Công tác điều hành, cấp phát NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 33 - 35)

NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2000

2.3.4. Công tác điều hành, cấp phát NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Giáo dục và đào tạo và các huyện gửi lên, báo cáo UBND tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét trước khi báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và đào tạo.

Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở Tài chính trình UBNB tỉnh quyết định giao nhiệm vụ chi cho các đơn vị giáo dục - đào tạo trực thuộc tỉnh, và nhiệm vụ chi của các huyện.

Sở Giáo dục và đào tạo sau khi nhận được dự toán chi ngân sách giáo dục do UBND tỉnh giao tiến hành phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc. UBND huyện sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ chi ngân sách giáo dục của UBND tỉnh, phịng Tài chính có trách nhiệm giúp UBND huyện trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định dự toán và phương án phân bổ dự tốn. Phịng Giáo dục sau khi nhận được dự toán tiến hành phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc.

Đối với dự toán các CTMT, hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu vốn CTMT của Trung ương giao, Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và Sở Giáo dục và đào tạo tiến hành phân bổ vốn chi tiết đến từng đơn vị trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Sở Giáo dục và đào tạo phải thông báo kết quả xét duyệt của UBND tỉnh cho các huyện và các cơ sở được biết. Việc phân bổ vốn dựa trên nguyên tắc dựa vào phân bổ chi tiết của trung ương, phần cịn lại được bố trí cho những đơn vị có nhu cầu thiết yếu.

2.3.4. Công tác điều hành, cấp phát NSNN cho sự nghiệp giáo dục -đào tạo. đào tạo.

Công tác điều hành, cấp phát ngân sách cho giáo dục - đào tạo tuỳ thuộc vào cơ chế phân công, phân cấp và quản lý ngân sách từng thời kỳ. Năm 1996, ngân sách chi cho giáo dục - đào tạo do Sở Tài chính điều hành, cấp phát cho Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo điều hành và cấp phát trực tiếp cho phòng Giáo dục và đào tạo huyện và các đơn vị thuộc Sở.

Từ năm 1997 trở lại đây, do cơ chế quản lý nhà nước cũng như cơ chế phân công, phân cấp quản lý ngân sách cho giáo dục - đào tạo có sự thay đổi như đã nêu trên, cơ chế điều hành và cấp phát ngân sách cho giáo dục - đào tạo vì thế cũng có sự thay đổi. Ở cấp tỉnh, Sở Tài chính phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo điều hành và cấp phát kinh phí trực tiếp cho các đơn vị giáo dục đào tạo thuộc ngành, cấp tỉnh (trừ một số đơn vị như Trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường THPT thuộc quyền quản lý của cấp tỉnh nhưng việc điều hành và cấp phát kinh phí trực tiếp cho các đơn vị này được giao cho huyện). Ở cấp huyện, phịng Tài chính huyện phối hợp với phịng Giáo dục và đào tạo điều hành và cấp phát kinh phí trực tiếp cho các đơn vị, cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc huyện quản lý và một số đơn vị cấp tỉnh như đã nêu trên.

Với cơ chế điều hành như trên việc cấp phát các khoản chi NSNN cho giáo dục - đào tạo thực hiện như sau :

+ Đối với các đơn vị thuộc ngành, cấp tỉnh : Hàng quý, căn cứ vào dự tốn chi cả năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các chế độ, chính sách chi tiêu của Nhà nước quy định và nhiệm vụ trong quý, các đơn vị lập nhu cầu chi ngân sách quý (có chia ra tháng), chi tiết theo mục lục NSNN gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và gửi Sở Giáo dục và đào tạo, sở ngành chủ quản. Sở Giáo dục và đào tạo và sở ngành liên quan tổng hợp nhu cầu chi ngân sách quý (có chia ra tháng), gửi Sở Tài chính trước ngày 25 cuối tháng quý trước.

+ Đối với các đơn vị thuộc huyện : Hàng năm căn cứ vào dự toán chi cả năm được giao và yêu cầu nhiệm vụ phải chi trong quý; các đơn vị lập nhu cầu chi qúy gửi Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản giao dịch và phòng Giáo dục. Phòng Giáo dục tổng hợp nhu cầu chi q gửi cho Phịng tài chính để điều hành cấp phát.

+ Đối với các đơn vị cấp tỉnh nhưng do huyện trực tiếp điều hành và cấp phát kinh phí : Hàng q, phịng Giáo dục và đào tạo phối hợp với phịng Tài chính lập dự tốn chi q (có chia ra tháng), trình chủ tịch huyện ký, gửi Sở Tài chính và Sở Giáo dục và đào tạo. Sau khi thẩm định, Sở Tài chính tiến hành cấp

phát cho huyện theo hình thức cấp phát kinh phí uỷ quyền qua huyện, chủ tịch UBNB huyện là chủ tài khoản, trưởng phịng tài chính huyện là kế tốn trưởng đối với nguồn kinh phí được uỷ quyền. Căn cứ vào nguồn kinh phí được cấp và dự tốn đã được duyệt, huyện tiến hành cấp phát lại cho các đơn vị thụ hưởng.

Toàn bộ các khoản chi NSNN cho các đơn vị trực tiếp thụ hưởng được cấp từ cơ quan KBNN các cấp và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan tài chính và kho bạc.

Đối với kinh phí CTMT có tính chất chi thường xun việc cấp phát kinh phí tương tự như đối với các khoản kinh phí cho sự nghiệp giáo dục thơng thường, đối với nguồn kinh phí có tính chất XDCB, sau khi có quyết định của UBND tỉnh, Sở Tài chính làm thủ tục chuyển vốn sang KBNN tỉnh để quản lý, thanh toán theo quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)