Chủ động xác định nhu cầu vốn lưu động làm căn cứ để huy động nguồn

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH ôtô hoa mai (Trang 57 - 59)

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC

3.2.1. Chủ động xác định nhu cầu vốn lưu động làm căn cứ để huy động nguồn

vốn kịp thời đầy đủ.

Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động thì đều cần phải có vốn, do đó việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng VLĐ là một trong những giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Để phát huy được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng thì Cơng ty cần xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn. Kế hoạch này phải dựa trên phương hướng hoạt động, mục tiêu phấn đấu trước mắt và lâu dài trong chiến lược phát triển, công tác dự báo sự biến động của thị trường đầu vào và nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong tương lai.

Việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để từ đó có biện pháp huy động vốn đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh. Tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Trong những năm vừa qua do không xác định nhu cầu vốn lưu động nên đã gây cho Cơng ty khơng it khó khăn trong việc tổ chức đảm bảo nguồn tài trợ VLĐ. Do vậy theo em để khắp phục tình trạng trên cơng ty nên tiến hành xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Vì phương pháp này là một phương pháp ngắn hạn, đơn giản, dễ thực hiện và có tính ứng dụng cao. Nội dung của phương pháp này đã được trình bày trong chương I, ở đây ta sẽ đi xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty vào năm 2009 dựa trên các tài liệu đã biết của Công ty năm 2008 như sau:

Doanh thu thuân năm 2008 là 282.858.652.106 đồng, từ đó ta có tỷ lệ phần trăm của các khoản mục có quan hệ trực tiếp với doanh thu như sau:

Bảng 10: Tỷ lệ phần trăm giữa các khoản mục có quan hệ trực tiếp chặt chẽ với doanh thu:

(Đvt: đồng).

Tài sản Số tiền % so với

DTT Nguồn vốn số tiền

% so với DTT

1. Tiền 122 821 741 606 32.08 1. Phải trả ngời bán

36 488 924

160 9.53 2. Các khoản đầu tư

tài chính ngắn hạn 1 050 000 000 0.27 2. Phải trả CNV 3. Các khoản phải

thu 187 750 000 0.05 3. Thuế và CKPNNN 696 514 580 0.18 4. Hàng tồn kho 116 302 795 154 30.38

4. Người mua trả tiền

trước 5 657 173 240 1.48 5. TSLĐ khác 433 505 554 0.11 5. Phải trả phải nộp khác 2 808 643 624 0.73 Tổng 240 795 792 314 62.89 Tổng 45 651 255 604 11.92 Nhận xét:

- Cứ 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên Công ty cần phải tăng 0,6289 đồng để bổ sung cho phần tài sản.

- Cứ 1 đồng doanh thu thuần tăng lên thì Cơng ty chiếm dụng đương nhiên được 0,1192 đồng.

Như vậy, thực chất 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên Công ty chỉ cần bổ sung thêm một lượng VLĐ là:

0,6289 – 0,1192 = 0,5097 (đồng)

Vậy nhu cầu vốn lưu động cần bổ sung thêm cho kỳ kế hoạch 2009 là: (420.000.000.000 - 382.858.652.106) x 0,5097 = 18.930.945.022 đồng.

Lợi nhuận sau thuế dự kiến của Công ty năm 2009 là 9.500.000.000 đồng. Nếu Cơng ty trích 55% lợi nhuận sau thuế để bổ sung vốn lưu động thì lợi nhuận dự kiến bổ sung VLĐ của Công ty sẽ là:

9.500.000.000 x 55% = 5.225.000.000 đồng. Vậy nhu cầu vốn lưu động còn thiếu cần huy động thêm là:

18.930.945.022 – 5.225.000.000 = 13.705.945.022 đồng.

Trước khi tìm kiếm nguồn bổ sung vốn lưu động từ bên ngồi Cơng ty cần phải khai thác và tận dụng tối đa nguồn vốn lưu động sẵn có của mình để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Từ đó tạo điều kiện gia tăng nguồn lợi nhuận tài trợ cho vốn lưu động, sau khi đã sử dụng các nguồn tài trợ bên trong thì Cơng ty mới tìm đến các nguồn tài trợ bên ngồi như đi vay các trung gian tài chính, ngân hàng, …Thực tế tại Cơng ty khoản vay dài hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn vay và khơng có sự biến động trong năm vừa qua, còn khoản ngắn hạn chiếm một tỷ lệ lớn và đã tăng với một tỷ lệ rất cao. Việc tiếp tục tăng khoản vay ngắn hạn sẽ gây khó khăn cho Cơng ty khi mà các hệ số thanh toán nhanh và tức thời rất thấp. Vì vậy Cơng ty cần xem xét tới các khoản vay dài hạn, tuy đi vay dài hạn thì phải trả lãi suất cao hơn nhưng đổi lại thời gian sử dụng dài và ổn định hơn. Ngồi ra Cơng ty cần tăng cường uy tín chất lượng sản phẩm của mình để thu hút thêm khách hàng nhằm tăng khoản người mua trả tiền trước (đây là khoản mà Cơng ty có thể chiếm dụng mà khơng phải trả chi phí), tuy nhiên trong năm vừa qua chỉ tiêu này đã bị giảm trong năm qua do vậy Công ty nên có các kế hoạch để khai thác tốt hơn nguồn vốn lưu động này.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH ôtô hoa mai (Trang 57 - 59)