Tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ACB chi nhánh

Một phần của tài liệu Thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng ACB chi nhánh thăng long (Trang 41 - 47)

2.2.1 Tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ACB chi nhánh Thăng Long Thăng Long

Cùng với tồn ngân hàng, ban lãnh đạo chi nhánh ln nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế của chi nhánh trong toàn ngân hàng và trên thị trường tài chính. Đối với KHDN, ACB tập trung vào cung cấp các sản phẩm dịch vụ chính như: dịch vụ tài khoản thanh toán, dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn, cho vay doanh nghiệp (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn); các sản phẩm thanh toán quốc tế (L/C, nhờ thu,…); các sản phẩm tài trợ thương mại…

Với các sản phẩm chính trên, ACB Chi nhánh Thăng Long đã cung cấp tín dụng cho cả khách hàng cá nhân và KHDN, trong đó chủ yếu là KHDN

SV: BÙI THỊ LAN 35 LỚP: CQ56/15.05

2.2.1.1 Đặc điểm khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh trong những

năm gần đây

Cùng với sự phát triển của ACB, số lượng khách hàng cá nhân , cũng như những khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Thăng Long không ngừng tăng lên.

Cụ thể được thể hiện qua hảng 2.5 sau đây :

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay doanh nghiệp tại ACB - chi nhánh Thăng Long

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

1. Số lượng doanh nghiệp 243 297 400

2. Dư nợ doanh nghiệp 3602.9 4037 3809.4

3. Tốc độ tăng dư nợ 89% 90,99% 89,99%

(nguồn: báo cáo tài chính ACB Thăng Long)

Qua bảng 2.4, ta thấy lượng KHDN của chi nhanh tang đều qua mỗi

năm. Giai đoạn 2019 – 2021 tăng từ 243 DN lên đến 400 DN. KHDN vừa và nhỏ được coi là khách hàng lõi của ngân hàng doanh nghiệp ACB và ACB Thăng Long cũng không phải ngoại lệ. Khách hàng của chi nhánh là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khai khoáng, thuỷ hải sản, phân

bón hố chất, dược phẩm, thuốc, thiết bị y tế, cao su, nhựa, lương thực thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo, thương mại xăng dầu, gas khí đốt và công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng… Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp nhạy bén, năng động dễ thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Được tạo

lập đơn giản, dễ dàng, hoạt động có hiệu quả với chi phí cố định thấp nhưng có thể đảm bảo đồng vốn an toàn hơn.

SV: BÙI THỊ LAN 36 LỚP: CQ56/15.05 Dư nợ doanh nghiệp năm 2020 là 4037 tỷ đồng, tăng so với năm 2019 là 434,1 tỷ đồng với tốc độ tang lên tới 90,99%. Tuy nhiên, sang đến năm

2021, dự nợ doanh nghiệp giảm còn 3809.4 tỷ đồng với tốc độ 89,99%.

2.2.1.2 Tình hình dư nợ khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh

Bên cạnh công tác huy động vốn, chi nhánh luôn chú trọng đến hoạt động sử dụng vốn và chất lượng tín dụng. Trong 6 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động, ACB Thăng Long luôn đặt mục tiêu mở rộng khách hàng, nâng cao thị

phần cho vay. Từ năm 2019 – 2021 tổng dư nợ cho vay các năm có xu hướng tăng lên (lần lượt là 4048.2 tỷ đồng, 4436.3 tỷ đồng, 4232.7 tỷ đồng) trong đó dư nợ cho vay đối với KHDN luôn chiếm khoảng 90% tổng dư nợ của chi

nhánh.

2.2.1.3. Cơ cấu dư nợ tính dụng khách hàng doanh nghiệp.

Tổng dư nợ cho vay đối với KHDN của chiếm phần lớn dư nợ cho vay của chi nhánh và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2019 – 2021. Dư nợ cho vay đối với KHDN trong các năm lần lượt là 3602.9 tỷ đồng năm 2019, 4037 tỷ đồng năm 2020 và 3809.4 tỷ đồng năm 2021. Năm 2021, do ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách cho vay và tình hình kinh tế, dư nợ cho vay đối với

KHDN giảm.Tuy nhiên, so với năm 2019, quy mơ tín dụng KHDN vẫn tăng trưởng 5.7%.

SV: BÙI THỊ LAN 37 LỚP: CQ56/15.05

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ khách hàng doanh nghiệp tại ACB – Chi nhánh Thăng Long

(đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

ST TT

(%) ST

TT

(%) ST TT (%)

Tổng dư nợ KHDN 3602.9 100 4037.0 100 3809.4 100

I. Dư nợ DN phân theo thời hạn

- Ngắn hạn 2594.1 72 3027.8 75 2780.9 73.0

- Trung hạn 684.6 19 686.3 17 700.9 18.4

- Dài hạn 324.3 9 323.0 8 327.6 8.6

II. Dư nợ DN phân theo hình thức bảo đảm

- Có đảm bảo bằng TS 2567.5 71,26 3598.5 89,14 2890 75,86

- Không đảm bảo bằng TS 1035.4 28,74 438.5 10,86 919.4 24,14

III. Dư nợ DN phân theo lĩnh vực hoạt động

- DN sản xuất 1890 52,46 2070.5 51,29 2225.6 58,42

- DN thương mại dịch vụ 1412,9 39,22 1158,5 28,7 983,8 25,83

- Khác 300 8,32 808,5 20,01 600 15,75

SV: BÙI THỊ LAN 38 LỚP: CQ56/15.05 Trong hoạt động cho vay đối với KHDN của chi nhánh, hoạt động cho

vay ngắn hạn vẫn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng vì đây là những khoản vay khá an toàn. Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ theo thời hạn.

Tổng dư nợ tín dụng đối với KHDN tính đến thời điểm 31/12/2021 là 3809.4 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là huy động nợ ngắn hạn. Tỷ trọng nợ

ngắn hạn luôn chiếm khoảng hơn 70% tổng dư nợ KHDN, tỷ trọng nợ trung hạn và dài hạn luôn được duy trì trong khoảng 17-19%. Tỷ trọng nợ dài hạn luôn chiếm khoảng 11-13% bởi đây là những phần vốn tín dụng có thời gian thu hồi dài và chậm, có độ rủi ro tín dụng cao hơn.

Dư nợ doanh nghiệp có tài sản đảm bảo vẫn ln chiểm tỷ trọng cao

hơn rất nhiều so với dư nợ khơng có tài sản đảm bảo. Cụ thể năm 2019, dư nợ có đảm bảo bằng tài sản chiếm 71,26% trong tổng dư nợ doanh nghiệp, trong khi dư nợ không tài sản đảm bảo chỉ chiếm hơn 20%. Đồng thời ở các năm 2020 và 2021, tỷ trọng của dư nợ có tài sản đảm bảo cũng chiếm hơn 70 –

80%.

Đa số các doanh nghiệp vay vốn tại ACB – CN Thăng Long là những

doanh nghiệp sản xuất, chiếm tỷ trọng dư nợ lớn. Bởi lễ những doanh nghiệp này quy mô nhỏ nhưng cần tiếp cận được nguồn vốn vay để duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

SV: BÙI THỊ LAN 39 LỚP: CQ56/15.05

Bảng 2.6: Phân loại nợ cho vay doanh nghiệp tại ACB – Chi nhánh Thăng Long

(đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) I.Tổng dư nợ KHDN 3602.9 100 4037.0 100 3809.4 100 - Nợ nhóm 1 1325 36,76 2414 59,8 2963 77,78 - Nợ nhóm 2 1260 34,97 1520.3 37,66 786.4 20,64 - Nợ nhóm 3 500.8 13,9 100 2,48 40 1,05 - Nợ nhóm 4 258.7 7,19 25.8 0,64 16.5 0,43 - Nợ nhóm 5 258.4 7,18 23.1 0,57 3.1 0,08

II. Nợ xấu doanh nghiệp 33,9 0,94 47,5 1,18 29,7 0,78

III. Tỷ lệ nợ xấu 2,34 1,88 1,01

(nguồn: báo cáo tài chính ACB Thăng Long)

Nhìn vào số liệu tại Bảng 2.4 ta nhận thấy: Nợ xấu của Chi nhánh những năm qua có những thay đổi tích cực đó là năm 2019 nợ xấu là 33,9 tỷ đồng, chiếm 0,94 % tổng dư nợ và tăng 47,5 tỷ vào năm 2020 tương ứng với 1,18%. Nợ xấu năm 2021 là 29,7 tỷ đồng, giảm so với năm 2020 tương ứng với

0,78%.

Ta thấy, chênh lệch tỷ lệ nợ xấu giữa các năm không lớn, hơn nữa tỷ lệ nợ xấu ln được kiểm sốt ở mức an toàn. Tỷ lệ nợ xấu qua các năm đều có xu hướng giảm cho dù Ngân hàng mở rộng tín dụng, chứng tỏ ACB – CN

SV: BÙI THỊ LAN 40 LỚP: CQ56/15.05 Thăng Long đã không ngừng nỗ lực để giải quyết nợ xấu. Bên cạnh đó, ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp hợp lý để cải thiện tình hình, cơng tác thẩm

định và giám sát được đẩy mạnh, tận dụng mọi tài sản đảm bảo của khách

hàng để tăng sự rằng buộc và tính đảm bảo khoản vay.

Trong những năm qua, Chi nhánh ln tích cực theo dõi, đề xuất biện

pháp xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu đồng thời giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu năm 2019 (1.88%) đã giảm mạnh so với năm 2018 (2.34%) và đến năm 2020 tỷ lệ này giảm còn (1.01%). Ban lãnh đạo cũng như cán bộ tín dụng tại Chi nhánh đã tích cực làm việc, đơn đốc thậm chí áp dụng các biện pháp mạnh như tịch thu, phong tỏa tài sản đối

với khách hàng, khởi kiện ra tịa án có thẩm quyền để thu hồi nợ xấu.

Bên cạnh đó, hàng năm Chi nhánh Thăng Long đều thực hiện trích lập

dự phịng rủi ro đầy đủ, đảm bảo khi có rủi ro xảy ra Chi nhánh có thể dùng

nguồn dự phòng rủi ro để xử lý và không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Do tình hình nợ xấu của Chi nhánh có xu hướng giảm nên trong những năm gần đây trích lập dự phịng rủi ro của Chi nhánh có xu hướng giảm.

Một phần của tài liệu Thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng ACB chi nhánh thăng long (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)