I. Nguồn vốn ngắn
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
3.2.1. Chủ động trong việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động.
(Nguồn: Phòng kế tốn của cơng ty CP Đại Hữu)
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, trong năm 2009 công ty cần nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời có các biện pháp quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty, bên cạnh đó việc giữ chữ tín với khách hàng được ban lãnh đạo cơng ty đặt lên hàng đầu, vì nó ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của công ty. Hiện nay các bạn hàng truyền thống của cơng ty đã và đang có nhu cầu tăng số lượng đơn đặt hàng, đó là một thuận lợi rất lớn của công ty.
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tạicông ty cổ phần Đại Hữu. công ty cổ phần Đại Hữu.
Qua q trình phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơng ty cổ phần Đại Hữu, có thể nhận thấy bên cạnh những thành tựu mà cơng ty đã đạt được thì vẫn cịn một số những hạn chế nhất định cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết. Với những kiến thức đã học tại học viện Tài Chính, cùng sự đánh giá chủ quan của bản thân qua thời gian thực tập tại công ty, em xin đưa ra một số ý kiến xung quanh vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Đại Hữu.
3.2.1. Chủ động trong việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưuđộng. động.
Doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có một lượng vốn nhất định. Do đó, việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và
vốn lưu động nói riêng là một trong những giải pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Xuất phát từ thực tiễn, công ty cổ phần Đại Hữu chưa áp dụng một phương pháp khoa học để xác định nhu cầu vốn lưu động, mà chỉ dựa vào nhu cầu vốn lưu động thực tế của năm báo cáo để dự đốn, do đó việc xác định nhu cầu vốn lưu động khơng được chính xác, từ đó đã làm cho công ty bị thiếu vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và khơng có sự chủ động trong cơng tác huy động vốn. Vì vậy, cơng ty cần phải có một phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động một cách chính xác, là cơ sở thực hiện việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty được tiến hành bình thường và liên tục. Cơng ty có thể áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu để xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ tới. Nội dung của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nhu cầu vốn lưu động với doanh thu của kỳ báo cáo để xác định một tỷ lệ chuẩn nhu cầu vốn lưu động tính theo doanh thu và dùng tỷ lệ này để xác định nhu cầu vốn lưu động cho các kỳ tiếp theo như bảng 18.
Bảng 18: Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của các khoản mục cấu thành nên nhu cầu vốn lưu động của năm 2008.
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Số dư bình quân Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu
1. Các khoản phải thu 11.372.363.487 5,267 2. Hàng tồn kho 18.040.921.884 8,355
3. Nợ phải trả 5.608
- Phải trả người bán 6.543.902.714 3,030
- Người mua trả tiền trước 5.084.263.000 2,355
- Thuế và các khoản nộp Nhà nước
211.291.472 0,098
- Phải trả người lao động 285.708.087 0,130
- Phải trả nội bộ 361.534 0
- Phải trả, phải nộp khác -9.913.250 -0,005
(Nguồn: BCĐKT năm 2007 – 2008 của công ty CP Đại Hữu)
Td = 5,267% + 8,355% - 5.608% = 8.014%
Công ty dự kiến doanh thu của năm 2009 gấp 1,25 lần năm 2008 tức là 269.923.628.875 đồng, như vậy nhu cầu vốn lưu động của năm 2009 là: Vnc = 269.923.628.875 x 8.014% = 21.631.679.613 đồng
Trên cơ sở nhu cầu vốn lưu động đã được xác định, công ty cần lập kế hoạch huy động và sử dụng sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo tính tự chủ về mặt tài chính cho cơng ty.
Từ thực tế, ta thấy nguồn tài trợ chính cho nhu cầu vốn lưu động của cơng ty là nợ ngắn hạn (cuối năm 2007 nợ ngắn hạn chiếm 75,79% tổng vốn lưu động, cuối năm 2008 nguồn này chiếm 83,93% tổng vốn lưu động). Trong năm 2007, nguồn vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn ngắn hạn (cuối năm 2007 chiếm 78,47%) nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp của các doanh nghiệp khác như phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả phải nộp khác… còn chiếm tỷ trọng khá thấp trong nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, cuối năm 2008, vay ngắn hạn có giảm về mặt tỷ trọng trong tổng nguồn vốn ngắn hạn, nhưng về số tuyệt đối vẫn còn khá cao. Vấn đề đặt ra là công ty cần phải giảm vốn vay ngắn hạn ngân hàng vì khi sử dụng nguồn vốn này, cơng ty phải mất chi phí sử dụng vốn và tăng rủi ro thanh tốn cho cơng ty. Bên cạnh đó, việc sử dụng các nguồn vốn chiếm dụng được, công ty khơng phải mất chi phí sử dụng vốn. Để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động, cơng ty có thể tăng chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp, vì vậy cơng ty cần chú trọng nâng cao uy tín với các đối tác để mở rộng nguồn vốn chiếm dụng này, tuy nhiên thời gian chiếm dụng khoản vốn này thường rất ngắn. Ngồi ra, cơng ty có thể chuyển dịch cơ cấu vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động: giảm tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động và tăng tỷ trọng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động bằng cách vay thêm dài hạn hoặc khuyến khích cổ đơng giữ lại lợi nhuận để tái sản xuất.
Khi thực hiện, công ty cần căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động đã được lập làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của cơng ty. Trong thực tế, nếu phát sinh thêm nhu cầu vốn lưu động, công ty cần chủ động đáp ứng đầy đủ và kịp thời, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, liên tục.