Áp dụng định mức chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 29 - 32)

NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2000

2.3.2. Áp dụng định mức chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Định mức là một trong những căn cứ quan trọng để tổ chức tốt công tác quản lý chi NSNN. Tuy nhiên, đối với giáo dục - đào tạo, trong quy trình lập ngân sách, ngồi những định mức chi tiết thường được áp dụng theo hệ thống các định mức chi NSNN áp dụng cho lĩnh vực hành chính sự nghiệp, các định mức đóng vai trị tham khảo chính trong q trình thảo luận ngân sách như tỷ lệ giáo viên/ học sinh, quy mơ lớp học…, cịn lại các định mức như chi tiêu trên một đầu dân, chi tiêu trên một đầu học sinh chủ yếu mang tính hướng dẫn q trình phân bổ kinh phí.

Từ năm 1992 trở về trước, ở nước ta việc phân bổ kinh phí ngân sách giáo dục cho các địa phương (tỉnh, thành phố) được xác định theo đầu học sinh các cấp học. Từ năm 1993(thực hiện theo nghị quyết 76/HĐBT ngày 9/9/1992 của Hội đồng Bộ trưởng – nay là Chính phủ), định mức chi cho giáo dục được tính theo dân số và có hệ số thích hợp cho từng vùng dân cư và từ đó đến nay Bộ Tài chính đã nhiều lần sữa đổi bổ sung, sửa đổi định mức chi ngân sách giáo dục,

đào tạo để phù hợp với từng thời kỳ. Cụ thể, năm 1996 Bộ Tài chính đã có thơng tư số 38 TC/NSNN ngày 18/7/1996 hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 1997, ban hành kèm theo mức chi ngân sách về giáo dục, đào tạo và năm 1998 có hướng dẫn số 562 TC/HCSN ngày 3/3/1998 hướng dẫn các mức chi trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp. Trong đó, bổ sung mức chi sau đại học, mức chi đối với học sinh hệ đào tạo tại chức, mức chi đối với học sinh phổ thông các cấp học, học sinh trường phổ thơng dân tộc nội trú và mức chi xố mù chữ. Từ năm 2004, định mức phân bổ dự toán chi NSNN được thực hiện theo quyết định 139/2003/QĐ - TTg ngày 11/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó quy định định mức phân bổ cho sự nghiệp giáo dục được tính theo đầu dân số trong độ tuổi từ 1 – 18 tuổi (độ tuổi đi học); định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo tính theo đầu dân số. Các định mức phân bổ cho giáo dục và đào tạo được tính theo 4 vùng : Đơ thị, Đồng bằng, Núi thấp – Vùng sâu, và Núi cao – Hải đảo.

Ở Nghệ An, trong những năm vừa qua, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư ngân sách cho giáo dục và đào tạo, chi ngân sách cho giáo dục hàng năm đều có tăng lên nhưng nhìn chung chưa tương xứng với quy mô phát triển giáo dục. Nguồn ngân sách tăng lên hàng năm vẫn chủ yếu do ngân sách Trung ương trợ cấp, khả năng chi trả nhờ có nguồn thu vượt dự tốn của các cấp ngân sách ở địa phương là không đáng kể. Với nguồn ngân sách Trung ương phân bổ còn hạn hẹp, dựa vào định mức chi trên đầu dân số, nếu áp dụng định mức phân bổ kinh phí trên đầu học sinh cho các đơn vị, các cơ sở giáo dục sẽ gặp nhiều khó khăn xuất phát từ các lý do sau :

Thứ nhất : Nghệ An là địa phương có dân số ở tuổi đi học cao, mặc dù

mức chi giáo dục trên đầu người của Nghệ An như đã nêu trên gần tương đương với mức bình quân cả nước (90%), nhưng nếu tính tốn phân bổ trên đầu học sinh, khả năng ngân sách sẽ không thể đáp ứng được. Mặt khác, trong những năm qua, căn cứ vào nhu cầu thực tế tại địa phương, UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách, chế độ cho giáo dục đào tạo như : cơ chế khuyến

khích đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ, chế độ hỗ trợ giáo viên mầm non ngồi biên chế nhưng nguồn kinh phí khơng được trung ương cân đối, tỉnh khơng có nguồn để bố trí chi cho các nội dung này mà chủ yếu là lấy trong nguồn ngân sách Trung ương đã bố trí chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo hàng năm, khoản chi này cũng tương đối lớn (khoảng 6 tỷ đồng/ năm chi cho đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ, 5 tỷ đồng / năm chi hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài biên chế). Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm định mức chi tính trên đầu học sinh cho giáo dục - đào tạo.

Thứ hai : do tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở cấp học tiểu học, THPT đã

và đang là một vấn đề nan giải đối với Nghệ An, ở mỗi cấp học nêu trên lại có tình trạng giáo viên thuộc bộ môn xã hội thiếu, bộ môn tự nhiên lại thừa. Trong điều kiện chưa giải quyết được vấn đề này một cách hợp lý, vẫn phải đảm bảo các chế độ về tiền lương cho số giáo viên thừa, đồng thời phải chi trả tiền dạy thêm giờ đối với các trường có số giáo viên thiếu. Vì vậy, nếu áp dụng các định mức chi tính trên đầu học sinh do trung ương quy định, một số trường sẽ khơng đủ kinh phí để chi trả lương cho giáo viên.

Thứ ba : Một số trường ở vùng cao không đáp ứng được tỷ lệ giáo viên/

học sinh do số học sinh trên một lớp học không đảm bảo, giáo viên vẫn phải dạy các lớp ghép. Vì vậy nếu áp dụng định mức chi trên đầu học sinh, một mặt, các trường ở vùng cao sẽ khơng dảm bảo kinh phí để hoạt động, mặt khác không đảm bảo công bằng về phân bổ ngân sách cho các trường trong một vùng như giữa thành phố, đồng bằng, miền núi.

Bên cạnh đó định mức phân bổ ngân sách Trung ương quy định hiện nay cũng khơng tránh khỏi những tồn tại, tiêu chí làm căn cứ xây dựng định mức đối với một số lĩnh vực chưa thỏa đáng : chi đào tạo phân bổ theo học sinh phân chia quá chi tiết theo nhiều loại hình, không đảm bảo công bằng giữa các địa phương, việc phân vùng và xác định hệ số định mức giữa các vùng đối với một số lĩnh vực chưa đủ căn cứ thuyết phục, hợp lý; từ khi ban hành định mức đến nay Nhà nước đã nhiều lần sửa đổi các chính sách, chế độ nhất là sự thay đổi về

mức lương tối thiểu, ban hành các chế độ đặc thù khác. Đến nay, các khoản chi này đã trở thành chi thường xuyên của NSĐP nhưng định mức này vẫn chưa được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung kịp thời. Vì vậy, nhìn chung cịn lạc hậu so với thực tiễn.

Từ những nguyên nhân trên, những năm qua, Nghệ An chưa xây dựng được định mức chi tổng hợp cho học sinh các cấp học, các loại hình trường để làm căn cứ lập và phân bổ dự toán và quản lý việc cấp phát, sử dụng kinh phí đối với các đơn vị giáo dục cơ sở.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)