Nguồn hình thành vốn lưu động.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn (Trang 35 - 39)

I. Nguồn vốn ngắn

2.1.1. Nguồn hình thành vốn lưu động.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có một lượng vốn kinh doanh nhất định. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó và được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì vốn lưu động của doanh nghiệp được huy động từ các nguồn khác nhau.

Vốn lưu động của công ty cổ phần Đại Hữu được hình thành từ hai nguồn: Nguồn vốn tạm thời và nguồn vốn thường xuyên. Thông thường, nguồn vốn tạm thời tài trợ một phần tài sản lưu động, một phần của nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho tài sản cố định, phần còn lại của nguồn vốn thường xuyên sẽ tài trợ phần còn lại của tài sản lưu động và được gọi là nguồn vốn lưu động thường xuyên. Vậy nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác định theo cơng thức:

Nguồn vốn lưu động thường xuyên

=

Tổng nguồn vốn thường xuyên của

doanh nghiệp

-

Giá trị còn lại của TSCĐ và các tài sản

dài hạn khác Hay: Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Căn cứ vào bảng cân đối kế tốn của cơng ty qua những năm gần đây ta có:

Bảng 03: Nguồn vốn lưu động của công ty qua 3 năm gần đây.

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu

Cuối năm 2006 Cuối năm 2007 Cuối năm 2008 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 1. Tài sản lưu động 5.619.638.208 100 24.627.632.505 100 40.086.685.286 100 2. Nợ ngắn hạn 1.038.628.584 19,28 18.664.712.025 75,79 33.646.300.632 83,93 3. Nguồn VLĐ thường xuyên 4.536.009.624 80,72 5.962.911.480 24,21 6.440.384.650 16,07

(Nguồn: BCĐKT của công ty cổ phần Đại Hữu)

Từ bảng số liệu trên cho thấy tổng tài sản lưu động, nợ ngắn hạn, nguồn vốn lưu động thường xuyên đều tăng qua các năm, cụ thể:

Tại thời điểm cuối năm 2007, khoản vốn lưu động hình thành từ nguồn nợ ngắn hạn tăng 17.581.034.441 đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng 1622,43%. Đến cuối năm 2008, khoản vốn lưu động hình thành từ nợ ngắn hạn tăng 14.981.588.610 đồng so với năm 2007, với tỷ lệ tăng 80,27%.

Tại thời điểm cuối năm 2007, khoản vốn lưu động hình thành từ nguồn vốn dài hạn tăng 1.426.901.856 đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng 31,45%. Cuối năm 2008, khoản vốn lưu động hình thành từ nguồn vốn dài hạn tăng 477.473.170 đồng so với nảm 2007, với tỷ lệ tăng 8%. Qua đó ta thấy, khoản vốn lưu động hình thành từ nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn đều tăng về số tuyệt đối. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn lưu động thường xuyên giảm từ 80,72% (cuối năm 2006) xuống 24,21% (cuối năm 2007) và từ 24,21% (cuối năm 2007) xuống 16,07% (cuối năm 2008). Trong khi đó, tỷ trọng nợ ngắn hạn chiếm trong tổng vốn lưu động tăng rất nhanh: từ 19,28% (cuối năm 2006) lên 75,79% (cuối năm 2007) và từ 75,79% (cuối năm 2007) lên 83,93% (cuối năm 2008). Điều này cho thấy cách thức tài trợ vốn lưu động của công ty tăng dần tỷ trọng nợ ngắn hạn và giảm dần tỷ trọng nguồn vốn dài hạn. Cách thức tài trợ này là khá mạo hiểm. Mặc dù nợ ngắn hạn có chi phí sử dụng thấp hơn nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro, gây căng thẳng về mặt tài chính. Nếu tình hình kinh doanh của cơng ty gặp khó khăn, cơng ty dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn khi các khoản nợ đến hạn.

Để biết được sự tăng lên của nguồn vốn ngắn hạn là do nhân tố nào tác động chủ yếu, ta cần đi sâu phân tích nợ ngắn hạn.

Bảng 04: Nợ ngắn hạn của công ty trong những năm gần đây:

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 1. Vay và nợ ngắn hạn 100.800.000 9,3 14.645.414.641 78,47 13.434.370.904 39,92 2. Phải trả người bán 618.748.240 57,10 3.510.242.410 18,81 9.577.563.017 28,47 3. Người mua trả tiền trước 200.000.000 18,46 200.000.000 1,07 9.968.526.000 29,63 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 147.647.712 13,63 143.302.454 0,77 276.280.489 0,83 5. Phải trả người lao động 16.071.098 1,48 185.217.486 0,99 386.198.688 1,15 6. Phải trả nội bộ 361.534 0,03 361.534 0 361.534 0 7. Các khoản PT,PN Khác - - -19.862.500 -0,11 - - Cộng 1.083.628.584 100 18.664.712.025 100 33.646.300.632 100

(Nguồn: BCĐKT năm 2006–2007, năm 2007–2008 của công ty CP ĐạiHữu)

Từ bảng số liệu cho thấy:

- Tại thời điểm cuối năm 2006 vay ngắn hạn 100.800.000 đồng, chiếm tỷ trọng 9,3% trong tổng nguồn vốn ngắn hạn. Đến cuối năm 2007, nguồn vốn vay ngắn hạn tăng lên 14.544.614.641 đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng 14429,18%, và chiếm tỷ trọng 78,47% trong tổng nguồn vốn ngắn hạn. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng nhiều nợ vay ngắn hạn và sự tăng lên của nguồn vốn ngắn hạn năm 2007 chủ yếu là do sự tăng lên của vay nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, đến cuối năm 2008 vay ngắn hạn lại giảm 1.211.043.740 đồng so với năm 2007 và chỉ còn chiếm 39,92% trong tổng nguồn vốn ngắn hạn. Sự tăng lên quá cao của nguồn vốn vay ngắn hạn sẽ làm tăng rủi ro thanh toán cho cơng ty. Nếu cơng ty gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

thì dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn. Chính vì vậy, năm 2008 cơng ty đã giảm dần nguồn vay nợ ngắn hạn.

- Tại thời điểm cuối năm 2006, khoản vốn mà công ty chiếm dụng được của nhà cung cấp là 618.748.240 đồng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn ngắn hạn (chiếm 57,1% tổng nguồn vốn ngắn hạn). Đến cuối năm 2007, khoản vốn này tăng lên 2.891.494.170 đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng 467,31%, tuy nhiên tỷ trọng của nguồn vốn này lại giảm đi 38,29% so với năm 2006. Cuối năm 2008, khoản vốn công ty chiếm dụng được của người bán tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối so với năm 2007 cụ thể: Về số tuyệt đối tăng lên 6.067.320.607 đồng với tỷ lệ tăng 172,85%, về số tương đối tăng lên 9,66%. Đây là nguồn vốn công ty được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà khơng phải mất chi phí sử dụng vốn, tuy nhiên, thời gian chiếm dụng nguồn vốn này ngắn. Công ty cần phải tổ chức thực hiện thanh toán đầy đủ, kịp thời để giữ uy tín với bạn hàng.

- Năm 2006 – 2007, khoản vốn được hình thành do khách hàng ứng tiền trước không đổi về số tuyết đối, nhưng tổng nguồn vốn ngắn hạn tăng lên tại thời điểm cuối năm 2007 đã làm cho tỷ trọng của nguồn vốn này chiếm trong tổng nguồn vốn ngắn hạn giảm từ 18,46% (cuối năm 2006) xuống 1,07% (cuối năm 2007). Tại thời điểm cuối năm 2008, khoản vốn nay tăng lên 7.968.526.000 đồng so với năm 2007, với tỷ lệ tăng 3984,26% và chiếm 29,63% trong tổng nguồn vốn ngắn hạn. Đây cũng là nguồn vốn công ty được sử dụng hợp pháp cho hoạt động kinh doanh của mình mà khơng phải mất chi phí sử dụng vốn. Để giữ uy tín với khách hàng, cơng ty cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng (về chất lượng, số lượng, kích cỡ, màu sắc của sảm phẩm) và giao hàng đúng thời hạn đã được quy định trong hợp đồng.

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tại thời điểm cuối năm 2007 giảm 4.345.258 đồng, đồng thời tỷ trọng cũng giảm 12,86% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ, trong năm 2007 công ty đã chú trọng đến việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Tuy nhiên, đến cuối năm 2008 khoản này lại tăng lên 135.978.035 đồng so với năm 2007 và chiếm 0,83% trong tổng nguồn vốn ngắn hạn.

- Phải trả cho người lao động tăng nhanh qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng khoản vốn này chiếm không đáng kể trong tổng nguồn vốn ngắn hạn. Cụ thể: tại thời điểm cuối năm 2006 phải trả cho người lao động là 16.071.098 đồng

chiếm 1,48% trong nợ ngắn hạn; cuối năm 2007 khoản này tăng 169.146.388 đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng 1012,79% và chiếm 0,99% trong nợ ngắn hạn; đến cuối năm 2008, phải trả cho người lao động tăng 200.981.202 đồng so với năm 2007, với tỷ lệ tăng 108,51% và chiếm tỷ trọng 1,15%. Điều này cho thấy, trong những năm qua cơng ty đã chú trọng đến chính sách tiền lương, nâng cao đời sống vật chất cho người lao động.

- Khoản phải trả nội bộ không thay đổi về số tuyệt đối và chiếm tỷ trọng không đáng kể trong nợ ngắn hạn.

Qua phân tích trên cho thấy: Sự tăng lên của nợ ngắn hạn chủ yếu là do sự tăng lên của vay ngắn hạn, khoản vốn mà công ty chiếm dụng được của nhà cung cấp, khoản tiền mà người mua trả tiền trước. Như vậy, ta thấy rằng việc huy động vốn lưu động của công ty ngày càng phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)