Xem xét việc đưa ra chính sách bán chịu hợp lý

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH ôtô hoa mai (Trang 59 - 62)

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC

3.2.2. Xem xét việc đưa ra chính sách bán chịu hợp lý

Như đã phân tích ở trên để đẩy mạnh q trình tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp thường cung cấp cho nhau hình thức tín dụng thương mại. Ngày nay việc cung cấp cho khách hàng các ưu đãi về tín dụng thương mại cũng là

một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp cùng ngành lắp ráp ôtô thường làm để thu hút khách hàng.

Trong điều kiện hiện tại của doanh nghiệp quy mô sản xuất đang được mở rộng, công suất hoạt động tăng lên, số lượng xe lắp ráp hoàn thành ngày càng nhiều trong khi lượng thành phẩm tồn kho chờ tiêu thụ nhiều và số lượng hợp đồng vào thời điểm cuối năm giảm thì việc cung cấp khoản tín dụng cho người mua để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm là việc mà Công ty cần cân nhắc tới. Vậy việc cung cấp các khoản tín dụng này sẽ mang lại lợi ích như thế nào và Cơng ty phải bỏ ra các khoản chi phí gì ?. Ta đi tìm hiểu vấn đề được đặt ra như sau:

- Nếu Cơng ty từ chối cấp tín dụng, trong trường hợp này Cơng ty không tạo thêm được lợi nhuận, cũng như không bị mất khoản chi phí nào từ việc quản lý các khoản nợ phải thu khách hàng.

- Ngược lại là Cơng ty cấp tín dụng thương mại:

+ Nếu khách hàng trả nợ thì Cơng ty sẽ nhận thêm doanh thu và chịu thêm một khoản chi phí (đó là chi phí cho việc theo dõi, thu hồi nợ và chi phí sử dụng nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ tăng thêm để tài trợ cho việc cấp tín dụng này).

+ Nếu khách hàng khơng trả nợ thì Cơng ty khơng nhận được gì mà vẫn phải mất thêm chi phí (chi phí này bao gồm cả số tiền mà Công ty bị mất do khơng thu hồi được khoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng).

Như vậy nên cấp tín dụng nếu như lợi nhuận dự kiến từ việc này lớn hơn lợi nhuận dự kiến nếu từ chối cấp tín dụng.

Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là trường hợp khi đã chấp nhận cấp tín dụng cho khách hàng để giảm thiểu rủi ro mất vốn do khách hàng mất khả năng thanh tốn thì Cơng ty phải làm gì ?.

Trước tiên Cơng ty phải xác định các đối tượng ưu tiên được cấp tín dụng đó là những khách hàng truyền thống của Cơng ty có thể cấp tín dụng thương mại ở mức độ ổn định. Còn đối với các khách hàng mới Cơng ty chưa có các giao dịch

thường xun thì Cơng ty phải thẩm định uy tín tín dụng của khách hàng trước. Có nhiều cách để Cơng ty làm việc này như: dựa vào kinh nghiệm, thông qua ngân hàng (thông thường việc mua bán hiện nay thường được thanh tốn theo hình thức chuyển khoản đó là một cơ hội tốt để Cơng ty tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng phục vụ giao dịch cho Công ty). Thông qua ngân hàng này Công ty có thể liên hệ với ngân hàng của khách hàng và tìm hiểu các thơng tin cơ bản về khả năng thanh tốn và uy tín chung của khách hàng. Dựa vào đó để xem xét đưa ra quyết định có cung cấp tín dụng hay khơng và xác định hạn mức tín dụng dành cho khách hàng phù hợp với khả năng thanh tốn của họ.

Ngồi ra, để thúc đẩy việc khách hàng thanh tốn tiền hàng đúng hạn Cơng ty có thể áp dụng chiết khấu thanh tốn để khuyến khích việc thanh tốn sớm hơn cho Cơng ty nhằm rút ngắn thời gian thu hồi nợ phải thu. Nếu xét về hình thức tín dụng thương mại thì khách hàng khơng phải trả chi phí vì chỉ phải trả tồn bộ giá trị của đơn hàng, tuy nhiên trên thực tế lãi suất của tín dụng thương mại đã được tính vào giá hàng bán. Việc cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng cũng là nhu cầu VLĐ, Cơng ty cần phải tìm nguồn tài trợ cho nhu cầu này và phải trả một khoản chi phí cho việc sử dụng. Do vậy để có lợi thường các Cơng ty sẽ sử dụng lãi suất tín dụng thương mại lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại.

Lãi suất tín dụng thương mại của doanh nghiệp dành cho khách hàng.

i =

Tỷ lệ chiết khấu x

Số ngày trong năm

1 - Tỷ lệ chiết khấu mua chịuSố ngày - hưởng chiết khấuSố ngày được

Lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại hiện nay là khoảng 10,5%/năm, Cơng ty có thể áp dụng chính sách chiết khấu như sau:

Cơng ty sẽ chiết khấu 2% trên giá trị lô hàng nêu người mua đồng ý trả tiền trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày giao hàng. Ngoài thời hạn 10 ngày, tức là

từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 50 (thời hạn cho khách hàng chịu) thì người mua phải trả đủ 100% giá trị lô hàng mà không được hưởng chiết khấu nữa.

Lãi suất tín dụng thương mại của doanh nghiệp dành cho khách hàng.

i =

2% x 360

= 18,37%/năm. (1 – 2%) x (50 – 10)

Trong hợp đồng tiêu thụ hàng hoá cần nghi rõ thời hạn thanh toán, kỷ luật thanh toán và yêu cầu các bên thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các khoản đã quy định trong hợp đồng phù hợp với chế độ chính sách tài chính quy định. Như việc nếu thanh toán chậm so với thời hạn quy định sẽ phải chịu phạt vi pham hợp đồng, phạt nợ quá hạn hoặc chịu lãi suất quá hạn của ngân hàng…

Cần lập ra một bộ phận thanh tốn cơng nợ phụ trách việc đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, theo dõi các khoản thường xuyên các khoản nợ phải thu và phân loại các khoản nợ quá hạn, nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời tránh thiệt hại cho Cơng ty, đồng thời có chính sách khen thưởng bộ phận này khi hồn thành tốt cơng việc được giao.

Bên cạnh đó, Cơng ty cần trích lập quỹ dự phịng phải thu khó địi cho các khoản phải thu khó địi hợp lý và phù hợp hơn. Từ việc trích lập này sẽ giúp cho Cơng ty có thể bù đắp các khoản nợ khơng có khả năng thanh tốn, đảm bảo cho tình hình tài chính của Cơng ty ổn định, an tồn. Quỹ dự phịng phải thu khó địi trên cơ sở căn cứ tính chất nghiêm trọng của các khoản phải thu khó địi.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH ôtô hoa mai (Trang 59 - 62)