Hồn thiện mơ hình, cơ chế quản lý; hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo phù

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 55 - 57)

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

3.3.2. Hồn thiện mơ hình, cơ chế quản lý; hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo phù

chuẩn chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.

* Về phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Từ năm 2004 nhiệm vụ chi NSNN cho giáo dục - đào tạo được phân cấp cho huyện .Việc phân cấp cho huyện cần căn cứ vào trình độ, khả năng quản lý của cấp huyện và nguồn thu trên địa bàn, đồng thời đảm bảo kế hoạch chung của tỉnh về phát triển giáo dục - đào tạo. Việc phân cấp cho huyện tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý các khoản chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo nhưng trong thực tế vẫn cịn nhiều bất cập trong việc phân cấp. Đó là ở một số huyện trình độ quản lý cịn chưa tốt nên cơng tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách còn nhiều hạn chế, một số huyện nguồn thu chưa đảm bảo, tỉnh phải bố trí trong cân đối dự tốn đầu năm.

Trong thời gian tới, cần xem xét, đánh giá, tổng kết công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục - đào tạo ở các huyện, từ đó có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa cơng tác quản lý ngân sách ở các huyện như nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý ngân sách ở huyện,…

* Về mơ hình cơ chế quản lý :

Hiện nay, trong lĩnh vực quản lý chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo, mơ hình, cơ chế quản lý là một vấn đề đang được các địa phương rất quan tâm, và đã có nhiều đề tài, luận án đề cấp đến vấn đề hoàn thiện cơ chế quản lý, điều

hành cấp phát các khoản chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo, nhưng nhìn chung kết quả vận dụng vào thực tế cơng tác quản lý cịn hạn chế xuất phát từ những lý do sau đây :

- Mơ hình, cơ chế quản lý trong một lĩnh vực cụ thể có tính chất tương đối “động”, chịu sự chi phối của cơ chế quản lý kinh tế xã hội nói chung và do Nhà nước đặt ra trong từng thời kỳ cụ thể, mỗi thời kỳ có cơ chế khác nhau.

- Mơ hình, cơ chế quản lý chủ yếu đề cập đến vấn đề có tính chất tổng hợp, định hướng. Khi tổ chức thực hiện phải chia nhỏ ra từng khâu, từng việc để tiến hành và có nhiều cơ quan tham gia. Do chưa có sự phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan đối với từng khâu công việc trong quá trình quản lý dẫn đến tình trạng khơng thống nhất, chồng chéo và bỏ trống trong quản lý. Thiếu sự phối hơp giữa các cơ quan chức năng.

Căn cứ vào mơ hình quản lý chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo Nghệ An hiện nay giải pháp hoàn thiện là phải phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý ngân sách đối với các đơn vị, cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và đào tạo đóng trên địa bàn huyện, thời gian tới để đảm bảo thống nhất về mặt quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo và quản lý ngân sách cần thiết phải tập trung việc quản lý chi ngân sách cho các đơn vị này về một đầu mối quản lý đó là Sở Giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định về mơ hình phân cấp quản lý cần ban hành quy định về quy chế phối hợp quản lý giữa Sở Giáo dục và đào tạo, các cấp, các ngành ở địa phương trong quản lý và điều hành ngân sách giáo dục - đào tạo, khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo trong các khâu quản lý, đồng thời tránh tình trạng bng lỏng trong quản lý chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo của một số ngành, huyện.

* Về định mức, tiêu chuẩn chi tiêu :

Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý các khoản chi thường xuyên ngân sách giáo dục - đào tạo, nó là cơ sở cho quá trình lập, chấp hành và quyết tốn ngân sách, nếu khơng có một

hệ thống định mức phù hợp sẽ khó có thể xác định nhu cầu chi tiêu tại các đơn vị dự tốn.

Như đã phân tích ở chương 2 của luận văn, do tình hình thực tế tại Nghệ An chưa thể áp dụng hệ thống định mức chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo tính trên đầu học sinh mà Bộ Tài chính đã ban hành, nên q trình lập và phân bổ dự tốn cho các đơn vị rất khó khăn và phức tạp, quy trình lập dự tốn nhiều khi đã bỏ qua khâu lập dự toán từ dưới đơn vị cơ sở, việc phân bổ dự tốn nhiều khi khơng tính đến nhu cầu chi tiêu của đơn vị mà chỉ dựa vào khả năng của ngân sách, vì vậy các đơn vị rất khó khăn trong việc chấp hành dự toán.

Yêu cầu đặt ra trước mắt cho Nghệ An hiện nay là phải xây dựng được một hệ thống định mức chi cho giáo dục - đào tạo tính trên đầu học sinh ở các cấp học cho phù hợp với thực tế của địa phương để làm căn cứ cho việc lập và thẩm định dự toán cho các đơn vị giáo dục - đào tạo, định mức chi xây dựng phải phải đảm bảo yêu cầu chi tối thiểu cần thiết cho các đơn vị, đồng thời phải áp dụng được ở các vùng, các lĩnh vực khác nhau trong giáo dục - đào tạo.

Ngoài việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục - đào tạo cần nghiên cứu bổ sung các quy định về chế độ cơng tác phí cho cán bộ đi cơng tác ở các vùng sâu, vùng xa nơi khơng có phương tiện giao thông công cộng một cách hợp lý, quy định rõ ràng các tiêu chuẩn, chế độ chi tiếp khách. Hiện nay, địa phương mới chỉ quy định chi tiếp khách không được dùng bia ngoại, rượu ngoại thời gian tới cần quy định cụ thể đối với khoản chi này.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 55 - 57)