Thực trạng phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại BSC

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 55 - 60)

2.2.5.1. Doanh thu hoạt động môi giới

Khép lại năm 2010, VN-Index đạt 484,66 điểm, giảm 2% so với năm 2009, HNX-Index đạt 114,24 giảm 32% so với năm 2009, khối lượng giao dịch giảm, thanh khoản thấp đã ảnh hưởng đến thị phần môi giới, doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty. Tổng doanh thu của công ty giảm so với 2 năm trước, trong đó doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán giảm 30%. Nửa đầu năm 2011, doanh thu từ hoạt động môi giới đã bị giảm mạnh chỉ bằng 50% cùng kỳ năm 2010.

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.4: Doanh thu hoạt động môi giới so với tổng doanh thu

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng doanh thu hoạt động môi giới trên tổng doanh thu

Nguồn: BSC

Trong tổng doanh thu của công ty, tỷ trọng hoạt động môi giới từ 4,9% năm 2008 đã tăng gần gấp đôi lên 9,9% năm 2009 và vẫn duy trì được tỷ lệ này đến năm 2010, trong 6 tháng đầu năm 2011 có giảm xuống nhưng không đáng kể là 9,5%.

Bảng 2.4: Cơ cấu Doanh thu hoạt động môi giới trong Tổng doanh thu các CTCK đến hết quý III/2011

Đơn vị: Đồng

STT Công ty chứng khoán Doanh thu hoạt

động môi giới Tổng doanh thu

Tỷ lệ %

1 CTCP Chứng Khoán NH Đầu tư & Phát

triển VN (BSC) 15.773.211.333 139.817.644.570 11,28%

2 CTCP Chứng Khoán Sài Gòn (SSI) 76.368.659.716 686.164.309.831 11,13% 3 CTCP Chứng Khoán Bảo Việt (BVS) 26.766.111.835 143.174.193.975 18,69% 4 CTCP chứng khoán VNDIRECT (VND) 32.929.662.247 215.774.330.317 15,26% 5 CTCP Chứng khoán Âu Việt (AVS) 13.015.292.316 30.162.224.073 43,15% 6 CTCP Chứng khoán Kim Long (KLS) 3.931.677.287 296.590.228.990 1,33% 7 CTCP Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) 5.758.474.467 152.207.111.377 3,78%

So sánh với các công ty chứng khoán khác có thể thấy hoạt động môi giới tại BSC chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng doanh thu. Dù thị trường chứng khoán không mấy khởi sắc trong năm 2011 nhưng các công ty chứng khoán vẫn duy trì một tỷ lệ nhất định cho hoạt động môi giới.

2.2.5.2. Giá trị giao dịch

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.6: Giá trị giao dịch khớp lệnh cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của BSC so với toàn thị trường năm 2008 - 2010

Nguồn: BSC

Giá trị giao dịch khớp lệnh cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của BSC tăng lên qua các năm, nhưng tốc độ tăng của công ty còn thấp so với tốc độ tăng của thị trường. Điều này cũng cho thấy sự sụt giảm thị phần môi giới của công ty. Năm 2009, giá trị giao dịch toàn thị trường tăng hơn 203.397 tỷ đồng so với năm 2008, tương đương tăng 84,6% thì công ty chỉ tăng 2.760 tỷ đồng, tương đương tăng 33,1%. Năm 2010, giá trị giao dịch toàn thị trường tăng 39,7% thì công ty chỉ tăng 14,5%.

2.2.5.3. Thị phần môi giới

Cổ phiếu

Năm 2010, BSC chiếm 2,55% thị phần môi giới cổ phiếu, đạt 148% so với kế hoạch, tăng 0.01% so với năm 2009. Đây là một cố gắng không nhỏ của công ty trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán hiện nay.

Trái phiếu Chính phủ

BSC có hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ chuyên biệt HNX phục vụ khách hàng là các tổ chức tài chính lớn cũng như các công ty chứng khoán chưa là thành viên của thị trường này. Từ vị trí thứ 7 trong năm 2009, BSC đã vươn lên chiếm lĩnh vị trí thứ 3 trong số những công ty dẫn đầu thị phần môi giới trái phiếu trong cả năm 2010. BSC đã tạo lập được mạng lưới giao dịch trái phiếu với hơn 50 tổ chức là quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán, các định chế tài chính trong và ngoài nước. Hiện BSC quản lý trái chủ cho hơn 10 tổ chức phát hành trái phiếu lớn như BIDV, Tổng công ty đầu tư và Phát triển nhà đô thị (HUD), Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Sông Đà, Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl, Công ty cổ phần Vincom...

2.2.5.4. Số lượng và cơ cấu tài khoản

Số lượng tài khoản

Nhờ khai trương ngay từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động, cho đến nay, BSC đã xây dựng và phát triển được một cơ sở khách hàng lớn, thuộc nhiều ngành, nghề và lĩnh vực khác nhau. Năm 2011, lượng khách hàng tìm đến BSC tăng so với 2 năm trước. Số tài khoản mở mới 5 tháng đầu năm 2011 đã vượt cả năm 2010. Đến thời điểm tháng 05/2011, số tài khoản BSC quản lý là 53.022 tài khoản. Tuy nhiên có một thực trạng là số đầu tài khoản được cấp nhiều nhưng số lượng tài khoản hoạt động lại thấp. Nguyên nhân một phần do công ty thực hiện lưu ký tập trung, khách hàng chỉ thực hiện lưu ký mà không giao dịch hay tạm ngừng giao dịch sau khi đã bán hết cổ phiếu lưu ký.

Bảng 2.5: Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của BSC

ĐVT: Số tài khoản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm Số tài khoản Tốc độ tăng trưởng hàng năm 2000 627 2001 897 43,06% 2002 805 -10,26% 2003 200 -75,16% 2004 597 198,50% 2005 636 6,53% 2006 17.372 2631,45% 2007 13.460 -22,52% 2008 2.170 -83,88% 2009 3.202 47,56% 2010 5.716 78,51% 5/2011 7.340 TỔNG 53.022 Nguồn: BSC

Cơ cấu tài khoản

Trong 53.022 tài khoản của công ty tính đến tháng 5/2011 thì chỉ có 143 tài khoản là khách hàng tổ chức, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 0,27%. Chủ yếu lượng khách hàng là khách hàng trong nước, chiếm 96% tổng số khách hàng.

Bảng 2.6: Cơ cấu tài khoản khách hàng tại BSC tính đến tháng 5/2011

ĐVT: Số tài khoản

Tài khoản khách hàng chứcTổ nhânCá Tổng Tỷ trọng khách hàng trong, ngoài nước

Trong nước 130 50.771 50.901 96% Nước ngoài 13 2.108 2.121 4% Tổng 143 52.879 53.022 100% Tỷ trọng khách hàng cá nhân, tổ chức 0,27% 99,73% 100% Nguồn: BSC

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu tài khoản khách hàng tại BSC tính đến tháng 5/2011

Nguồn: BSC

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động môi giới tại BSC

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 55 - 60)