Quản lý vốn bằng tiền.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn (Trang 47 - 55)

I. Nguồn vốn ngắn

3. Phải thu ngắn hạn 1595.489.342 9.149.237

2.1.4. Quản lý vốn bằng tiền.

Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, tương ứng với một qui mô kinh doanh nhất định địi hỏi thường xun phải có một lượng tiền tương ứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình thường. Nhiệm vụ quản lý vốn bằng tiền không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ lượng tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi tiêu hàng ngày và nhu cầu thanh toán cần thiết

mà quan trọng hơn phải làm cho đồng tiền nhàn rỗi không ngừng vận động và sinh lời, giảm tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra. Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng. Để xem xét vấn đề sử dụng vốn bằng tiền của công ty ta xem xét các số liệu qua bảng sau.

Bảng 10: Kết cấu vốn bằng tiền của công ty cổ phần Đại Hữu.

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)

1. Tiền mặt tại quỹ 373.854.787 66,65 558.907.859 89,41 190.895.490 35,77 2. Tiền gửi ngân

hàng 184.098.474 33,35 66.013.540 10,56 342.729.937 64,23

Tổng 560.953.261 100 624.921.399 100 533.625.427 100

(Nguồn: BCĐKT năm 2006 – 2007, năm 2007 – 2008 của công ty CP Đại Hữu)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tại thời điểm cuối năm 2006, vốn bằng tiền của cơng ty là 560.953.261 đồng; trong đó tiền mặt tại quỹ là 373.854.787 đồng, chiếm tỷ trọng 66,65%; tiền gửi ngân hàng là 184.098.474 đồng, chiếm tỷ trọng 33,35%. Vốn bằng tiền tại thời điểm cuối năm 2007 là 624.921.399 đồng, tăng 63.968.138 đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 11,4%, trong đó tiền mặt tại quỹ là 558.907.859 đồng, chiếm tỷ trọng 89,44%, tăng 185.053.072 đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 49,5% và tiền gửi ngân hàng là 66.013.540 đồng, chiếm tỷ trọng 10,56%, giảm so với năm 2006 là 121.084.934 đồng với tỷ lệ giảm 65,77%. Như vậy, cuối năm 2007, công ty đã tăng tỷ trọng tiền mặt tại quỹ và giảm tỷ trọng tiền gửi ngân hàng làm cho kết cấu giữa tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng có sự chênh lệch khá lớn. Việc để nhiều tiền mặt tại quỹ khơng an tồn lại khơng sinh lời, hơn nữa tăng lượng tiền gửi ngân hàng vừa giúp cho công ty thực hiện chi tiêu thường xuyên thuận tiện, nhanh chóng, và tạo điều kiện cho đồng vốn có cơ hội sinh lời. Vì thế đến cuối năm 2008, công ty đã giảm lượng tiền mặt tại quỹ xuống chỉ còn 190.895.490 đồng, đã giảm 368.012.369 đồng so với năm 2007 với tỷ

lệ giảm 65,84%, chiếm tỷ trọng 35,77% và tăng lượng tiền gửi ngân hàng lên 342.729.937 đồng, đã tăng 276.716.397 đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng 419,18% và chiếm tỷ trọng 64,23%. Cuối năm 2008, công ty đã thay đổi kết cấu vốn bằng tiền theo xu hướng tăng tỷ trọng tiền gửi ngân hàng, giảm tỷ trọng tiền mặt tại quỹ.

Để đánh giá sự phù hợp giữa mức dự trữ vốn bằng tiền với nhu cầu của cơng ty ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của cty Bảng 11: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của cơng ty trong 3 năm gần đây: Chỉ tiêu Đơn vị tính Cuối năm 2006 Cuối năm 2007 Cuối năm 2008 1. Tổng tài sản lưu động Đồng 5.619.638.208 24.627.623.505 40.086.685.286 2. Vốn bằng tiền và các

khoản tương đương tiền Đồng 560.953.261 3.743.749.824 533.625.427 3. Hàng tồn kho Đồng 2.047.872.929 7.288.384.339 28.793.459.428 4. Nợ ngắn hạn Đồng 1.083.628.584 18.664.712.025 33.646.300.632 5. HSKNTT hiện thời (1)/(4) Lần 5,2 1,32 1,19 6. HSKNTT nhanh (1 - 3)/(4) Lần 3,3 0,93 0,34 7. HSKNTT tức thời (2)/(4) Lần 0,52 0,2 0,016

(Nguồn: BCĐKT năm 2006 – 2007, năm 2007 – 2008 của công ty CP Đại Hữu)

Qua bảng số liệu 12 ta thấy:

- Hệ số khả năng thanh tốn hiện thời của cơng ty tại các thời điểm cuối năm đều lớn hơn 1. Nghĩa là cơng ty hồn tồn có khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1năm. Tuy nhiên, cuối năm 2007, khả năng thanh tốn hiện thời của cơng ty giảm rất nhiều (giảm 3,87 lần) so với năm 2006, đến cuối năm 2008 khả năng thanh toán hiện thời của công ty giảm đi 0,13 lần so với năm 2007 và chỉ cịn 1,19 lần. Cuối năm 2006, cơng ty cần giải phóng 1/5,2 = 19,27% tổng tài sản lưu động hiện có là đủ khả năng thanh tốn

nợ đến hạn, cuối năm 2007 cơng ty cần giải phóng 1/1,32 = 75,76% tổng tài sản lưu động hiện có là đủ thanh tốn nợ ngắn hạn, nhưng đến cuối năm 2008 công ty cần phải giải phóng 1/1,19 = 84% tổng tài sản lưu động thì mới đủ thanh tốn các khoản nợ đến hạn. Như vậy, đối với một doanh nghiệp có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh như cơng ty cổ phần Đại Hữu thì hệ số khả năng thanh tốn hiện thời cao là tốt. Tuy nhiên, hệ số này cũng không nên ở mức quá cao như tại thời điểm cuối năm 2006 (5,2 lần), nó phản ánh một lượng tài sản lưu động bị tồn đọng. Hệ số khả năng thanh tốn hiện thời của cơng ty tại thời điểm cuối năm 2007 và năm 2008 ở mức khơng cao nhưng nó phản ánh cơng ty vẫn có khả năng thanh tốn hiện thời nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động hiện có của mình. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh tại thời điểm cuối năm 2006 là 3,3, cuối năm 2007 hệ số này giảm 2,36 lần so với năm 2006 và so với năm 2007, năm 2008 hệ số này giảm 0,59 lần. Ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm dần qua các năm, nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho và các khoản nợ ngắn hạn đều tăng mạnh tại các thời điểm cuối năm. Các khoản nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do công ty tăng khoản vay ngắn hạn ngân hàng và tăng khoản vốn chiếm dụng của nhà cung cấp. Công ty tăng khoản vay ngắn hạn đồng thời cũng tăng rủi ro tài chính. Nếu như việc sử dụng đồng vốn vay khơng có hiệu quả thì việc thanh tốn tiền lãi vay và hồn trả gốc đúng hạn là điều rất khó khăn. Qua đây ta thấy tại thời điểm cuối năm 2007 và cuối năm 2008, cơng ty khơng có khả năng sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu thanh toán cần thiết. - Hệ số khả năng thanh toán tức thời của cơng ty là khá thấp và cịn có xu hướng giảm mạnh vào các thời điểm cuối năm. Cuối năm 2006 hệ số khả năng thanh toán tức thời là 0,52, đến cuối năm 2007 hệ số này là 0,2, giảm 0,32 lần so với năm 2006. Cuối năm 2008 giảm xuống chỉ còn 0,015 lần. Như vậy, tại thời điểm cuối năm 2008, cơng ty hầu như khơng có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, trong khi đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh (chiếm 69,72%). Điều này thể hiện một chính sách tài chính khá mạo hiểm của cơng ty. Cơng ty cần phải tính tốn xác định lượng tiền mặt một cách hợp lý, giúp công ty đảm bảo khả năng

thanh tốn bằng tiền mặt cần thiết, tránh được rủi ro khơng có khả năng thanh tốn được, giữ uy tín với các nhà cung cấp và tạo điều kiện cho công ty chớp được cơ hội kinh doanh tốt, tạo khả năng thu được lợi nhuận cao.

2.1.5. Quản lý các khoản phải thu.

Trong nền kinh tế thị trường, phát sinh các khoản vốn bị chiếm dụng giữa các doanh nghiệp là điều tất yếu. Việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp. Nếu các khoản phải thu tồn tại ở mức hợp lý, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh q trình tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận mà vẫn đảm bảo an tồn về vốn. Từ đó làm tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ngược lại, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn sẽ làm tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp nhất là khi khách hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, đồng thời làm tăng chi phí quản lý các khoản phải thu, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ ý nghĩa của việc quản lý các khoản phải thu ta cần phải xem xét cụ thể các khoản phải thu tại công ty cổ phần Đại Hữu trong những năm qua.

Bảng 12: Sự biến động các khoản phải thu của công ty.

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu

Cuối năm 2006 Cuối năm 2007 Cuối năm 2008

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 1. Phải thu khách hàng 959.838.722 31,88 4.103.558.238 30,18 6.178.908.559 37,54 2. Trả trước cho người bán 2.049.123.796 68,06 9.937.640.051 73,09 2.800.000.000 30,6 3. Phải thu nội

bộ ngắn hạn - - 50.350.036 0,37 - -

4. Các khoản

phải thu khác 1.849.500 0,06 -496.058.983 -3,64 170.329.073 1,86

Cộng 3.010.812.018 100 13.595.489.342 100 9.149.237.632 100

Từ bảng số liệu trên ta thấy: Các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm 2007 tăng mạnh, tăng 10.584.677.324 đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng 351,56%. Điều này cho thấy, tại thời điểm cuối năm 2007, vốn của công ty bị chiếm dụng khá lớn (13.595.489.342 đồng), làm cho công ty không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Chính vì vậy, năm 2007 cơng ty phải tăng nguồn vốn vay ngắn hạn. Điều này đã làm tăng chi phí sử dụng vốn và làm giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, đến cuối năm 2008 các khoản phải thu giảm 4.446.251.708 đồng so với năm 2007, với tỷ lệ giảm 32,7%. Chứng tỏ trong năm 2008, công ty đã chú trọng đến việc đơn đốc khách hàng thanh tốn các khoản nợ đến hạn. Để biết được các khoản phải thu thay đổi là do đâu, ta cần đi phân tích từng khoản mục.

- Các khoản phải thu khách hàng tại thời điểm cuối năm 2006 là 959.838.722 đồng chiếm tỷ trọng 31,88% tổng số các khoản phải thu, đến cuối năm 2007, các khoản phải thu khách hàng tăng lên 3.143.719.516 đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng 327,53% và chiếm 30,18% tổng số các khoản phải thu. Như vậy, các khoản phải thu trong năm 2007 tăng mạnh về số tuyệt đối, tuy nhiên về số tương đối khoản phải thu này lại giảm đi so với năm 2006. Tại thời điểm cuối năm 2008, khoản này tăng 2.075.350.321 đồng so với năm 2007, với tỷ lệ tăng 50,57% và chiếm tỷ trọng 37,54% tổng số các khoản phải thu. So với năm 2007, các khoản phải thu trong năm 2008 tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Các khoản phải thu có quan hệ chặt chẽ với việc tiêu thụ sản phẩm. Thông thường khi doanh thu bán hàng tăng thì khoản phải thu khách hàng cũng tăng. Trong khi đó, doanh thu bán hàng năm 2007, năm 2008 đều tăng mạnh (doanh thu bán hàng của năm 2007 tăng 1250,07% so với năm 2006, năm 2008 tăng 267,34% so với năm 2007) nên các khoản phải thu khách hàng tăng là điều dễ hiểu.

- Cuối năm 2006, khoản trả trước cho người bán là 2.049.123.796 đồng chiếm tỷ trọng 68,06% tổng số khoản phải thu, cuối năm 2007 khoản này tăng 7.888.516.255 đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng 384,97% và chiếm tỷ trọng 73,09% tổng số các khoản phải thu. Điều này cho thấy, tại thời điểm cuối năm 2007 vốn của công ty bị chiếm dụng khá nhiều. Do công ty đã nhập

khẩu một lượng lớn các loại hạt PP, PE, OPP từ nước ngoài và bên cung ứng địi hỏi phải có một lượng tiền ứng trước. Ngồi ra, đầu năm 2007, công ty đã đặt tiền trước cho việc nhập khẩu một loại máy kéo sợi PP trị giá 3.353.407.500 đồng. Chính vì vậy đã làm cho khoản tiền trả trước cho người bán của công ty tăng lên rất cao. Tuy nhiên, đến cuối năm 2008, khoản trả trước cho người bán giảm 7.137.640.051 đồng so với năm 2007, với tỷ lệ giảm 71,82% và tỷ trọng của khoản này cũng giảm xuống chỉ còn 30,6% tổng số các khoản phải thu. Qua đây ta thấy, các khoản trả trước cho người bán còn ở mức khá cao, vốn của công ty bị chiếm dụng, công ty cần phải đàm phán, thuyết phục đối tác, mặt khác cố gắng, nỗ lực nâng cao uy tín của mình để có thể giảm các khoản trả trước cho người bán ở mức thấp có thể.

- Cuối năm 2006, cơng ty khơng có khoản phải thu nội bộ nào, cuối năm 2007 khoản thu nội bộ của công ty là 50.350.036 đồng chiếm tỷ trọng 0,37% tổng số các khoản phải thu. Đến cuối năm 2008 cơng ty đã thu hồi được tồn bộ số phải thu nội bộ đó.

- Các khoản phải thu khác tại thời điểm cuối năm 2006 là 1.849.500 đồng, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng số các khoản phải thu (chiếm 0,06%), cuối năm 2007 khoản này âm 496.058.983 đồng. Điều này chứng tỏ, công ty đã chiếm dụng được vốn của các đơn vị khác mà khơng phải mất chi phí sử dụng vốn. Do ngun vật liệu của cơng ty chủ yếu nhập khẩu từ nước ngồi qua hình thức uỷ thác, năm 2007 cơng ty đã nhập một lượng lớn nguyên vật liệu và nợ đơn vị nhận uỷ thác một khoản tiền khá lớn. Đến cuối năm 2008, khoản phải thu nội bộ là 170.329.073 đồng, chiếm tỷ trọng 1,86%. Điều này thể hiện vốn của công ty đã bị chiếm dụng, công ty cần phải đẩy mạnh công tác thu hồi nhằm nâng cao tốc độ chu chuyển vốn lưu động.

Việc tăng các khoản phải thu kéo theo việc gia tăng các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu do vốn của cơng ty bị chiếm dụng, vì vậy cơng ty cần phải có những biện pháp đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để đánh giá được tốc độ thu hồi nợ của công ty nhanh hay chậm ta cần phải đi sâu phân tích cơng tác thu hồi nợ của công ty.

Bảng 13: Phân tích tốc độ thu hồi nợ của cơng ty.

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Doanh thu thuần Đồng 4.498.537.932 58.786.579.740 215.553.434.330 2.Doanh thu có thuế Đồng 4.948.391.725 64.665.237.714 237.108.777.763 3. Số dư bình quân

các khoản phải thu Đồng 2.825.581.289 8.303.150.680 11.372.363.492 4. Vòng quay các

khoản phải thu Vịng 1,75 7,79 20,85

5. Kỳ thu tiền trung

bình Ngày 206 46 17

(Nguồn: BCTC năm 2006-2007, năm 2007-2008 của công ty CP Đại Hữu)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy vòng quay các khoản phải thu năm 2006 là rất thấp (1,75 vịng) số ngày trung bình cho một vịng quay các khoản phải thu là 206 ngày. Điều này cho thấy vốn của công ty bị chiếm dụng trong thời gian khá dài và công tác quản lý các khoản phải thu và thu hồi nợ của cơng ty cịn nhiều yếu kém. Năm 2007 số vòng quay các khoản phải thu tăng 6,04 vòng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 345,14%, vòng quay các khoản phải thu tăng lên làm cho số ngày của một vòng quay giảm xuống còn 46 ngày, giảm 160 ngày so với năm 2006 với tỷ lệ giảm 77,67%. Tại thời điểm cuối năm 2007 cả doanh thu bán hàng trước thuế và số dư bình quân các khoản phải thu đều tăng mạnh, nhưng tốc độ tăng của doanh thu bán hàng có thuế tăng cao hơn tốc độ tăng của số dư các khoản phải thu bình qn (tốc độ tăng của doanh thu bán hàng có thuế là 1206,79%, trong đó tốc độ tăng của các khoản phải thu bình qn chỉ có 193,86%) vì vậy đã làm cho số vòng quay các khoản phải thu của năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006. Điều này thể hiện sự tiến bộ rõ rệt của công ty trong công tác quản lý và thu hồi nợ, công ty đã khắc phục được những tồn tại trong việc quản lý thu hồi nợ của năm 2006, cũng như sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, cơng nhân viên trong tồn công ty trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm . Sang năm 2008, cơng ty đã phát huy những thành tích đã đạt được trong công tác quản lý, thu hồi nợ và tiêu thụ sản phẩm của năm 2007 làm cho số vòng quay các khoản phải thu tăng lên

13,06 vòng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng 167,65%, từ đó làm giảm số ngày

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lý luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)