2. Nuôi cá đầm hồ tự nhiên 1 Đặc điểm đầm hồ tự nhiên
2.4.1. Chắn giữ cá ở khu vực đập tràn
Đây là khu vực trọng yếu, công tác chắn giữ bảo vệ không tốt cá sẽ đi mất với lượng đáng kể (Cá thịt, cá giống, nhất là đàn cá thịt cỡ lớn). Tuỳ tình hình cụ thể từng hồ như: Kiểu đập tràn, lưu tốc, lưu lượng nước, mức tràn, diện tích hồ lớn nhỏ... mà áp dụng những biện pháp sao cho hợp lý.
- Làm đăng cố định trên đập tràn, áp dụng đối với hồ nhỏ, cây rác và lưu lượng nước trong mùa lũ qua tràn khơng lớn. Có thể làm đăng tre, đăng sắt cố định vào cọc bê tông (làm sẵn trước) cần đảm bảo yêu cầu sau: Chắn được cá thịt, cá giống, chiều cao đăng đảm bảo cá không nhảy vượt qua, thời gian chắn khơng liên tục (có thời gian mở đăng cho cây rác qua tràn, bảo dưỡng lại đăng).
- Căng lưới chắn trước đập tràn, áp dụng cho cá hồ chứa cỡ vừa và lớn, kết hớp với lưới chắn cá phải có lưới cản rác để bảo vệ ngư cụ. Đây là phương pháp tốt nhất vì ít phụ thuộc vào lưu tốc, lưu lượng nước. Kết hợp khai thác cá bằng việc căng lưới rê 3 lớp, lưới chuồng đón cá.
42
- Lợi dụng cá qua tràn để thu hoạch, thực hiện được ở những hồ có cấu trúc cơng trình -hình thành các hố tiêu năng bậc thang bên kia phía dưới đập tràn, được xây dựng ngay trong diện tích xây dựng đập tràn, nhờ hệ thống các hố tiêu năng bậc thang hướng cá tập trung ở những vị trí nhất định, dùng lưới, vợt bắt cá. Biện pháp này có hiệu quả, có thể thu hoạch được 30 - 40 % sản lượng cá trong năm trong thời gian ngắn, giảm đáng kể chi phí phương tiện, vật tư, nhân lực khai thác cá ở hồ chứa. Cá qua tràn lẫn cá nhỏ, chuyển trả lại hồ những cá nhỏ chưa đủ cỡ khai thác.
- Chắn cá bằng đăng điện, biện pháp náy có hiệu quả chắn cá tốt nhưng tốn kém về công trình và có thể gây nguy hiểm mất an tồn cho con người.