Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Cơng ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH ôtô hoa mai (Trang 33)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ÔTÔ HOA MAI

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Cơng ty

2.1.5.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Cơng ty.

 Thuận lợi:

- Cơng ty có một lực lượng lao động dồi dào có trình độ tay nghề cao. Số lượng lao động của Công ty tính đến thời điểm 31/12/2008 là 450 người trong đó:

+ Đại học, cao đẳng: 95 người chiếm 21,11% + Cơng nhân kỹ thuật: 267 người chiếm 59,33% + Trung cấp chuyên nghiệp: 52 người chiếm 11,55% + Lao động phổ thông: 36 người chiếm 8,01%

Trong cơ cấu lực lượng lao động của Cơng ty chủ yếu là cơng nhân kỹ thuật có kinh nghiệm và găn bó với lâu dài với Cơng ty. Đây là một lợi thế trong chiến lược phát triển lâu dài và nâng cao tính chun mơn hố trong hoạt động của Công ty.

- Thị trường tiêu thụ của Công ty ngày càng được mở rộng, hiện nay nhờ chất lượng tốt, tạo được niền tin cho người tiêu dùng nên sản phẩm của Công ty được tiệu thụ trên khắp các tỉnh thành trong cả nước như Hải Dương, Hải Phịng, Quảng Ninh, Thanh Hố, Nghệ An, Lâm Đồng,…

- Quy mô sản xuất kinh doanh không ngừng được đầu tư mở rộng, dây truyền máy móc thiết bị được đầu tư đồng bộ và hiện đại. Do chú trọng đến công tác đầu tư mới vào TSCĐ nên năng suất lao động không ngừng được tăng lên, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm sản xuất ra.

 Khó khăn:

- Công ty đang phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang phát triển như hiện nay, cùng với sự mở rộng của nền kinh tế quốc dân, việc giữ vững và mở rộng thị trường đối với Công ty là hết sức khó khăn. Cơng ty đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ là các Công ty lắp ráp ôtô trong nước. Đặc biệt là các liên

doanh lắp ráp ơtơ với nước ngồi họ có vốn lớn, mẫu mã sản phẩm phong phú. Điều này địi hỏi Cơng ty phải lỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

- Cơng ty phải nhập khẩu gần như tồn bộ các linh kiện chính phục vụ cho lắp ráp ơtơ từ nước ngồi. Chính vì vậy, những biến động của nền kinh tế như: lạm phát, khùng hoảng, suy thoái, đặc biệt là trong năm 2008 tỷ giá ngoại tệ tăng và không ổn định, giá cả các loại linh kiện tính theo USD cũng tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đáp ứng kịp thời đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất và chi phí nguyên vật liệu. Điều này đã làm cho Cơng ty có nhiều lúc khơng chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh và chi phí đầu vào cao làm cho giá thành sản phẩm tăng cao gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

- Hiện nay trong Cơng ty chưa có bộ phận chun trách về phân tích và quản lý tài chính mà cơng tác này do phịng kế tốn đảm nhiệm nên việc phân tích và dự báo nhu cầu vốn, các chính sách tài chính đều dựa trên những kinh nghiệm tích luỹ của cán bộ chun ngành kế tốn. Do vậy nếu Cơng ty có cán bộ chun trách về tài chính sẽ giúp việc quản lý về tài chính tốt hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng các loại vốn trong đó có vốn lưu động.

2.1.5.2. Đánh giá khái qt tình hình tài chính của Cơng ty những năm gần đây.

Căn cứ vào Bảng 01: cơ cấu tài sản và tổng nguồn vốn của công ty

năm 2008. Ta có nhận xét sau:

Tổng tài sản cuối năm 2008 tăng 73.880.684.552 đồng với tỷ lệ tăng 55,76%. Hiện nay khi Việt Nam đang trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế thì việc tăng khả năng cạnh tranh là vơ cùng quan trọng. Để có thể tăng khả năng canh tranh thì việc mở rộng quy mơ là tất yếu.

Về cơ cấu tài sản tỷ lệ tài sản ngắn hạn cuối năm 2008 chiếm trong tổng tài sản của Công ty là 72,78%, lớn hơn so với tỷ lệ tài sản dài hạn, điều này là hợp lý với một doanh nghiệp mà hoạt động chủ yếu là sản xuất lắp ráp ơ tơ vì đặc điểm của ngành địi hỏi phải có một khối lượng dự trữ lớn các loại linh kiện

để cung cấp một cách thường xuyên và kịp thời cho hoạt động sản xuất. Khi việc lắp ráp hồn thành thì vốn lưu động trong thành phẩm hồn thành chờ tiêu thụ cũng sẽ chiếm một tỷ trọng lớn. Tuy nhiên cần đi xâu xem xét thêm về cơ cấu của vốn lưu động để có những đánh giá xác thực về hiệu quả của công tác quản lý vốn lưu động.

Tổng vốn kinh doanh bình quân của Công ty năm 2008 tăng lên 66.188.674.942 đồng so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng 64,11%, sự tăng lên của tổng vốn kinh doanh để tài trợ cho quy mô kinh doanh tăng lên.

Về cơ cấu nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm 2008 là hơn 206 tỷ đồng, trong đó có hơn 114 tỷ đồng là nợ phải trả, như vậy nợ phải trả chiếm tỷ trọng là 55,27%. Hệ số khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của Cơng ty cuối năm 2008 là 1,32 nhưng hệ số khả năng thanh toán nhanh chỉ là 0,02 điều này khá bất lợi cho Cơng ty khi có biến động bất thường xảy ra và khi đó Cơng ty rất có thể rơi vào tình trạng bị động về vốn, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây:

Căn cứ vào Bảng 02: Kết quả kinh doanh của công ty TNHH ôtô Hoa

Mai năm 2007 – 2008.

Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty trong năm 2008 tăng so với năm 2007 là 16.249.786.416 đồng, với tỷ lệ tương ứng là 4,42%. Doanh thu thuần tăng 15.495.024.510 đồng với tỷ lệ 4,22% do có sự tăng lên của các khoản giảm trừ doanh thu với số tiền 794.761.906 đồng, tương ứng với tỷ lệ 346,83% nên đã làm cho doanh thu thuần tăng với tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ tăng của tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đi sâu tìm hiểu nguyên nhân của việc doanh thu thuần tăng thì sự tăng lên này không phải do số lượng xe tiêu thụ tăng mà là do giá cả xe tiêu thụ tăng lên (số lượng xe tiêu thụ năm 2008 là 2.104 xe, con số này trong năm 2007 là 2.120 xe).

Đồng thời với sự tăng lên của doanh thu thuần là sự tăng lên của giá vốn hàng bán với số tiền là 61.380.137.470 đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 20,68%. Thêm vào đó chi phí quản lý doanh nghiệp của Cơng ty tăng 1.438.042.849 đồng, ứng với tỷ lệ 27,55%. Như vậy doanh thu thuần của Công ty tăng là điều kiện để tăng lợi nhuận, tuy nhiên tốc độ tăng này lại nhỏ hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán và tốc độ tăng của các loại chi phí.

Điều này đã làm cho lợi nhuận kế tốn trước thuế của Cơng ty giảm đi 55.575.784.328 đồng, với tỷ lệ giảm là 87,32%. Mặt khác, năm 2005 Công ty bắt đầu chuyển địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ra khỏi vùng nội thành theo chủ trương điều chuyển các nhà máy ra khỏi đô thị của thành phố nên được hưởng ưu đãi (năm 2006, 2007 không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, hai năm tiếp theo là 2008, 2009 được giảm một nửa số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp), việc thuế TNDN phải nộp năm 2008 tăng lên cũng là một trong những nguyên nhân làm lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 56.286.513.531 đồng, ứng với tỷ lệ 88,43%. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty giảm đáng kể 1 đồng vốn đưa vào hoạt động kinh doanh thu được 0,6165 đồng lợi nhuận sau thuế ở năm 2007 thì con số này chỉ còn là 0,0434 đồng ở năm 2008.

Qua những đánh giá sơ bộ ta có thể thấy được cho dù đã chú trọng mở rộng quy mô kinh doanh nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh, tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh lại giảm đi đáng kể. Điều đó đặt ra u cầu đối với Cơng ty là: bên cạnh việc mở rộng, Công ty cần chú ý đến việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, đảm bảo hoạt hiệu quả động kinh doanh.

2.2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNGTẠI CÔNG TY TNHH ÔTÔ HOA MAI . TẠI CÔNG TY TNHH ÔTÔ HOA MAI .

2.2.1. Nguồn vốn kinh doanh và vốn lưu động của Cơng ty.

Phân tích tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty cho ta biết được cơ cấu vốn hiện tại và nguồn hình thành vốn của Cơng ty, từ đó thấy được cơ cấu vốn, nguồn vốn huy động được là hợp lý hay chưa, Công ty được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn tự có bên trong hay phu thuộc vào nguồn tài trợ bên ngồi, qua đó đánh giá thực trạng tài chính của Cơng ty.

Theo Bảng 01: cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2008 ta có một số nhận xét như sau:

 Về vốn kinh doanh: tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn

hơn so với tài sản dài hạn nên số vốn lưu động cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn cố định. Điều này là hợp lý với lĩnh vực kinh doanh trong ngành lắp ráp ôtô của Công ty.

Trong năm 2008 tổng vốn kinh doanh của Công ty tăng 73.880.684.552 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 55,76%. Trong đó vốn lưu động tăng 54.738.342.902 đồng với tỷ lệ tăng là 57,35% và vốn cố định tăng 19.142.341.650 đồng với tỷ lệ tăng là 51,68%. Đi sâu vào xem xét khoản mục vốn lưu động thì hàng tồn kho tăng 63.602.942.520 đồng với tỷ lệ 75,27%, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 7.622.088.510 đồng với tỷ lệ giảm là 88,03%, các khoản phải thu giảm 375.500.000 đồng, với tỷ lệ giảm 100%. Như vậy có thể thấy rằng Cơng ty đang mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, thu hồi các khoản phải thu. Tuy nhiên quy mô kinh doanh tăng chưa hẳn là một dấu hiệu tích cực nếu việc mở rộng này khơng gắn liền với việc tăng hiệu quả hoạt động.

 Về nguồn hình thành vốn kinh doanh: Nguồn vốn của Cơng ty được

hình thành từ 2 nguồn là nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay. Trong năm 2008 tổng nguồn vốn tăng do vốn chủ sở hữu tăng 6.999.236.489 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,20% và nợ phải trả tăng 66.881.448.063 đồng, tương ứng với tỷ lệ 141,77%.

Nợ phải trả của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, cho thấy áp lực về nghĩa vụ trả nợ dài hạn không cao nhưng áp lực về nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty là khá cao. Nợ dài hạn của Công ty trong năm khơng có sự biến động. Nợ ngắn hạn tăng 66.881.448.063 đồng để tài trợ cho sự tăng lên về quy mô sản xuất kinh doanh, nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do vay ngắn hạn tăng, phải trả cho người bán tăng. Vay ngắn hạn tăng tuy nhiên hiện nay do Cơng ty đảm bảo được khả năng thanh tốn nên đã vay nợ ở mức cao để sử dụng tác dụng “dương” của địn bẩy tài chính nhưng khi có dấu hiệu cho thấy khả năng thanh tốn giảm thì Cơng ty cần hết sức thận trọng.

Vốn chủ sở hữu tăng là do lợi nhuận chưa phân phối tăng từ 85.063.670.691 đồng lên 92.074.007.180 đồng. Đây là một cố gắng của Công ty trong năm qua trong việc dùng một phần để lại để tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mặt khác việc mở rộng quy mơ kinh doanh cần có nguồn vốn tài trợ doanh nghiệp trước tiên phải huy động từ nguồn nội bộ đảm bảo tính tự chủ, an tồn về mặt tài chính.

Xét tới cơ cấu nguồn vốn của Công ty:

Theo quan hệ sở hữu vốn: Trong tổng nguồn vốn của Công ty tại thời điểm cuối năm nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu, nếu cuối năm 2007 nợ phải trả chiếm tỷ trọng 35,61% thì đến cuối năm 2008 tỷ lệ này là 55,27% trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty.

Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ về mặt tài chính của Cơng ty năm 2008. Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

1. Hệ số nợ 0,36 0,55 +0,19 2. Hệ số VCSH 0,64 0,45 -0,19 3. Hệ số đảm bảo nợ 1,81 0,81 -1

Thông thường một doanh nghiệp đạt độ an tồn tốt nhất về mặt tài chính khi hệ số nợ là 0,5 và hệ số vốn chủ là 0,5 và hệ số đảm bảo nợ là 1. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp cân bằng ở hệ số này thì tỷ suất lợi nhuận trên VCSH thấp hơn khả năng của doanh nghiệp có thể đạt được thì vẫn đảm bảo trong mức độ an tồn tài chính đồng nghĩa với điều này là doanh nghiệp đã sử dụng đồng vốn không đạt hiệu quả cao nhất trong khả năng có thể. Chính vì vậy phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng tới công cụ địn bẩy tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình, khi đó hệ số nợ sẽ cao hơn 0,5 và hệ số đảm bảo nợ sẽ nhỏ hơn 1. Mặc dù vậy doanh nghiệp vẫn phải đưa cho mình một giới hạn nhất định để sao cho không gặp phải nguy cơ mất khả năng thanh tốn khi có biến động xảy ra.

Thời điểm đầu năm 2008 Cơng ty có hệ số nợ 0,36 trong khi hệ số vốn chủ là 0,64. Hai hệ số cho thấy 1 đồng vốn đem vào kinh doanh thì có 0,36 đồng do vay nợ và 0,64 đồng vốn chủ sở hữu, hệ số đảm bảo nợ là 1,81 có thể thấy tình hình tài chính của Cơng ty là an tồn khi có biến động xảy ra thì Cơng ty có thể thanh tốn được các khoản nợ đến hạn. Đến cuối năm 2008 thì hệ số đảm bảo nợ giảm còn 0,81 đồng do quy mơ sản xuất kinh doanh tăng do đó Cơng ty phải huy động thên nguồn tài trợ cả VCSH và vốn vay, trong đó vốn vay vẫn tăng nhiều hơn nên hệ số đảm bảo nợ có giảm xuống so với đầu năm, lúc này 1 đồng vốn nợ được đảm bảo bằng 0,81 đồng vốn chủ nhưng vẫn ở mức khá cao và vẫn chưa phải là một dấu hiệu đáng lo ngại.

Sơ đồ 1: Sơ đồ tài trợ vốn kinh doanh của Công ty đầu năm 2008. Tài sản lưu động: 95.452.570.155 đồng Tỷ trọng: 72,04% Nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn) 47.124.751.101 đồng Tỷ trọng: 35,57% Nguồn vốn dài hạn: (nợ dài hạn + VCSH) 85.368.722.691 đồng Tỷ trọng: 64,43% 48.327.819.054 đồng. Tài sản cố định: 37.040.903.637 đồng Tỷ trọng: 27,96%

Sơ đồ 2: Sơ đồ tài trợ vốn kinh doanh của Công ty cuối năm 2008. Tài sản lưu động: 150.190.913.057 đồng Tỷ trọng: 72,78% Nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn) 114.006.199.164 đồng Tỷ trọng: 55,57% Nguồn vốn dài hạn: (nợ dài hạn + VCSH) 92.367.959.180 đồng Tỷ trọng: 44,43% 36.184.713.893 đồng. Tài sản cố định: 56.183.245.287 đồng Tỷ trọng: 27,22%

Hai sơ đồ trên cho thấy cả đầu năm và cuối năm 2008 tài sản cố định của Công ty đều được tài trợ hoàn toàn bởi nguồn vốn dài hạn. Tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn và phần còn lại của nguồn vốn dài hạn. Đầu năm 2008 số vốn lưu động được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn là 48.327.819.054 đồng, đến cuối năm 2008 là 36.184.713.893 đồng. Như vậy về cơ bản căn cứ vào tính ổn định của nguồn tài trợ thì cơ cấu tài trợ của Công ty tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc.

2.2.1.2. Nguồn hình thành vốn lưu động của Cơng ty.

Hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp ôtô với cơ cấu vốn lưu động chiếm tới hơn 70% là TSLĐ, cho nên vấn đề quản lý và sử dụng VLĐ là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với công tác quản lý nói chung của Cơng ty.

a) Xác định nhu cầu vốn lưu động ở Công ty TNHH ôtô Hoa Mai.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH ôtô hoa mai (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)