Nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH ôtô hoa mai (Trang 41 - 42)

2.2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG

2.2.1.2. Nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty

Hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp ôtô với cơ cấu vốn lưu động chiếm tới hơn 70% là TSLĐ, cho nên vấn đề quản lý và sử dụng VLĐ là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với công tác quản lý nói chung của Cơng ty.

a) Xác định nhu cầu vốn lưu động ở Công ty TNHH ôtô Hoa Mai.

Trên thưc tế Công ty đã không dự báo nhu cầu vốn lưu động. Điều này đã gây ra khơng ít khó khăn cho cơng tác quản lý vốn lưu động và đảm bảo nguồn VLĐ cho hoạt động.

b) Cơ cấu nguồn tài trợ vốn lưu động của Cơng ty.

Có nhiều mơ hình khác nhau về kết hợp các nguồn vốn để tài trợ cho nhu cầu VLĐ. Căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế của mình mỗi doanh nghiệp đều lựa chọn cho mình một mơ hình tài trợ thích hợp, đem lại hiệu quả cao nhất. Dựa vào Bảng 03: nguồn hình thành vốn lưu động.

Ta thấy, năm 2008 vốn lưu động của Công ty TNHH ôtô Hoa Mai được hình thành bởi các nguồn: vốn tín dụng (vay ngắn hạn), vốn chiếm dụng và vốn tự bổ sung.

Đầu năm 2008 thì khoản vốn tự bổ sung là 48.327.819.054 đồng, tỷ trọng 50,63% là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đến cuối năm 2008 thì con số này là 36.184.713.893 đồng đã giảm 12.143.105.161 đồng với tỷ lệ giảm là 25,13%. Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm này là do: Trong năm Công ty đã đầu tư nhiều vào khoản mục TSCĐ, để đảm bảo cho việc tài trợ an tồn thì tồn bộ TSCĐ tăng thêm này được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn do đó nguồn vốn dài hạn tài trợ cho TSLĐ có giảm đi. Mặt khác các khoản vốn chiếm dụng, tín dụng đều tăng do Cơng ty sử dụng nguồn tài trợ từ bên ngoài nhiều hơn đã làm giảm áp lực đối với VCSH.

Như vậy mặc dù vốn tự bổ sung có giảm đi nhưng Cơng ty vẫn đảm bảo nguồn tài trợ cho VLĐ thì việc giảm này cũng chưa phải là một dấu hiệu xấu cho tình hình tài trợ VLĐ của Cơng ty.

Nguồn tài trợ vốn lưu động lớn thứ hai là khoản chiếm dụng: đầu năm 2008 là 34.592.751.101 đồng đến cuối năm là 56.736.760.106 đồng chiếm tỷ trọng 37,78%. Đi sâu vào xem xét thì vốn chiếm dụng tăng lên về số tuyệt đối chủ yếu là do các khoản phải trả người bán tăng lên (số tiền 23.706.935.254 đồng, ứng với tỷ lệ là 96,23%) nhưng Cơng ty đã khơng để rơi vào tình trạng nợ q hạn. Khoản phải trả cho người bán tăng là do uy tín của Cơng ty đối với các nhà cung cấp tăng lên.

Khoản mục lớn thứ ba trong cơ cấu nguồn tài trợ VLĐ của Công ty là khoản mục vốn tín dụng (vay ngắn hạn): Đầu năm 2008 là 12.532.000.000 đồng, chiếm tỷ trọng 13,13% cuối năm 2008 là 57.296.439.058 đồng chiếm tỷ trọng 38,13%, khoản mục này tăng mạnh với tỷ lệ tăng là 356,99%. Như vậy cùng với việc tăng mạnh của khoản vay ngắn hạn là việc doanh nghiệp phải trả lãi nhiều hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, do đó Cơng ty cần phải xem xét hiệu quả mang lại với chi phí bỏ ra.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH ôtô hoa mai (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)