2. Nuôi cá đầm hồ tự nhiên 1 Đặc điểm đầm hồ tự nhiên
1.4. Chăm sóc và quản lý an tồn đàn cá n
- Thức ăn cho cá: Sử dụng thức ăn tự nhiên là chính thơng qua việc bón phân cho ruộng (lúc bón lót và bón thúc cho lúa chiêm kết hợp tăng lượng phân bón). Trồng thức ăn xanh ven bờ cùng thời kì cấy lúa chiêm. Thả vào ruộng bèo tấm, bèo hoa dâu.
- Bổ sung thức ăn tinh: chủ yếu sử dụng tinh bột bổ sung thức ăn cho cá vào các giai đoạn cần đưa cá xuống mương phục vụ các hoạt động nông nghiệp như: phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân. Lượng thức ăn tinh 2- 3% trọng lượng cá trong mương ruộng.
- Kiểm tra và xử lí kịp thời đăng chắn cá trong mùa mưa.
- Đảm bảo an tồn đàn cá ni trong những ngày nắng, phun thuốc trừ sâu, khi thu hoạch lúa. Chú ý đến loại thuốc, dư lượng độc tố còn lại trong ruộng,trước khi đưa cá trở lại ruộng.
49
- Thúc đẩy sự phát triển đa dạng sinh thái quần xã sinh vật trên ruộng lúa (tạo điều kiện tốt cho các loại sinh vật trên ruộng cùng phát triển).
- Có biện pháp đảm bảo an tồn cho cá ni trong ruộng, tránh mất mát cá trong quá trình ni.
1.5. Thu hoạch cá
- Thu bớt cá lớn sau khi gặt lúa chiêm song tại các mương cá trú.
- Thu hoạch tổng thể vào tháng 12. Phương pháp thu hoạch: Tháo cạn nước trên ruộng rút cá vào chuôm rồi dùng lưới kéo bắt cá.
- Cỡ cá thu hoạch bình quân đạt được:
Mè trắng 0,8 kg Rôhu 0,6 kg Trắm cỏ 1,5 kg Mrigal 0,3 kg Chép 0,4 kg Rô phi 0,1 kg
- Năng suất đạt: Trên dưới 300 kg/ ha. (ruộng khơng sử dụng nước thải có cho ăn thêm thức ăn xanh, tinh); ruộng có sử dụng nước thải đạt 2,5 - 3 tấn/ ha / năm.
Chú ý: Loại hình ni cá ruộng trũng - cấy vụ lúa chiêm, nuôi cá vụ mùa thực hiện các
biện pháp kĩ thuật giống như đã trình bầy trên, điểm khác là thả cá giống sau gặt lúa chiêm và vì thời gian ni ngắn nên cỡ cá phải thả lớn hơn và sản lượng cá sẽ thấp hơn.