Thực hiện tốt đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 79 - 80)

1.1.2.6 .Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân

3.2.7 Thực hiện tốt đảm bảo tiền vay

Tài sản bảo đảm nợ vay là một biện pháp quan trọng trong quá trình cho vay của NH. Nó tạo cơ sở pháp lý giúp cho NH có khả năng thu hồi nợ vay một khi khách hàng khơng có khả năng trả nợ, giúp giảm tối đa sự thiệt hại khi có rủi ro xảy ra.

Chúng ta khơng phủ nhận vai trị giúp ích tích cực của NH nhưng khơng vì thế mà chúng ta lại tuyệt đối hố vai trị của nó trong cơ chế tín dụng hiện nay. Mục đích của cho vay trước tiên phải là giúp khách hàng có vốn để duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng, cho xã hội nhưng phải đảm bảo cho vay thu được nợ cả gốc và lãi vay chính là đảm bảo an tồn và hiệu quả cho chính bản thân NH. Khi phải mang tài sản cầm cố thế chấp ra phát mại thì mọi chuyện đã rõ ràng: sản xuất khách hàng thua lỗ, vốn đã mất và quan hệ giữa khách hàng với NH đã chấm dứt. Mặt khác, khơng phải tài sản thế chấp nào cũng có thể bán ra một cách dễ dàng để NH thu nợ kịp thời, đặc biệt đó là tài sản cầm cố, thế chấp cùa DNNN, thực tế hiện nay việc phát mại tài sản là rất khó thực hiện.

Theo nghị định về bảo đảm tiền vay 178/1999/NĐ - CP ngày 29/12/1999 của Chính Phủ, có đưa ra nhiều hình thưc bảo đảm khác nhau như: cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay vốn, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, bảo

đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản,bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đồn thể chính trị xã hội cho cá nhân vay vốn. Việc thu nợ bằng tài sản cầm cố, thế chấp không phải là biện pháp tốt nhất nhưng nó cũng giúp NH phần nào giải quyết được những thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Vì vậy, Tài sản bảo đảm là biện pháp cuối cùng và cơ sở pháp lý của NH trong việc thu hồi khoản nợ vay khi gặp rủi ro bất khả kháng, do đó NH cần thực hiện nghiêm túc về thủ tục thế chấp trong quá trình cho vay. Giải pháp này gắn liền với việc nâng cao năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của người cán bộ tín dụng. Việc nâng cao năng lực cán bộ tín dụng trong việc thẩm định dự án, đánh giá lại tài sản thế chấp... cũng là một biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng NH, tránh tình trạng đánh giá q cao hoặc không đúng thực tế giá trị tài sản thế chấp khiến cho việc phát mại tài sản khi có rủi ro xẩy ra sẽ không thể bù đắp nổi thiệt hại của NH hoặc tài sản khơng có khả năng phát mại.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)