3. Sản xuất giống và nuôi ếch thương phẩm 1 Đặc điểm sinh học
3.3.2.6. Bệnh nhiễm trùng ngoài da
Bệnh xuất hiện khi môi trường nuôi bị ô nhiễm hoặc ếch bị xây xát da. Ta phải thay tháo nước ngay. Đối với những con bị bệnh cần điều tri bằng thuốc xanh mêthylen bôi vào những chỗ lở loét.
Theo kinh nghiệm của Tháilan, có thể xử lý nguồn nước bằng dung dịch thuốc tím hoặc nước muối. Người ta hồ thuốc tím (3-5 g/m3 nước) và hắt vào lồng ni. Cũng có thể dùng muối hạt và vãi vào lồng. Kết quả rất tốt, ếch mau khỏi bệnh.
3.2.4. Thu hoạch và vận chuyển
Đối với ếch giống (cỡ 150 – 200 con/kg), trước khi xuất, cho chúng tắm trong dung dịch thuốc tím khoảng 5 phút (nồng độ 50mg/10 lit nước). Sau đó, vớt chúng ra và cho vào các túi vải trong có đựng sẵn một ít bèo tây tươi đã băm thành từng đoạn 3- 5 cm. Nhúng cả túi vào trong nước cho ướt sũng buộc chặt miệng túi. Cho túi vào trong một hộp xốp có đục lỗ thỉnh thoảng lại lấy ra và nhúng cả túi vào chỗ nước sạch trong vài phút rồi cho vào hộp, tiếp tục vận chuyển.
Đối với ếch thịt, trước khi thu hoạch 10- 12 giờ ta phải ngừng cho ăn. Nếu để ếch ăn quá no, khi vận chuyển, chúng dễ bị tử vong. Ta dùng xốp có dục lỗ thơng hơi để vận chuyển. Cho vào đó một ít bèo tây cho chúng bám và đỡ va chạm vào nhau. Cũng có thể đan các loại sọt có bề mặt rộng nhưng chiều cao chỉ độ 15 – 20 cm để vận chuyển ếch. Ta cho ếch vào các túi màn ny lông, cho cả bèo tây đã cắt ngắn vào đó. đặt túi vào hộp xốp hoặc sọt để mang đi xa. Thỉnh thoảng lại lấy túi ra và cho vào chỗ có nước sạch. Sau đó lại tiếp tục cho vào hộp xốp và mang đi.