Triển khai tiến trình dạy học theo tiếp cận học tập tự định hướng

Một phần của tài liệu Dạy học môn vẽ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học tập tự định hướng cho sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật (Trang 124 - 127)

4.2. TỔ CHỨC DẠY HỌC MƠN VẼ KỸ THUẬT CƠ KHÍ THEO TIẾP CẬN

4.2.2. Triển khai tiến trình dạy học theo tiếp cận học tập tự định hướng

Dựa vào tiến trình chung về dạy học theo tiếp cận HTTĐH đã được xác định ở (Chương 2, trang 40-71) (Hình 2.10, trang 65). Từ chuẩn đầu ra, đặc điểm, nội dung dạy học như đã trình bày ở mục {4.1.1, 4.1.2., trang 104, 105}. Tiến trình dạy học mơn học VKTCK theo tiếp cận HTTĐH cho sinh viên khối ngành CNKT được triển khai theo cấu trúc ba giai đoạn, cụ thể như sau:

* Giai đoạn 1: Hướng dẫn tự định hướng: giảng viên chuẩn bị dạy học, lập kế hoạch dạy học (giới thiệu mục tiêu bài học, giao nhiệm vụ cụ thể cho sinh viên).

* Giai đoạn 2: Hướng dẫn chuyên môn: giảng viên thực hiện kế hoạch dạy học (giảng dạy lý thuyết và thực hành).

* Giai đoạn 3: Hướng dẫn tổng kết: giảng viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học (so với mục tiêu đã đề ra).

Các giai đoạn dạy học tương ứng với các bước của tiến trình dạy học theo tiếp cận HTTĐH được thể hiện như sau (Hình 4.1.):

Hình 4.1. Triển khai tiến trình dạy học theo tiếp cận học tập tự định hướng

Trong đó:

Bước 1: Chuẩn bị dạy học

(a) Phân tích mục tiêu, chọn nội dung dạy học

Dựa vào mục tiêu dạy học của môn học VKTCK đã được xác định trong CTĐT và chủ đề đã được thiết lập. Giảng viên phân tích mục tiêu chung của CTĐT, mục tiêu dạy học của chủ đề học tập để xác định những yêu cầu cần đạt được, từ đó lựa chọn nội dung và lập kế hoạch dạy học cho sinh viên, giúp sinh viên hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng cần thiết.

Giảng viên căn cứ vào mục tiêu của bài học để thiết kế các chủ đề tích hợp cho sinh viên học tập. Chủ đề tích hợp được soạn thảo theo trình độ, hứng thú, và phong cách học tập của sinh viên. Các chủ đề tích hợp đối với nội dung mơn học VKTCK được trình bày ở Bảng 4.3.

(c) Lập kế hoạch dạy học.

(d) Sinh viên đánh giá kiến thức và kỹ năng của bản thân.

Bước 2: Lập kế hoạch dạy học

Dựa vào bước 1 mục tiêu dạy học của chủ đề học tập, đặc điểm nhận thức của sinh viên, giảng viên xây dựng kế hoạch dạy học bao gồm các phương án cung cấp các nội dung học tập. Lựa chọn và phân công nhiệm vụ học tập cho từng sinh viên, hoặc nhóm sinh viên phù hợp với mục tiêu dạy học của chủ đề học tập.

Giảng viên gợi ý các chủ đề học tập, giúp sinh viên xác định mục tiêu học tập và lập kế hoạch học tập cho môn học.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch dạy học

Giảng viên thực hiện kế hoạch dạy học theo các phương án đã xác định. Để hướng dẫn sinh viên thực hiện nhiệm vụ học tập giảng viên vận dụng các phương pháp dạy học như: dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học đặc thù bộ môn, dạy học trực quan và các phương pháp dạy học tích cực… để hướng dẫn cho sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập nhằm lĩnh hội kiến thức tốt nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả dạy học

Sinh viên tự đánh giá kết quả đạt được của mình đã đặt ra ở bước 3. Giảng viên đánh giá kết quả học tập mơn học VKTCK, các chủ đề tích hợp của sinh viên: theo mục tiêu dạy học và nhiệm vụ học tập đã được phân công. Việc đánh giá kết quả học tập kết hợp đánh giá của giảng viên nhằm rút ra những ưu khuyết điểm trong quá trình dạy học và tự đánh giá của sinh viên bao gồm phương pháp và cơng cụ đánh giá:

người học giải quyết những tình huống hay vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.

Giảng viên đánh giá kết quả dạy học: đánh giá kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm thu được đối chiếu với đánh giá ban đầu. Giảng viên đánh giá phân tích và xử lý tồn bộ các thơng tin liên quan đến quá trình diễn ra việc dạy học nhằm đưa ra những cải tiến cần thiết về mọi mặt (các nội dung dạy học, các quy trình triển khai, nguồn học liệu). Trong đó, cần chú trọng đến q trình học diễn ra từ phía người học và q trình dạy từ phía người dạy cũng như q trình tương tác, cộng tác giữa hai chủ thể. Việc đánh giá kết quả dạy học sẽ giúp đưa ra được những thông tin cần thiết giúp cho việc dạy học hiệu quả ngay ở những cơng đoạn tiếp theo hoặc tồn bộ tiến trình này trong tương lai.

* Sau khi thực hiện tiến trình dạy học từ bước 1, bước 2, bước 3, bước 4. Bốn bước là một tiến trình khép kín cho dạy học mơn VKTCK theo tiếp cận HTTĐH, đều có một ý nghĩa khoa học và tác dụng nhất định. Thực hiện đến bước 4 sẽ trở về bước 1 (cho chu kỳ sau), giảng viên và sinh viên cần xem xét đánh giá các bước của tiến trình so với điều kiện thực tế khi thực hiện, nếu cần bổ sung, và chỉnh sửa để cho lần thực hiện tiến trình dạy học kế tiếp được hồn chỉnh hơn.

* Nhận xét

Tiến trình dạy học theo tiếp cận HTTĐH môn học VKTCK trên đây diễn ra theo tiến trình chung của dạy học theo tiếp cận HTTĐH. Tiến trình dạy học đáp ứng nguyên tắc vận dụng trong đào tạo sinh viên ngành CNKT. Điều đó được thể hiện qua các điểm sau:

- Giảng viên xác định nguồn lực hổ trợ dạy học cho sinh viên bằng cách thiết kế bài học thành nhiều chủ đề học tập, dự kiến nhiều phương án dạy học để đảm bảo sinh viên đạt mục tiêu giáo dục.

- Giảng viên hướng dẫn cho sinh viên để đảm bảo kế hoạch học tập của sinh viên phù hợp với kế hoạch dạy học theo tiến trình tiếp cận HTTĐH. Sinh viên lập kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp sinh viên học tập ngày càng tiến bộ.

Một phần của tài liệu Dạy học môn vẽ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học tập tự định hướng cho sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)