3. Sản xuất giống và nuôi ếch thương phẩm 1 Đặc điểm sinh học
3.2.2. Nuôi ếch thịt theo hướng công nghiệp
Phương pháp nuôi ếch lồng đã được du nhập vào nước ta từ Thái Lan. Đây là một cách nuôi đầy triển vọng. Những người nuôi ếch lồng đều khẳng định rằng, nó vừa dễ làm, vừa cho hiệu quả kinh tế cao. Phương pháp này giảm được việc xây tường bao và việc chống địch hại rất đơn giản. Bất cứ gia đình nào có diện tích mặt nước đều có thể tổ chức nuôi ếch lồng.
Điều đáng quan tâm nhất lại là vấn đề bảo vệ. Ếch nuôi trong lồng, khi thu hoạch rất dễ. Vì vây, nếu bố trí lồng ở xa nhà hoặc ở chỗ khơng có người trơng coi thì kẻ xấu rất dễ lấy trộm.
3.2.2.1. Lồng nuôi
- Lồng nuôi được làm từ lưới nylon, cỡ lưới ương cá hương, có chiều cao 1- 1,2m; rộng 2m và dài từ 3- 5m. Tuỳ điều kiện của ao hoặc nguồn vốn sẵn có mà ta bố trí lồng rộng 6- 8 hoặc 10 m2. Khơng nên làm lồng quá rộng hoặc quá hẹp.
- Cắm các cây sào xuống ao và buộc lồng vào đó. Sào phải được chơn vững chắc, tránh bị nghiêng ngả. Bốn góc lồng được néo thật chặt vào các cây sào. Theo chiều dọc, cách khoảng 1,5m lại có thêm 1 đơi cọc để làm chỗ neo cho lồng căng và vững chắc. Nên căng lồng hết cỡ, tránh để lồng bị chùng. Mặt dưới của lồng cần để sát mặt nước. Ta dùng các miếng xốp lớn và dìm nó xuống dưới đáy lồng. Nó sẽ tự nổi lên và đẩy mặt dưới (sát mặt nước) của lồng nhô lên khỏi mặt nước. Ta xếp miếng xốp vào phía giữa lồng và để chừa lại phía mép lồng khoảng 20- 30 cm. Ếch là loài lưỡng cư. Chúng sẽ tự bị lên các miếng xốp đó để nghe ngóng và nghỉ ngơi. Đấy cũng là nơi để vãi thức ăn cho ếch ăn.
- Nếu trời q nắng, ta dùng các miếng bìa rộng, miếng cót hoặc lá dừa phủ lên phía trên mặt lồng để che bớt nắng cho ếch. Nếu có lưới nylon thưa dùng để che cho các vườn ươm ta cũng nên dùng nó để che cho lồng ếch.
- Lồng đặt cách mép ao khoảng 30- 50 cm. Nếu ao muốn có quy mơ lớn hơn, ta có thể xếp lồng theo hàng và rải kín ao. Mỗi hàng lồng cách nhau khoảng 0,5m. Ở giữa có một lối đi được kê bằng gỗ hoặc tre trên các hệ thống cọc đỡ. Người ni có thể đi trên các cầu đó để chăm sóc cho ếch.
- Phải thường xuyên kiểm tra lồng. Điều quan trọng nhất là kiểm tra xem lồng có bị thủng khơng. Có rất nhiều yếu tố gây thủng lồng. Trước hết là do việc khâu nối giữa các lớp lưới nylon. Nếu ta khâu khơng cẩn thận có thể tạo ra các kẽ hở để ếch lách ra. Ngồi ra rắn và chuột có thể cắn đứt lưới để chui vào.
- Lưới nylon cũng như các loại nylon khác đều bị lão hố. Nó sẽ bị thời gian làm cho giịn dần và đứt, thủng. Vì vậy, ta khơng thể dùng vĩnh cửu. Hàng năm cần phải thay lưới, một lồng lưới tối đa chỉ nên dùng 2- 3 vụ nuôi.