ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 49 - 51)

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010.

ĐÀO TẠO NGHỆ AN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010 đã chỉ rõ “để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hố, cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo dục”. Căn cứ vào những mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển giáo dục cả nước và của tỉnh, thời gian qua Nghệ An đã xây dựng đề án nâng cao chất lương giáo dục - đào tạo phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hố giai đoạn 2005 – 2010. Những định hướng phát triển giáo dục - đào tạo trong thời gian tới là :

- Quy hoạch mạng lưới trường lớp, quy mô phát triển giáo dục phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội, đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hố của Nghệ An.

- Chú trọng giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước và của Nghệ An : Giáo dục con người phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ, phát triển được năng lực cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chũ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức cơng dân, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp giáo dục - đào tạo, mở rộng các trường bán công, dân lập trước hết ở thành phố, thị xã, các thị trấn ở vùng đồng bằng, ưu tiên hệ quốc lập cho vùng cao, dân tộc, miền núi, học sinh giỏi, diện chính sách, người nghèo. Tăng tỷ lệ cử tuyển cho học sinh người dân dộc, đảm bảo nhu cầu cán bộ đang rất cấp bách vùng này.

- Tăng đầu tư từ ngân sách, huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục, từng bước chuẩn hóa và hiện đại hoá trường học, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu học tập.

Những chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản đặt ra cho ngành giáo dục đào tạo Nghệ An đến năm 2010 như sau :

Thứ nhất : Tiếp tục quy hoạch mạng lưới trường lớp, phát triển quy mô

giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp dân cư. Chỉ tiêu đặt ra là :

- Tăng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ lên 18% vào năm 2010; 67 % số trẻ đến lớp mẫu giáo vào năm 2010; 100% trẻ 5 tuổi vào lớp mẫu giáo lớn. Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong các trường mầm non xuống dưới 15% vào năm 2010.

- Huy động 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào THCS, đảm bảo tỷ lệ 60% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT; tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào học trung học phổ thông lên 50% vào năm 2010.

- Đối với giáo dục chuyên nghiệp : Phát triển dạy nghề nhằm thay đổi cơ cấu, chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm nguồn nhân lực cho các chường trình kinh tế trọng điểm của tỉnh và nhu cầu học nghề để lập nghiệp của thanh niên (lập nghiệp tại chỗ, ở ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động), nâng số dân lao động được đào tạo nghề lên 50% vào năm 2010; chú trọng dạy phát triển dạy nghề bậc cao thu hút 5 –10% học sinh tốt nghiệp THPT và trung học chuyên nghiệp vào các chương trình này.

Thứ hai : Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu

học, đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục THCS, phấn đấu đến năm 2008 toàn tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

Thứ ba : Tiến hành chuẩn hoá và đồng bộ đội ngũ giáo viên, phấn đấu

chuẩn hoá giáo viên mầm non vào trước năm 2010; đưa tỷ lệ giáo viên ở bậc THCS có trình độ trên chuẩn đào tạo lên 35% và tỷ lện giáo viên THPT có trình độ thạc sỹ lên khoảng 10% năm 2010.

Thứ tư : Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước hiện đại hoá trang

thiết bị phục vụ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; tập trung đầu tư vào thư viện, thiết bị dạy và học.

Để có thể thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trên, cần một lượng kinh phí khá lớn từ ngân sách kết hợp các nguồn vốn khác. Vì vậy, một trong những yêu cầu đặt ra là không ngừng tăng cường cơng tác quản lý tài chính nói chung và cơng tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo nói riêng nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)