GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
3.3.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục đào tạo.
Xuất phát từ quan điểm giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, tồn dân. Trong điều kiện nguồn ngân sách cịn hạn hẹp mà nhu cầu chi ngày càng tăng, để đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, ngoài các biện pháp nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách cho giáo dục - đào tạo thì việc huy động các nguồn kinh phí khác đầu
tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo trong toàn tỉnh. Muốn huy động được các nguồn vốn ngồi ngân sách thì trong thời gian tới phải thực hiện các giải pháp sau :
- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho giáo dục - đào tạo trên địa bàn tồn tỉnh bằng cách đa dạng hóa hơn nữa các loại hình giáo dục - đào tạo, phát triển các trường bán công, dân lập và tư thục.
Một thực tế cho thấy rằng, mạng lưới các trường bán công, dân lập và tư thục chủ yếu tập trung ở thành phố Vinh và các vùng phụ cận vì mức sống của dân cư tương đối cao, cịn ở các huyện hầu hết là trường cơng lập. Trong thời gian tới, trước mắt khi điều kiện sống của người dân ở các huyện cịn khó khăn thì bước đầu phát triển các trường bán công ở các thị trấn của các huyện, nơi mà mức sống của người dân cao hơn ở các xã khác.
- Nâng học phí và tiền đóng góp xây dựng đối với các trường ở khu vực thành phố Vinh và vùng phụ cận vì người dân ở đây có mức sống khá cao và họ được hưởng nhiều dịch vụ cơng cộng. Miễn giảm học phí đối với học sinh ở các vùng sâu, vùng xa, các gia đình khó khăn và gia đình chính sách để đảm bảo cơng bằng xã hội.
- Thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục - đào tạo như quỹ khen thưởng học sinh nghèo vượt khó, quỹ khuyến học…Vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, các cá nhân và tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngồi nước tham gia đóng góp cho quỹ và các trường học.
- Đối với các cơ sở dạy nghề dân lập cần có các chính sách khuyến khích về thuế, thục tục hành chính để tạo điều kiện cho các cơ sở mở rộng quy mô đào tạo. Đối với các trung tâm dạy nghề cơng lập có thể thực hiện hình thức liên kết với các doanh nghiệp về việc cung cấp đội ngũ công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp, đổi lại các doanh nghiệp có thể đầu tư tài chính, cơ sở vật chất cho các trung tâm.