Biện pháp giải quyết nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 74 - 76)

1.1.2.6 .Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân

3.2.2. Biện pháp giải quyết nợ quá hạn, nợ xấu

Trong công tác quản lý nợ.

- Thanh tra chất lượng tín dụng định kỳ hoặc đột xuất dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể về chấp hành các thủ tục quy chế cho vay, chức năng nghiệp vụ của cá nhân, các bộ phận trong việc quản lý nợ, phân loại đánh giá các khoản nợ theo các khoản nợ tổn thất khác nhau

- Đánh giá chất lượng tín dụng thơng qua kiểm tra trên cơ sở quy định có liên quan đến cho vay thu nợ nhằm vạch ra những điểm mạnh, yếu, những vướng mắc trong quá trình thực hiện để đề ra giải pháp.

- Các cán bộ tín dụng phải có trình độ chun mơn nhất định, có khả năng đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như của ngân hàng.

Đối với công tác xử lý nợ quá hạn.

Chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng T_DH nói riêng được thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng. Hiện tại tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh cao hơn so với các ngân hàng khác, giải quyết tốt công tác nợ quá hạn sẽ giúp cho ngân hàng đảm bảo tốt hơn và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Đối với các khoản nợ quá hạn mà ngân hàng xét thấy bên vay vẫn cịn khả năng duy trì sản xuất kinh doanh và có ý thức trả nợ ngân hàng thì ngân hàng có thể giải quyết theo hướng:

+Ngân hàng có thể tiếp tục cho vay hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp có điều kiện tổ chức lại, phát triển kinh doanh để có khả năng tài chính thanh tốn nợ cho ngân hàng.

+ Ngân hàng hướng dẫn, tư vấn cho người vay trên nhiều khía cạnh: Hướng sản xuất kinh doanh, thị trường, sản phẩm. Nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu hồi lợi tức ở người vay hoặc ra hạn cấp thêm tín dụng để tăng sức mạnh tài chính cho doanh nghiệp.

+ Nếu doanh nghiệp thua lỗ trong kinh doanh là do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai dich bệnh. Ngân hàng có thể giảm bớt một phần hoặc tồn bộ lãi phạt quá hạn cho bên vay.

- Đối với các khoản nợ quá hạn chắc chắn khơng có khả năng thu hồi thì khơng cịn cách nào khác ngân hàng phải xiết nợ và sử lý các tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Ngân hàng có thể khai thác tài sản thế chấp theo hướng:

+ Những tài sản nào có thể bán với mức giá chấp nhận được thì bán ngay để thu hồi vốn cho ngân hàng, giá có thể thấp hơn dự kiến nghĩa là ngân hàng bị thua lỗ chút ít nhưng tính về mặt lâu dài thì khơng thiệt hại về tài sản vì khơng mất chi phí quản lý khơng mất nhiều cơng sức khai thác.

+ Với những tài sản xiết nợ không bán được ngay cần phải phân loại, đánh giá từng tài sản để có biện pháp khai thác kịp thời và hữu hiệu nhất.

- Các khoản nợ quá hạn do người vay chết, mất tích, doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc khách hàng cố tình chây ỳ, có hành vi lừa đảo. Những biện pháp xử lý có thể là:

+Thơng báo và để khách hàng tự bán tài sản thế chấp để lấy tiền trả nợ hoặc yêu cầu người bảo lãnh thanh toán.

+ Nếu khách hàng thiếu thiện chí trong việc xử lý nợ một cách tự nguyện tiến hành kê biên và phát mại tài sản thế chấp. Việc phát mại thực hiện theo phương châm không ồn ào, gây tâm lý bất ổn định, làm giá tài sản, nhà đất… giảm hoặc khó bán.

+Đối với các tài sản thế chấp có giá trị lớn, khó phát mại thì ngân hàng có thể tự khai thác để thu hồi nợ bằng cách cho thuê có thời hạn, cho thuê mua,

dùng làm tài sản góp vốn vào các liên doanh để khai thác chung với những doanh nghiệp tin cậy.

+ Dùng áp lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, chủ yếu là cảnh sát kinh tế, chính quyền địa phương, để ép các đối tượng có hành vi lừa đảo phải thu xếp nguồn trả nợ.

+ Khởi kiện những người vay hồn tồn khơng có thiện chí trả nợ, tẩu tán tài sản hoặc mưu toan tuyên bố phá sản để trốn nợ.

3.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin

Tiếp tục thực hiện đổi mới công nghệ ngân hàng vì cơng nghệ ngân hàng chính là địn bẩy của sự phát triển, là điều kiện để ngân hàng hội nhập vào nền kinh tế nói chung và tài chính khu vực, thế giới nói riêng. Hiện đại hố công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu quản lý và nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng. Cụ thể những công việc chi nhánh cần thực hiện trong thời gian tới là:

- Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực khác nhau như: kế toán giao dịch, thanh tra giám sát từ xa, công tác quản trị ngân hàng… - Cùng với việc trang bị máy móc, việc đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cũng rất cần thiết.

- Trong q trình đổi mới nói chung và hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng nói riêng, chi nhánh cần tranh thủ hợp tác của các tổ chức quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 74 - 76)