Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH ôtô hoa mai (Trang 36 - 41)

2.2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG

2.2.1.1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty

Phân tích tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty cho ta biết được cơ cấu vốn hiện tại và nguồn hình thành vốn của Cơng ty, từ đó thấy được cơ cấu vốn, nguồn vốn huy động được là hợp lý hay chưa, Công ty được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn tự có bên trong hay phu thuộc vào nguồn tài trợ bên ngồi, qua đó đánh giá thực trạng tài chính của Cơng ty.

Theo Bảng 01: cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2008 ta có một số nhận xét như sau:

 Về vốn kinh doanh: tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn

hơn so với tài sản dài hạn nên số vốn lưu động cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn cố định. Điều này là hợp lý với lĩnh vực kinh doanh trong ngành lắp ráp ôtô của Công ty.

Trong năm 2008 tổng vốn kinh doanh của Công ty tăng 73.880.684.552 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 55,76%. Trong đó vốn lưu động tăng 54.738.342.902 đồng với tỷ lệ tăng là 57,35% và vốn cố định tăng 19.142.341.650 đồng với tỷ lệ tăng là 51,68%. Đi sâu vào xem xét khoản mục vốn lưu động thì hàng tồn kho tăng 63.602.942.520 đồng với tỷ lệ 75,27%, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 7.622.088.510 đồng với tỷ lệ giảm là 88,03%, các khoản phải thu giảm 375.500.000 đồng, với tỷ lệ giảm 100%. Như vậy có thể thấy rằng Cơng ty đang mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, thu hồi các khoản phải thu. Tuy nhiên quy mô kinh doanh tăng chưa hẳn là một dấu hiệu tích cực nếu việc mở rộng này không gắn liền với việc tăng hiệu quả hoạt động.

 Về nguồn hình thành vốn kinh doanh: Nguồn vốn của Cơng ty được

hình thành từ 2 nguồn là nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay. Trong năm 2008 tổng nguồn vốn tăng do vốn chủ sở hữu tăng 6.999.236.489 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,20% và nợ phải trả tăng 66.881.448.063 đồng, tương ứng với tỷ lệ 141,77%.

Nợ phải trả của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, cho thấy áp lực về nghĩa vụ trả nợ dài hạn không cao nhưng áp lực về nghĩa vụ thanh tốn nợ ngắn hạn của Cơng ty là khá cao. Nợ dài hạn của Công ty trong năm khơng có sự biến động. Nợ ngắn hạn tăng 66.881.448.063 đồng để tài trợ cho sự tăng lên về quy mô sản xuất kinh doanh, nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do vay ngắn hạn tăng, phải trả cho người bán tăng. Vay ngắn hạn tăng tuy nhiên hiện nay do Cơng ty đảm bảo được khả năng thanh tốn nên đã vay nợ ở mức cao để sử dụng tác dụng “dương” của địn bẩy tài chính nhưng khi có dấu hiệu cho thấy khả năng thanh tốn giảm thì Cơng ty cần hết sức thận trọng.

Vốn chủ sở hữu tăng là do lợi nhuận chưa phân phối tăng từ 85.063.670.691 đồng lên 92.074.007.180 đồng. Đây là một cố gắng của Công ty trong năm qua trong việc dùng một phần để lại để tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mặt khác việc mở rộng quy mô kinh doanh cần có nguồn vốn tài trợ doanh nghiệp trước tiên phải huy động từ nguồn nội bộ đảm bảo tính tự chủ, an tồn về mặt tài chính.

Xét tới cơ cấu nguồn vốn của Công ty:

Theo quan hệ sở hữu vốn: Trong tổng nguồn vốn của Công ty tại thời điểm cuối năm nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu, nếu cuối năm 2007 nợ phải trả chiếm tỷ trọng 35,61% thì đến cuối năm 2008 tỷ lệ này là 55,27% trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty.

Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ về mặt tài chính của Cơng ty năm 2008. Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

1. Hệ số nợ 0,36 0,55 +0,19 2. Hệ số VCSH 0,64 0,45 -0,19 3. Hệ số đảm bảo nợ 1,81 0,81 -1

Thông thường một doanh nghiệp đạt độ an tồn tốt nhất về mặt tài chính khi hệ số nợ là 0,5 và hệ số vốn chủ là 0,5 và hệ số đảm bảo nợ là 1. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp cân bằng ở hệ số này thì tỷ suất lợi nhuận trên VCSH thấp hơn khả năng của doanh nghiệp có thể đạt được thì vẫn đảm bảo trong mức độ an tồn tài chính đồng nghĩa với điều này là doanh nghiệp đã sử dụng đồng vốn không đạt hiệu quả cao nhất trong khả năng có thể. Chính vì vậy phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng tới cơng cụ địn bẩy tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình, khi đó hệ số nợ sẽ cao hơn 0,5 và hệ số đảm bảo nợ sẽ nhỏ hơn 1. Mặc dù vậy doanh nghiệp vẫn phải đưa cho mình một giới hạn nhất định để sao cho không gặp phải nguy cơ mất khả năng thanh tốn khi có biến động xảy ra.

Thời điểm đầu năm 2008 Cơng ty có hệ số nợ 0,36 trong khi hệ số vốn chủ là 0,64. Hai hệ số cho thấy 1 đồng vốn đem vào kinh doanh thì có 0,36 đồng do vay nợ và 0,64 đồng vốn chủ sở hữu, hệ số đảm bảo nợ là 1,81 có thể thấy tình hình tài chính của Cơng ty là an tồn khi có biến động xảy ra thì Cơng ty có thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn. Đến cuối năm 2008 thì hệ số đảm bảo nợ giảm còn 0,81 đồng do quy mơ sản xuất kinh doanh tăng do đó Cơng ty phải huy động thên nguồn tài trợ cả VCSH và vốn vay, trong đó vốn vay vẫn tăng nhiều hơn nên hệ số đảm bảo nợ có giảm xuống so với đầu năm, lúc này 1 đồng vốn nợ được đảm bảo bằng 0,81 đồng vốn chủ nhưng vẫn ở mức khá cao và vẫn chưa phải là một dấu hiệu đáng lo ngại.

Sơ đồ 1: Sơ đồ tài trợ vốn kinh doanh của Công ty đầu năm 2008. Tài sản lưu động: 95.452.570.155 đồng Tỷ trọng: 72,04% Nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn) 47.124.751.101 đồng Tỷ trọng: 35,57% Nguồn vốn dài hạn: (nợ dài hạn + VCSH) 85.368.722.691 đồng Tỷ trọng: 64,43% 48.327.819.054 đồng. Tài sản cố định: 37.040.903.637 đồng Tỷ trọng: 27,96%

Sơ đồ 2: Sơ đồ tài trợ vốn kinh doanh của Công ty cuối năm 2008. Tài sản lưu động: 150.190.913.057 đồng Tỷ trọng: 72,78% Nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn) 114.006.199.164 đồng Tỷ trọng: 55,57% Nguồn vốn dài hạn: (nợ dài hạn + VCSH) 92.367.959.180 đồng Tỷ trọng: 44,43% 36.184.713.893 đồng. Tài sản cố định: 56.183.245.287 đồng Tỷ trọng: 27,22%

Hai sơ đồ trên cho thấy cả đầu năm và cuối năm 2008 tài sản cố định của Công ty đều được tài trợ hoàn toàn bởi nguồn vốn dài hạn. Tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn và phần còn lại của nguồn vốn dài hạn. Đầu năm 2008 số vốn lưu động được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn là 48.327.819.054 đồng, đến cuối năm 2008 là 36.184.713.893 đồng. Như vậy về cơ bản căn cứ vào tính ổn định của nguồn tài trợ thì cơ cấu tài trợ của Cơng ty tạo ra một mức độ an tồn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH ôtô hoa mai (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)