I. Nguồn vốn ngắn
3. Phải thu ngắn hạn 1595.489.342 9.149.237
2.1.6. Quản lý hàng tồn kho.
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản lưu động không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính. Duy trì một lượng vốn về hàng tồn kho thích hợp mang lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh. Hạn chế được những chi phí phát sinh trong việc đặt hàng nhiều lần, tránh được tình trạng ứ đọng vật tư, hàng hoá hay những rủi ro trong việc chậm trễ hoặc ngừng trệ sản xuất do thiếu vật tư. Vì vậy, cần phải tổ chức khoa học, hợp lý việc dự trữ hàng tồn kho đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục, tránh
mọi sự gián đoạn do việc dự trữ gây ra, đồng thời giảm tới mức thấp nhất có thể được số vốn cần thiết cho việc dự trữ.
Hàng tồn kho của công ty cổ phần Đại Hữu bao gồm: Nguyên vật liệu tồn kho; công cụ, dụng cụ và thành phẩm tồn kho. Để thấy rõ tình hình quản lý hàng tồn kho qua các năm, ta tiến hành phân tích cụ thể.
Bảng 14: Kết cấu hàng tồn kho của công ty cổ phần Đại Hữu trong những năm gần đây.
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Cuối năm 2006 Cuối năm 2007 Cuối năm 2008 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 1. NVL tồn kho 389.505.432 19,02 5.553.020.028 76,19 19.180.763.330 66.62 2. CCDC 17.611.707 0,86 2.915.354 0,04 847.597.846 2,94 3. TP tồn kho 1.640.755.790 80,12 1.732.448.957 23,77 8.765.098.799 30,44 Tổng cộng 2.047.872.929 100 7.288.384.339 100 28.793.459.428 100
(Nguồn: Phòng kế tốn của cơng ty CP Đại Hữu)
Tại thời điểm cuối năm 2006, tổng giá trị hàng tồn kho của công ty cổ phần Đại Hữu là 2.047.872.929 đồng, đến cuối năm 2007, tổng giá trị hàng tồn kho tăng 5.240.511.410 đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng 255,9%. Tại thời điểm cuối năm 2008, tổng giá trị hàng tồn kho tăng 21.505.075.089 đồng so với năm 2007, với tỷ lệ tăng 295%. Để biết được sự tăng lên của giá trị hàng tồn kho là do nhân tố nào tác động chủ yếu, ta đi sâu phân tích từng khoản mục:
- Nguyên vật liệu tồn kho tại thời cuối năm 2006 là 389.505.432 đồng, chiếm tỷ trọng 19,02% tổng giá trị hàng tồn kho, đến cuối năm 2007 trị giá nguyên vật liệu tồn kho là 5.553.020.028 đồng chiếm tỷ trọng 76,19% tổng giá trị hàng tồn kho, so với năm 2006, trị giá nguyên vật liệu tồn kho tăng 5.163.514.596 đồng, với tỷ lệ tăng 1325,66%. Như vậy trong năm 2007, trị giá nguyên vật liệu tồn kho tăng mạnh cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối.
Đầu năm 2007, cơng ty đầu tư máy móc thiết bị, tăng quy mơ sản xuất. Vì vậy nhu cầu về nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất tăng cao là điều tất yếu. Tại thời điểm cuối năm 2008, trị giá nguyên vật liệu tồn kho tăng 13.627.743.308 đồng so với năm 2007, với tỷ lệ tăng 254,4% và chiếm tỷ trọng 66,62% tổng giá trị hàng tồn kho. Lý giải về sự tăng lên của trị giá nguyên vật liệu tồn kho tại thời điểm cuối năm 2008 là do ban lãnh đạo công ty dự báo tỷ giá đồng đô la Mỹ và đồng Việt Nam sẽ tăng, vì vậy cuối năm 2008 cơng ty đã tăng mức dự trữ nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngồi.
- Cơng cụ, dụng cụ tại thời điểm cuối năm 2006 là 17.611.707 đồng, chiếm tỷ trọng 0,86% trị giá hàng tồn kho; cuối năm 2007 giá trị công cụ, dụng cụ tồn kho là 2.915.354 đồng, giảm 14.696.353 đồng so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 0,04% tổng giá trị hàng tồn kho. Trị giá công cụ dụng cụ cuối năm 2007 giảm mạnh so với cuối năm 2006 là do cuối năm 2006 trước kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, công ty đã mua về nhập kho một số thiết bị văn phịng và các loại cơng cụ dụng cụ cần thiết phục vụ cho việc sản xuất, trong năm 2007 công ty đã triển khai thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất và đã đưa một lượng lớn các loại cơng cụ dụng cụ đó vào sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cuối năm 2008, trị giá công cụ dụng cụ tăng 844.682.492 đồng so với năm 2007, với tỷ lệ tăng 28973,6% và chiếm 2,94% tổng giá trị hàng tồn kho. Nguyên nhân có sự tăng đột biến này là do cuối năm 2008, công ty tiến hành may quần áo và các thiết bị bảo hộ lao động khác cho tồn bộ cơng nhân của cơng ty, mua sắm bàn ghế phục vụ ăn giữa ca của người lao động và thay 03 chiếc máy vi tính để phục vụ cho công tác quản lý.
- Thành phẩm tồn kho tài thời điểm cuối năm 2006 là 1.640.755.790 đồng, chiếm tỷ trọng 80,12% trong tổng giá trị hàng tồn kho; cuối năm 2007 vốn dự trữ thành phẩm tăng 91.693.167 đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng 5,59%. Tuy tại thời điểm cuối năm 2007, thành phẩm tồn kho tăng lên về sô tuyệt đối nhưng về số tương đối lại giảm rất mạnh, giảm 56,35% so với năm 2006. Tại thời điểm cuối năm 2008, vốn thành phẩm tăng 7.032.649.842 đồng, với tỷ lệ
tăng 405,94% và chiếm 30,44% tổng giá trị hàng tồn kho. Cùng với sự tăng lên của quy mô sản xuất, vốn thành phẩm tăng lên trong năm 2007 là điều dễ hiểu. Sự tăng vọt của thành phẩm tồn kho tại thời điểm cuối năm 2008 được lý giải như sau: Cuối năm 2008, do bị ảnh hưởng của sự suy thối kinh tế tồn cầu nên việc tiêu thụ sản phẩm trở nên khó khăn. Các khách hàng lớn và lâu năm của công ty như nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhà máy phân lân Văn Điển… cũng thu hẹp quy mô các đơn đặt hàng một lượng đáng kể, một lượng hàng lớn của công ty bị khách trả lại do khơng đảm bảo u cầu kích cỡ của khách hàng. Vì vậy, cơng ty cần có những biện pháp thích hợp để đẩy mạnh lượng hàng cịn tồn đọng, nhanh chóng thu hồi vốn, góp phần đẩy nhanh tốc độ vịng quay của hàng tồn kho.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho, ta cần phân tích một số chỉ tiêu.
Bảng 15: Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty cổ phẩn Đại Hữu.
Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Giá vốn hàng bán Đồng 3.641.796.271 53.474.258.585 203.298.964.211 2. Hàng tồn kho bq Đồng 1.948.986.200 4.668.128.634 18.040.921.888 3. Vòng quay HTK (1)/(2) Vòng 1,87 11,46 11,27 4. Kỳ luân chuyển HTK 360/(3) Ngày 192 31 32
(Nguồn: BCTC năm 2006-2007, năm 2007-2008 của công ty CP Đại Hữu)
Trong năm 2006, hàng tồn kho quay được 1,87 vịng, trung bình mỗi vịng quay mất 192 ngày. Như vậy tốc độ quay của hàng tồn kho còn chậm, vốn hàng tồn kho bị ứ đọng trong thời gian khá dài, làm tăng chi phí bảo quản, lưu kho ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đến năm 2007, chỉ tiêu vịng quay hàng tồn kho có sự tăng vọt, đạt 11,46 vòng, tăng 9,59 vòng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng 512,83%. Sự tăng lên của vòng quay
hàng tồn kho đã làm giảm kỳ luân chuyển hàng tồn kho từ 192 ngày (năm 2006) xuống 31 ngày (năm 2007). Điều này cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho trong năm 2007 đạt hiệu quả cao so với năm 2006. Ta thấy vòng quay của hàng tồn kho phụ thuộc vào giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân. Trong năm 2007, cả giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân đều tăng so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng cao hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân (tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 1368,35%, tốc độ tăng của hàng tồn kho bình qn là 139,52%), vì vậy đã làm cho số vịng quay của hàng tồn kho tăng mạnh trong năm 2007. Trong năm 2008, do công ty dự trữ thêm nguyên vật liệu, đồng thời việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn làm cho lượng thành phẩm tồn kho khá lớn từ đó làm cho lượng hàng tồn kho bình quân của năm 2008 tăng 286,47% so với năm 2007 trong khi đó giá vốn hàng bán năm 2008 chỉ tăng 280,18% so với năm 2007. Đây chính là ngun nhân làm cho vịng quay hàng tồn kho của năm 2008 giảm nhẹ so với năm 2007.
Như vậy, hiệu quả quản lý hàng tồn kho đã có chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng tích cực trong năm 2007. Điều đó thể hiện sự cố gắng nỗ lực của các cán bộ, công nhân viên trong việc quản lý hàng tồn kho nói riêng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty nói chung trong năm 2007. Bên cạnh đó, cơng ty cũng cịn nhiều tồn tại như chưa phân tích dự báo nhu cầu thị trường để có kế hoạch sản xuất phù hợp, việc dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu sẽ làm chậm vòng quay của hàng tồn kho. Trong từng điều kiện cụ thể, cơng ty cần phải có những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dự trữ vật tư, hàng hố nói riêng và vốn lưu động nói chung