
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa vào mức độ đạt được mục tiêu dạy học, nội dung đánh giá bao gồm:
- Mức độ hiểu biết về kiến thức lý thuyết của bài học.
- Ý thức tuân thủ quy trình và nguyên tắc của bản vẽ kỹ thuật.
- Sản phẩm giáo dục là hai bài tập thực hành của chương 4 và chương 9 (Chủ đề 4.2 và Chủ đề 9.2) của môn học VKTCK.
- Báo cáo kết quả thực hành.
Sử dụng công cụ đánh giá giống nhau cho các lớp đối chứng và thực nghiệm, các câu hỏi kiểm tra và các yêu cầu chủ đề bài tập thực hành của từng chương đã được thiết kế minh họa ở chương 4, chương 9 (Phụ lục 10) của chương trình mơn học VKTCK. Cụ thể như sau:
a. Nội dung kiểm tra của ví dụ minh họa 1
BÀI TẬP THỰC HÀNH
CHỦ ĐỀ 4.2- BIỂU DIỄN VẬT THỂ
▪Mục tiêu dạy học
Các mục tiêu dạy học của bài thực hành cần đánh giá được minh họa ở (Bảng 5.3.), như sau:
Bảng 5.3. Bảng mô tả mục tiêu dạy học cần đánh giá của chủ đề 4.2: Biểu diễn vật thể
Mục tiêu dạy học Mô tả mục tiêu cần đánh giá
Mục tiêu 1 (hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình trích,..) trong bản VKTCK.
Mục tiêu 2 Nắm vững các quy định về cách thức biểu diễn và các quy tắc ghi kích thước cho bản VKTCK.
Mục tiêu 3 Có kỹ năng phân tích, tổng hợp trong việc đọc và lập bản VKTCK.
Mục tiêu 4 Biểu diễn vật thể lên bản VKTCK theo TCVN.
▪Bài tập thực hành
- Thời gian thực hiện: 90 phút.
- Nội dung kiểm tra: Vẽ hình chiếu cơ bản Đề bài:
CHỦ ĐỀ 4.2: BIỂU DIỄN VẬT THỂ
(Dành cho các lớp thực nghiệm và đối chứng – Dạy học theo tiếp cận HTTĐH) Nội dung: Vẽ hình chiếu cơ bản
Thời gian thực hiện: 90 phút
Đề bài: Cho các hình chiếu trục đo (xem các chủ đề). Hãy vẽ: Câu 1. (2 điểm): Hình chiếu đứng cắt, chiếu kết hợp
Câu 2. (2 điểm): Hình chiếu bằng
Câu 3. (2 điểm): Hình chiếu cạnh cắt, chiếu kết hợp
Câu 4. (2 điểm): Hình chiếu trục đo ct ẳ (v ắ hỡnh chiu trc o)
Câu 5. (2 điểm): Vẽ chì, tỷ lệ 1: 1, ghi kích thước theo TCVN, bố trí đều các hình vẽ trên khổ giấy A3N, lập khung bản vẽ, khung tên, vật liệu thép CT3.
Chủ đề 4.2a Chủ đề 4.2b
* Ghi chú: Sinh viên không được tham khảo tài liệu và được chọn một chủ đề là hình chiếu trục đo!
Ngày 09 tháng 08 năm 2019 Giảng viên
Trương Minh Trí
Phụ lục 12 a
▪Liên hệ giữa mục tiêu dạy học với các câu hỏi đánh giá
Bảng 5.4. Liên hệ giữa câu hỏi đánh giá với mục tiêu của Chủ đề 4.2: Biểu diễn vật thể
Câu hỏi Mục tiêu 1 Mục tiêu 2 Mục tiêu 3 Mục tiêu 4
Câu 1 x x x
Câu 2 x x
Câu 3 x x x
Câu 4 x x
Câu 5 x
b. Nội dung kiểm tra của ví dụ minh họa 2
BÀI TẬP THỰC HÀNH Chủ đề 9.2: BẢN VẼ CHI TIẾT
▪Mục tiêu dạy học
Các mục tiêu dạy học (Chuẩn đầu ra của môn học) của bài tập thực hành cần đánh giá được minh họa ở (Bảng 5.5.), như sau:
Bảng 5.5. Mô tả mục tiêu dạy học cần đánh giá của Chủ đề 9.2: Bản vẽ chi tiết
Mục tiêu dạy học Mô tả mục tiêu cần đánh giá
Mục tiêu 1 Nắm vững ý nghĩa, chức năng và yêu cầu về nội dung của bản vẽ chi tiết.
Mục tiêu 2 Có kiến thức cơ bản về kết cấu hợp lý của chi tiết.
án biểu diễn hợp lý, biết cách ghi các yêu cầu kỹ thuật.
Mục tiêu 4 Đọc và hiểu nội dung của bản vẽ chi tiết.
▪Bài tập thực hành
- Thời gian thực hiện: 90 phút
- Nội dung kiểm tra: Vẽ chế tạo chi tiết. Đề bài: Bản vẽ chi tiết
CHỦ ĐỀ 9.2- BẢN VẼ CHI TIẾT
(Dành cho các lớp thực nghiệm và đối chứng – Dạy học theo tiếp cận HTTĐH) Nội dung: Vẽ chế tạo chi tiết
Thời gian thực hiện: 90 phút
Đề bài: Cho bản vẽ lắp: ’’Van giảm áp’’ (xem hình). Hảy vẽ bản vẽ chi tiết, theo các chủ đề sau: Chủ đề 1: Chi tiết 1 “Thân’’, Chủ đề 2: Chi tiết 2 “Nắp”, Chủ đề 3: Chi tiết 5 “Đầu nối”, Chủ đề 4: Chi tiết 8 “Cái nút”
Câu 1. (2 điểm): Hình chiếu đứng cắt, chiếu kết hợp Câu 2. (2 điểm): Hình chiếu bằng
75.
* Ghi chú: Sinh viên khơng được tham khảo tài liệu và được lựa chọn một trong các chủ đề trên!
Ngày 11 tháng 08 năm 2019 Giảng viên
Trương Minh Trí
Phụ lục 12 d
▪ Liên hệ giữa mục tiêu dạy học (chuẩn đầu ra của môn học) với các câu hỏi đánh giá
Ma trận tổng kết này được minh họa ở (Bảng 5.6.), như sau:
Bảng 5.6. Liên hệ giữa câu hỏi đánh giá với mục tiêu của Chủ đề 9.2
Câu hỏi Mục tiêu 1 Mục tiêu 2 Mục tiêu 3 Mục tiêu 4
Câu 1 x x x Câu 2 x x Câu 3 x x x Câu 4 x Câu 5 x x x 5.3. XỬ LÝ KẾT QUẢ - ĐÁNH GIÁ