Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty CP Đại Hữu.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn (Trang 59 - 62)

I. Nguồn vốn ngắn

3. Phải thu ngắn hạn 1595.489.342 9.149.237

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty CP Đại Hữu.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng nói lên trình độ tổ chức, quản lý và sử dụng vốn của công ty. Thực hiện tổ chức và quản lý có mang lại mức doanh thu và lợi nhuận cao hay không đồng nghĩa với việc hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động biểu hiện ở sự tăng lên của tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu quả

sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là cao hay thấp. Thơng qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động có thể thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả vốn lưu động. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Đại Hữu, ta tiến hành xem xét số liệu ở bảng 10.

Bảng 16: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Đại Hữu:

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. Doanh thu bán hàng Đồng 4.352.686.192 58.764.209.430 215.553.434.330 2. Doanh thu thuần Đồng 4.352.686.192 58.764.209.430 215.553.434.330 3. VLĐ bình quân Đồng 5.192.214.335 15.132.630.857 32.357.154.395 4. Số vòng quay VLĐ (2)/(3) Vòng 0,84 3,89 6,66 5. Kỳ luân chuyển VLĐ 360/(4) Ngày 429 93 54 6. Hàm lượng VLĐ (4)/(2) Lần 1,19 0,26 0,15

(Nguồn: BCTC năm 2006-2007, năm 2007-2008 của công ty CP Đại Hữu)

Qua số liệu ở trên, ta thấy số vòng quay vốn lưu động của năm 2006 là 0,84 vòng. Như vậy, số vòng quay vốn lưu động của năm 2006 là quá thấp làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động rất dài (426 ngày). Trong năm 2007, số vòng quay vốn lưu động tăng 3,05 vòng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 363,1%, năm 2008 số vòng quay vốn lưu động là 6,66 vòng, tăng 2,77 vòng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng 71,21%. Cùng với sự tăng lên của vòng quay vốn lưu động, kỳ luân chuyển vốn lưu động và hàm lượng vốn lưu động giảm mạnh. Năm 2007, kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm 336 ngày so với năm 2006, với tỷ lệ giảm 78,32%, hàm lượng vốn lưu động giảm 0,93 lần so với năm 2006, với tỷ lệ giảm 78,15%. Năm 2008, kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm 39 ngày so với năm 2007, với tỷ lệ giảm 41,94%, hàm lượng vốn lưu động giảm 0,11 lần so với năm 2007 với tỷ lệ giảm 42,31%. Điều này thể hiện sự phát

triển vượt bậc trong cơng tác tổ chức, quản lý sử dụng vốn lưu động trong hai năm 2007 và năm 2008. Nguyên nhân là do cả doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân đều tăng cao, nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân (năm 2007, tốc độ tăng của doanh thu thuần là 1250,07%, vốn lưu động bình quân là 191,28%; năm 2008, tốc độ tăng của doanh thu thuần là 266,81%, tốc độ tăng của vốn lưu động bình qn là 113,95%) làm cho vịng quay vốn lưu động tăng mạnh (năm 2007 tăng 363,1%, năm 2008 tăng 71,21%).

So với năm 2006, năm 2007 công ty đã sử dụng tiết kiệm được lượng vốn lưu động là:

Vtk1 = 58.764.209.430 x (93 - 429) = - 54.846.595.468 đồng 360

So với năm 2007, năm 2008 công ty sử dụng tiết kiệm được:

Vtk2 = 215.553.434.330x (54 - 93) = - 23.351.622.050 đồng 360

Như vậy, với việc tổ chức sử dụng hiệu quả vốn lưu động, năm 2007 công ty tiết kiệm được 54.846.595.468 đồng, năm 2008 công ty tiết kiệm được 23.351.622.050 đồng. Đây là một thành tích đáng ghi nhận của cơng ty trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Công ty cần phát huy những thành tích đã đạt được để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, khi xét về độ lớn của các chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động trong năm 2008, ta thấy vốn lưu động của công ty quay được 6,66 ngày và mỗi vòng quay mất 54 ngày, như vậy tốc độ quay của vốn lưu động chưa phải là nhanh, tuy có sự tăng trưởng đột biến của chỉ tiêu vịng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động trong năm 2007 so với năm 2006 nhưng phải thấy rằng các chỉ tiêu này trong năm 2006 là quá thấp, trong năm 2007 ở mức trung bình. Nên việc tăng mạnh của các chỉ tiêu trên chỉ mang tính chất tương đối. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng là do

đâu ta đã tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động theo từng khoản mục cụ thể của vốn lưu động.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)