Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn theo các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 49 - 57)

1.1.2.6 .Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng

2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Thương Mại Cổ

2.3.1 Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn theo các chỉ tiêu

* Cơ cấu tín dụng trung dài hạn trên tổng dư nợ

Đây là một chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng của quy mơ tín dụng theo thời gian.

Bảng 2.10 : Cơ cấu tín dụng trung dài hạn trên tổng dư nợ

Đơn vị : tỷ VND

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ TDH 179.12 319.21 424.45

Tổng dư nợ 589.8 821.5 1102.3

Tỷ trọng(%) 30.37 38.86 38.51

(Nguồn tổng hợp từ phòng tín dụng)

Dư nợ tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt năm 2008 chiếm hơn 30% trong tổng dư nợ và đến năm 2009, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ của chi nhánh đã tăng lên gần 40%. Kết quả này cho thấy chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc đơn giản hố các thủ tục, tăng cường cơng tác marketing tiếp thị cho các khoản vay, chủ động tìm kiếm các dự án để tài trợ, bên cạnh đó, trên địa bàn chi nhánh hoạt động cịn là khu vực kinh tế phát triển mạnh, có nhiều dự án được đầu tư và chi nhánh đã tận dụng được những cơ hội này để phát triển hoạt động tín

dụng trung dài hạn của mình. Tuy nhiên, đến năm 2010, bên cạnh ảnh hưởng của quyết định mới của ngân hàng nhà nước về việc các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng tối đa 30% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn so với con số 40% trước đây, ngân hàng cũng thận trọng hơn với hoạt động tín dụng trung và dài hạn vì phải lo tới vấn đề thanh khoản cũng như cơ cấu tài sản của mình nên tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ của chi nhánh giảm nhẹ xuống còn 38.51%. Mặc dù vậy, có thể nói hoạt động tín dụng trung dài hạn của chi nhánh trong thời gian qua có nhiều khả quan và chi nhánh cần phát huy ưu thế này.

* Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn

Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất đe doạ đến sự tồn tại và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường luôn chứa đựng những biến động khó có thể dự đốn trước được thì việc cấp tín dụng nhưng chậm hoặc khơng thu hồi được vốn dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí rủi ro mất vốn là điều khó tránh khỏi. Nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng khoản cho vay rất rõ nét và mức độ an toàn trong hoạt động cuả ngân hàng. Từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, do đó giảm thiểu nợ quá hạn ở mức tối đa có thể luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại.

Theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN thì nợ của ngân hàng được phân thành 5 nhóm như sau:

Nhóm 1:Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2: Nợ cần chú ý Nhóm 3 :Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn.

Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng hiện nay.

* Tình hình nợ q hạn Bảng 2.11: Tình hình nợ quá hạn Đơn vị: tỷ VND Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 số tiền số tiền so với 2008 số tiền so với2009 Số tiền % số tiền % NQH 23.77 35.90 12.13 51.04 49.05 13.15 36.64 NQH ngắn hạn 16.39 21.63 5.24 31.98 30.42 8.79 40.65 NQH trung dài hạn 7.38 14.27 6.89 93.36 18.63 4.36 30.55 Tổng dư nợ 589.80 821.50 231.70 39.28 1102.30 280.80 34.18 %NQH/ Tổng dư nợ 4.03 4.37 4.45 (Nguồn tổng hợp từ phịng tín dụng)

Qua bảng trên ta thấy: nợ quá hạn của chi nhánh trong những năm gần đây chiếm trên 4% trong tổng dư nợ, và có xu hướng tăng lên tuy nhiên tỷ lệ tăng không cao. Cụ thể: tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 là 4.03%, năm 2009 là 4.37% và năm 2010 tăng lên 4.45%. Có thể nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh khá cao so với tỷ lệ bình quân của ngành,điều này chứng tỏ hoạt động tín

dụng của chi nhánh trong những năm vừa qua chưa thực sự an toàn và chứa đựng nhiều rủi ro về khả năng mất vốn.

Trong cơ cấu nợ quá hạn thì tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn cao hơn nợ quá hạn dài hạn, tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ dư nợ ngắn hạn so với dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, có thể nhận thấy trong năm 2009, tốc độ tăng nợ quá hạn trung dài hạn tăng nhanh hơn nhiều so với nợ quá hạn ngắn hạn nên nguy cơ rủi ro đối với các khoản tín dụng trung dài hạn cao hơn, nhưng đến năm 2010, chi nhánh đã khắc phục được một số hạn chế trong hoạt động tín dụng trung dài hạn nên tốc độ tăng nợ quá hạn trung dài hạn đã giảm đi đáng kể mặc dù vẫn tăng lên về số tuyệt đối.

Để có thể thấy rõ hơn vể chất lượng cho vay trung dài hạn ta xem xét tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn trên dư nợ trung dài hạn:

Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn trên tổng dư nợ trung dài hạn

Đơn vị: tỷ VND Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Số tiền So với2008 Số tiền So với 2009 Số tiền % Số tiền % NQH trung dài hạn 7.38 14.27 6.89 93.35 18.63 4.36467 30.59 Dư nợ trung dài

hạn 179.12 319.21 140.09 78.21 424.45 105.24 32.97

% NQH 4.12 4.47 0.35 4.39 - 0.08

(Nguồn tổng hợp từ phịng tín dụng)

Ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn trên tổng dư nợ trung dài hạn của ngân hàng trong những năm quá là khá cao. Năm 2009 tỷ lệ này là 4.47% tăng 0.35% so với năm 2008, năm 2010 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 4.39% nhưng vẫn cao so với bình quân của ngành vì vậy, khả năng mất vốn là tương đối lớn.

Nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn của chi nhánh năm 2009 tăng cao là do: tốc độ tăng của nợ quá hạn trung dài hạn năm 2009 tăng nhanh hơn tốc độ tăng dư nợ trung dài hạn. Mặt khác, do trong quá trình thẩm định đầu tư cho vay vốn một số cán bộ tín dụng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng các quy định của ngành đề ra có thể là do năng lực chun mơn hạn chế, chưa có cơ chế ràng buộc hoặc chưa tận tâm với cơng việc, cũng có thể do năng lực yếu kém của các đơn vị vay vốn nhưng ngân hàng vẫn quyết định cho vay, hoặc có thể do biến động hoặc sức ép từ thị trường ảnh hưởng không tốt đến khách hàng vay vốn nên khách hàng khơng có khả năng trả nợ đúng hạn. Khi đã xảy ra nợ quá hạn, nợ tồn đọng, ngân hàng thiếu cương quyết đôn đốc thu hồi hoặc có những doanh nghiệp cố tình chây lỳ chiếm dụng vốn, khơng có thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Đến năm 2010, rút kinh nghiệm từ năm 2009 ngân hàng đã cố gắng khắc phục những yếu kém trong hoạt động tín dụng và đã thu được kết quả nhất định khi tỷ lệ nợ quá hạn trong dư nợ trung dài hạn giảm xuống còn 4.39% giảm 0.08% so với năm 2009. tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn cịn cao. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần phải kiên quyết hơn nữa trong việc thu hồi nợ đến hạn nhằm hạn chế tối đa nợ quá hạn và nâng cao chất lượng tín dụng.

* Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu

Năm2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Số tiền So với năm 2008 Số tiền So với năm 2009 Số tiền % Số tiền % Dư nợ xấu 0.12 11.91 11.79 9998.13 14.44 2.53 21.23 Tổng dư nợ 589.80 821.50 231.70 39.28 1102.30 280.80 34.18

Tỷ lệ nợ xấu(%) 0.02 1.45 1.31

(Nguồn tổng hợp từ phịng tín dụng)

Năm 2008, nợ xấu của chi nhánh chỉ chiếm 0.12 tỷ đồng so với tổng dư nợ 589.8 tỷ đồng cho chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh năm 2008 rất tốt, Với một năm mà được xem là khó khăn với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp cũng khó khăn về tài chính kéo theo khả năng trả nợ của các doanh nghiệp cũng giảm nhưng chi nhánh vẫn kiểm soát tốt các khoản nợ. Tuy nhiên, đến năm 2009, tỷ lệ nợ xấu lại tăng lên 1.45% trong tổng dư nợ, câu hỏi đặt ra là tại sao trong một năm khủng hoảng như 2008 chi nhánh vẫn kiểm soát tốt các khoản nợ vay mà năm 2009, khi nền kinh tế đã dần đi vào ổn định mà tỷ lệ nợ xấu lại tăng nhanh như vậy? Có thể giải thích cho câu hỏi này như sau: Sau khi cố gắng vượt qua được một năm khủng hoảng kinh tế các doanh nghiệp bước đầu tiến hành khắc phục lại tình hình tài chính của mình nên nhu cầu vốn cao, vì vậy, có nhiều doanh nghiệp cố tình chây lỳ, chiếm dụng vốn, khơng trả nợ cho ngân hàng hoặc cũng có thể vì chi nhánh cố gắng thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nên đã cho vay đối với những khách hàng không tốt dẫn đến nợ xấu cao. Đến năm 2010, chi nhánh đã hạn chế được phần nào nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống 1.31%. Để thấy rõ hơn về chất lượng tín dụng trung dài hạn ta xem xét tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn

Bảng 2.14: Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn

Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Số tiền So với năm 2008 Số tiền So với năm 2009 Số tiền % Số tiền % Dư nợ xấu TDH 0.11 4.21 4.11 3820.62 5.90 1.69 40.02

Dư nợ TDH 179.12 319.21 140.09 78.21 424.45 105.24 32.97

Tỷ lệ nợ xấu 0.06 1.32 1.39

(Nguồn tổng hợp từ phịng tín dụng)

Ta thấy, tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn trên tổng dư nợ trung dài hạn của chi nhánh năm 2008 là 0.06%, tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ nợ xấu chung của chi nhánh nhưng vẫn thấp hơn so với bình quân chung của ngành năm 2008, vì vậy, có thể thấy chất lượng tín dụng trung dài hạn của chi nhánh năm 2008 khá tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn của chi nhánh lại tăng lên trong năm 2009, 2010. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn năm 2009 là 1.32% và tỷ lệ này tăng lên 1.39% trong năm 2010. Nếu so sánh với tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thì tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh thấp hơn cho thấy chất lượng tín dụng trung dài hạn của chi nhánh đạt kết quả khá tốt. Nhưng xét theo thời gian thì mức độ an tồn trong hoạt động cho vay của chi nhánh giảm. Giải thích cho sự tăng lên của tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn của chi nhánh tăng như sau: do tốc độ tăng dư nợ xấu trung dài hạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ trung dài hạn làm tỷ lệ nợ xấu tăng. Mặt khác, có thể do một phần các khoản nợ xấu từ năm trước chưa xử lý được lại cộng thêm phần nợ xấu phát sinh của năm nay nên làm cho nợ xấu của chi nhánh tích luỹ nhiều qua các năm và vì thế kéo theo tỷ lệ nợ xấu năm sau cứ cao hơn năm trước. Vậy, Để thực hiện đúng quan điểm tăng trưởng về quy mô đi đôi với việc đảm bảo chất lượng tín dụng, chi nhánh phải khơng ngừng cải tiến quy trình tín dụng, tăng cường giám sát khoản vay, có biện pháp xử lý các khoản vay có dấu hiệu khơng bình thường, tăng cường cơng tác thẩm định dự án, khơng ngừng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng.

* Thu nhập từ hoạt động cho vay

Bảng 2.15: Thu nhập của ngân hàng năm 2008-2010

Đơn vị : tỷ VND

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

số tiền % số tiền % So với 2008 Số tiền % So với 2009 số tiền % Tổng thu nhập 114.15 158.4 44.22 38.74 185.33 26.96 17.02 1. Thu từ cho vay 107.95 94.57 147.87 93.37 39.92 36.98 169.63 91.53 21.76 14.72 Cho vay ngắn hạn 73.92 68.48 83.54 56.50 9.62 13.01 97.57 57.52 14.03 16.79 Cho vay TDH 34.03 31.52 64.33 43.50 30.30 89.04 72.06 42.48 7.73 12.02 2. Thu khác 6.20 5.43 10.5 6.63 4.30 69.35 15.70 8.47 5.20 49.52

Nhìn vào bảng kết quả tình hình thu nhập của ngân hàng ta thấy: thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Cụ thể, năm 2008, thu nhập từ cho vay là 107.95 tỷ đồng chiếm 94.57% trong tổng thu nhập, năm 2009, tăng lên 39.92 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 36.98% so với năm 2008, năm 2010, thu nhập từ cho vay tăng 21.76 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 17.02% so với năm 2009. Như vậy, thu nhập của ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động cho vay và liên tục tăng qua các năm. Trong thu nhập từ hoạt động cho vay thì thu nhập từ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn thu nhập từ cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng thu nhập từ tín dụng trung dài hạn lại tăng lên hàng năm. Năm 2008, thu từ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng 31.52% trong tổng thu nhập từ hoạt động cho vay, năm 2009 là 43.50% và đến năm 2010, thu nhập từ cho vay trung dài hạn chiếm 42.48%. Kết quả này phản ánh sự quyết tâm của ngân hàng trong việc thu hồi nợ cũ, đó là dấu hiệu khả quan mà ngân hàng cần phải phát huy để nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)