Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu Thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng ACB chi nhánh thăng long (Trang 34 - 41)

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn

Trong năm 2020-2021, thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay

gắt, nhiều ngân hàng mới thành lập, mạng lưới chi nhánh của các NHTM liên tục mở rộng, tuy nhiên bằng các biện pháp hữu hiệu như: thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh, thực hiện các chương trình khuyến mại với các phần quà và giải thưởng hấp dẫn dành cho khách hàng gửi tiền… Chi nhánh Thăng Long luôn chú trọng đến công tác huy động vốn và đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao.

SV: BÙI THỊ LAN 28 LỚP: CQ56/15.05

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại ACB – Chi nhánh Thăng Long

(Đơn vị : triệu đồng)

Chỉ tiêu

2019 2020 2021

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)

I. VHĐ phân theo kỳ hạn 670.11 100 781.232 100 810.52 100

- Tiền gửi khơng kì hạn 218.17 32,56 291.778 37,35 297.41 36,70

- Tiền gửi có kì hạn đến

12T 284.17 42,40 294.535 37,70 311.91 38,48

- Tiền gửi có kì hạn trên

12T 167.77 25,04 194.919 24,95 201.20 24,82

II. VHĐ Phân theo tính

chất NV 670.11 100 781.232 100 810.52 100

1. Tiền gửi tiết kiệm của

dân cư 320.01 47.75 443.767 56.80 412.47 50.89

2. Tiền gửi của các tổ chức

kinh tế 350.1 52,25 337.465 43.20 398.05 49.11

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2019-2021)

Dựa vào bảng biểu huy động vốn ở trên ta thấy: Nguồn vốn huy động năm 2020 tăng so với năm 2019 là 111.122 triệu đồng, tương ứng

14,22%, năm 2021 tăng so với 2020 là 29.292 triệu đồng, tương ứng

3,6%. Số tuyệt đối tăng lên nhưng lại giảm về tỷ trọng.

SV: BÙI THỊ LAN 29 LỚP: CQ56/15.05 + Tiền gửi tiết kiệm khơng kì hạn năm 2019 là 218.170 triệu đồng

(tương ứng 32.56%). Năm 2020, tiến gửi tiết kiệm khơng kì hạn là 291.778

triệu đồng tăng 73.608 triệu đồng so với năm 2019 (tương ứng 25.23%). Năm 2021, tiền gửi khơng kì hạn 297.412 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2020.

+ Tiền gửi có kì hạn đến 12 tháng năm 2019 là 284.170 triệu đồng,

(tương ứng 42,40%). Năm 2020, tiền gửi có kì hạn đến 12 tháng là 294.535

triệu đồng tăng 10.365 triệu đồng so với năm 2019 (tương ứng 3,5%). Năm

2021 tiền gửi có kì hạn đến 12 tháng là 311.908 triệu đồng, tăng so với năm 2020.

+ Tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng năm 2019 là 167.770 triệu đồng

tương đương 25,04%. Năm 2020 tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng là 194.919 tăng 27.149 triệu đồng so với năm 2019 tương đương 13,93%. Năm 2021 tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng là 201.204 triệu đồng tăng 6.258 triệu đồng so với năm 2020.

* Phân theo tính chất nguồn vốn

+ Tiền gửi tiết kiệm của dân cư năm 2019 là 320.009 triệu đồng (tương

ứng là 47,75%), năm 2020 tiền gửi tiết kiệm là 443.767 triệu đồng tăng

123.758 triệu đồng so với năm 2019 (tương ứng 27,89%). Năm 2021 số tiền gửi tiền gửi tiết kiệm là 412.473 triệu đồng giảm 31.294 triệu đồng so với

năm 2020.

+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế năm 2019 là 305.101 triệu đồng

chiếm tỷ trọng 52,25%. Năm 2020 tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 337.465 triệu đồng tăng 32.364 triệu đồng so với năm 2019 tương ứng 9,6%. Năm

2021 tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 398.051 triệu đồng tăng so với năm 2020.

SV: BÙI THỊ LAN 30 LỚP: CQ56/15.05

2.1.3.2. Tình hình hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, do đó thu nhập từ hoạt động tín dụng quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của toàn ngân

hàng. Hoạt động tín dụng tại chi nhánh ACB Thăng Long có thể được phân

chia theo đối tượng bao gồm tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân, phân chia theo thời hạn: tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, phân chia theo các lĩnh vực.

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng tại ACB – Chi nhánh Thăng Long

Đơn vị: triệu đồng Tiêu chí 2019 Tỷ trọng (%) 2020 Tỷ trọng (%) 2021 Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 397.549 100 551.286 100 723.016 100

I. Dư nợ phân theo thời hạn

Vay ngắn hạn 241.027 60,63 327.925 50,48 494.543 68,40

Vay trung và dài hạn 156.522 39,37 223.361 40,52 228.473 31,60

II. Dư nợ phân theo đối tượng

KH doanh nghiệp 258.590 34,95 320.403 58,12 491.831 68,02

KH cá nhân 138959 65,05 230.883 41,88 231.185 31,9

(Nguồn : Báo cáo thường niên 2019-2021)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, Tổng dư nợ của chi nhánh tăng đều qua các năm, trong đó tỷ lệ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay

trung và dài hạn. Cụ thể: Tổng dư nợ năm 2020 là 551.286 triệu đồng, tăng 153.737 triệu đồng so với năm 2019 tương ứng với mức tăng 27,89%. Năm

SV: BÙI THỊ LAN 31 LỚP: CQ56/15.05 2020, tương ứng với mức tăng 23.75%. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn năm 2019 chiếm 60,63% tổng doanh số cho vay, năm 2020 con số này giảm xuống còn 50,48% và tăng mạnh lên 68,40% năm 2021.

Tổng dư nợ năm 2021 tăng so với doanh số cho vay năm 2020, trong

đó tín dụng doanh nghiệp chiểm tỷ trọng cao hơn tín dung cá nhân. Cụ thể:

năm 2020 tín dụng doanh nghiệp là 320.403 triệu đồng, chiếm 58,12% tổng

dư nợ cho vay, con số này lên tới 68,02% năm 2021.

Năm 2020 so với năm 2019, nợ quá hạn có tỷ lệ so với tổng dư nợ đều giảm: Tỷ lệ của năm 2019 là 1,39% thì sang năm 2020 giảm chỉ cịn 1,27%. Năm 2021 xu hướng này vẫn tiếp tục được phát huy khi nợ quá hạn giảm tiếp xuống còn 8.953 triệu đồng chiếm 1.24% tổng dư nợ.

2.1.3.3 Tình hình hoạt động dịch vụ khác

+Bên cạnh các gói huy động bằng tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng còn cung cấp dịch vụ bảo lãnh. Bao gồm: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và một số loại bảo lãnh khác. Nếu năm 2020 doanh thu từ hoạt động bảo lãnh đạt 378 tỷ đồng, tăng 32.17% so với năm

2019, thì đến năm 2021 con số đó đã là 91% tỷ lệ tăng trưởng so với năm

2020. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tăng đều qua các năm thể hiện sự tín

nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.

- Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.

+ Kinh doanh ngoại tệ: Dù là ngân hàng không phải chuyên về vấn đề kinh doanh ngoại tệ, nhưng NHTMCP Á Châu CN Thăng Long đã chủ động

khai thác các nguồn ngoại tệ mua từ người dân, từ cộng đồng doanh nghiệp và mua trên thị trường liên ngân hàng. Năm 2021 doanh số thu mua ngoại tệ đạt 120 triệu USD

SV: BÙI THỊ LAN 32 LỚP: CQ56/15.05 + Thanh toán quốc tế: Do năm 2021 đánh dấu là một năm mà các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nên trong năm doanh số các hợp đồng thanh toán quốc tế chỉ đạt 95 món, trong đó phát hành 45 L/C trị giá 27,5 triệu USD và thanh toán 50 L/C với giá trị 34,6 triệu USD.

- Công tác tiền tệ và kho quỹ.

Năm 2021 tổng thu tiền mặt đạt 8056 tỷ đồng, tổng chi tiền mặt là 8264 tỷ đồng. Với việc thực hiện tốt các quy định của nhà nước, nên dù khối lượng thu chi tiền mặt lớn nhưng trong năm 2021 đã không xảy ra các trường hợp

nhầm lẫn, bảm đảm an toàn tài sản vận chuyển từ các phòng giao dịch về hội sở chính và về ngân hàng nhà nước. Điều này đã giúp củng cố niềm tin nơi khách hàng.

- Phát hành dịch vụ thẻ điện tử.

Với việc sự phát triển của công nghệ, tiến tới một xã hội điện tử, do đó trong năm qua ngân hàng đã tiếp tục phát triển và mở rộng số lượng các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng hệ thống thẻ ATM, bên cạnh đó việc lắp đặt các cơ sở nhận thẻ đã giúp việc sử dụng của khách hàng ngày càng thêm thuận tiện.

SV: BÙI THỊ LAN 33 LỚP: CQ56/15.05

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Thăng Long

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh 2020/2019 So sánh 2021/2020 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Tổng thu 350.367 498.249 612.986 147.882 29.68 114.737 18.72 Tổng chi 325.171 463.355 570.115 138.184 29.82 106.760 18.73 Lãi 25.196 34.894 42.871 9.698 27.79 7.977 18.61

(Nguồn : Báo cáo thường niên 2019-2021)

Qua bảng số liệu trên ta thấy hoat động kinh doanh tại chi nhánh rất tốt. Lợi nhuận tăng đều trong các năm từ 2019 - 2021.

Từ năm 2019-2021 lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng thêm gần 17.675 triệu đồng, cụ thể năm 2020 tăng 9.698 triệu đồng, năm 2021 tăng

7.977 triệu đồng. Việc giảm tốc độ tăng lợi nhuận là do những biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là tác động từ sự thay đổi lãi suất. Đi vào chi tiết từng khoản mục ta thấy.

Qua các năm từ năm 2019-2021 tổng thu của ngân hàng luôn đạt ở mức tăng khá, tốc độ tăng của năm 2020 so với năm 2019 là 29.68%, ứng với

SV: BÙI THỊ LAN 34 LỚP: CQ56/15.05 147.882 triệu đồng, sang đến năm 2021 tốc độ tăng trưởng doanh thu còn đạt 18.72% so với tổng thu của năm 2020.

Trong khi đó, tổng chi của ngân hàng qua các năm cũng không

ngừng tăng lên cụ thể năm 2020 tăng 138.184 triệu đồng so với năm 2019 ứng với 29.82%, sang đến năm 2021 tổng chi tăng 106.76 triệu đồng ứng với

18.73% so với tổng chi năm 2020 , điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư tăng làm cho chi phí trả lãi tiền gửi tăng theo qua các năm.

Đây là thành quả nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên cùng

với những chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả, đồng thời dần khẳng

định vị thế của ngân hàng với các phịng giao dịch khác nói riêng và các đối

thủ cạnh tranh nói chung.

2.2 Thực trạng thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân

Một phần của tài liệu Thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng ACB chi nhánh thăng long (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)