Định hướng phát triển chung của BSC

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 67 - 69)

3.1.1.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2015 Trong giai đoạn tới, TTCKVN có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, tuy nhiên, cơ hội phát triển luôn đồng hành cùng với những thách thức. Vì vậy, hướng phát triển của TTCKVN trong giai đoạn tới được đặt ra như sau:

Một là, phát triển thị trường chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực chung của thị trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

Hai là, phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội.

Ba là, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng khoán được tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.

Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bước tái cơ cấu hệ thống các trung gian thị trường trên nguyên tắc không gây xáo trộn lớn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị trường.

Năm là, phát triển TTCK trong mối tương quan với việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nước. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước phải thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hướng và giải pháp thực hiện.

Sáu là, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới.

3.1.1.2. Định hướng phát triển công ty chứng khoán giai đoạn 2010 – 2015 Trong cuộc hội nhập quốc tế thực sự, hệ thống các CTCK cần phải được củng cố, chuyên nghiệp hơn, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, đặc biệt hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ hơn, có đủ năng lực tài chính, công nghệ, yêu cầu nhân lực để nâng cao cạnh tranh; khuyến khích tái cơ cấu theo hướng thâu tóm, sáp nhập công ty, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động CTCK để đảm bảo sự bền vững trong hoạt động của các CTCK.

Để hoàn thành các mục tiêu đó đòi hỏi sự nỗ lực của các thành viên thị trường và tăng cường công tác quản lý của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, cụ thể trên các mặt sau:

- Các CTCK cần tập trung củng cố hệ thống quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ trong hoạt động của công ty để đảm bảo an toàn trong hoạt động của CTCK;

- Trong hoạt động kinh doanh, các CTCK phải tuân thủ nghiêm quy định pháp luật, nâng cao đạo đức nghề nghiệp đối với nhân viên làm việc tại CTCK;

- Các CTCK thực hiện và tuân thủ các chỉ tiêu về an toàn tài chính theo quy định của pháp luật.

3.1.1.3. Định hướng phát triển của công ty BSC đến năm 2015

Sau 12 năm xây dựng và phát triển, năm 2010 vừa đánh dấu một cột mốc có ý nghĩa lịch sử đối với BSC khi công ty đã được chuyển đổi sang hình thức cổ phần sở hữu đại chúng. Kể từ đây, BSC chính thức gánh vác một trọng trách mới - trọng trách tối đa hóa lợi nhuận, hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh mà cổ đông giao phó.

Đây là một đặc điểm chi phối toàn diện mọi mặt hoạt động, là điều kiện để tạo ra những thay đổi căn bản về định hướng, mục tiêu kinh doanh của BSC.

3.1.1.3.1. Mục tiêu chung

Trở thành một trong những công ty chứng khoán dẫn đầu về uy tín, chất lượng sản phẩm và thị phần trên thị trường chứng khoán.

3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể

- BSC sẽ hoạt động với chức năng cơ bản là một ngân hàng đầu tư. Theo đó, BSC sẽ đặt trọng tâm duy trì vị trí số một trong hoạt động tư vấn tài chính và thu xếp vốn cho doanh nghiệp, tạo nền tảng cho định phướng phát triển dài hơi là trở thành một ngân hàng đầu tư toàn diện vào năm 2020.

- BSC nhắm tới mục tiêu giữ vị trí là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam. Trong đó chỉ tiêu tài chính trong giai đoạn 2011- 2015 cụ thể là :

• Tăng trưởng ROE bình quân hàng năm đạt 12%, tăng trưởng doanh thu dịch vụ đạt 50% giai đoạn 2011-2013, và 60% sau năm 2013.

• Đối với hoạt động đầu tư, thực hiện cơ cấu lại hoạt động, tìm kiếm, phát triển các cơ hội đầu tư góp vốn các dự án tiềm năng, nâng dần tỷ lệ lợi nhuận/vốn của hoạt động đầu tư đạt 20% sau năm 2013.

• Tăng vốn điều lệ lên 1.200 tỷ VNĐ, tỷ lệ trả cổ tức năm sau cao hơn năm trước, đạt 7-10% giai đoạn 2011-2013 và 15% sau năm 2013.

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 67 - 69)