Ra quyết định

Một phần của tài liệu lãnh đạo hiệu quả nghiên cứu tình huống của công ty cáp điện lực nexans việt nam (Trang 71)

Ra quyết định là một trong những kỹ năng của người lãnh đạo. Lãnh đạo là việc ra các quyết định và ở mọi thời điểm trong công việc hàng ngày, luôn phải đối mặt với vấn đề phải ra quyết định. Nội dung của một quyết định là nhằm trả lời được các câu hỏi: Làm gì? Ai làm? Khi nào làm? Làm ở đâu? Điều kiện vật chất để thực hiện là gì? Làm như thế nào? Bao giờ kết thúc? Kết quả tối thiểu phải đạt là gì? Tổ chức kiểm tra và tổng kết báo cáo như thế nào?

Một quyết định đúng và khả thi, được mọi người đồng thuận triển khai phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Tính khách quan và khoa học: các quyết định phải đảm bảo tính hiện thực và hiệu quả của việc thực hiện, không được chủ quan tùy tiện, phi thực tế; các quyết định phải thể hiện những cơ sở, căn cứ, thông tin, nhận thức, kinh nghiệm của người lãnh đạo.

+ Tính định hướng quyết định phải hướng vào đối tượng nhất định, có mục đích, mục tiêu, tiêu chuẩn xác định. Việc định hướng của quyết định nhằm để người thực hiện thấy được phương hướng công việc cần làm, các mục tiêu phải đạt và sự linh hoạt, sáng tạo trong triển khai.

+ Tính hệ thống mỗi quyết định phải đạt được mục đích đặt ra, nằm trong tổng thể các quyết định đã có và sẽ có.

+ Tính tối ưu quyết định phải tốt hơn những phương án khác và trong trường hợp có thể thì phải là phương án tốt nhất.

+ Tính cô đọng dễ hiểu: quyết định phải ngắn gọn, dễ hiểu, tránh gây hiểu sai lệch về mục tiêu, phương tiện và cách thức thực hiện.

+ Tính pháp lý: quyết định đưa ra phải hợp pháp và nghiêm túc thực hiện.

+ Tính cụ thể về thời gian thực hiện: mỗi quyết định phải đảm bảo khả thi về thời gian triển khai, thực hiện và hoàn thành.

Thực hiện công tác ra quyết định của lãnh đạo NVPC:

Phân quyền ra quyết định: Các quyết định của công ty được thực hiện rất nghiêm túc theo điều lệ của công ty.

Qui trình ra quyết định: được tiến hành theo bảy bước: (1) Từ thực tế sự việc hoặc vấn đề, (2) Xác định mục tiêu, (3) Nhận dạng ràng buộc, (4) Thu thập thông tin, (5) đánh giá giải pháp, (6) Ra quyết định (thực thi giải pháp tốt nhất), (7) đánh giá kết quả.

Thực tế không nhất thiết phải qua đầy đủ các bước như vậy. Từ thực tế công việc, bộ phận giúp việc lãnh đạo xem xét, có thể một phòng sẽ làm luôn từ bước 1 đến bước 5, hoặc có thể lấy ý kiến các phòng khác. Đối với công ty, qui trình gọn và thời gian xử lý nhanh. Thường thời gian xử lý từ khi nhận được yêu cầu đến khi có

được quyết định của Lãnh đạo là trong ngày, chậm nhất không quá ba ngày đối với các vấn đề phức tạp, cần có ý kiến của nhiều phòng ban liên quan.

Các quyết định đều được vào sổ lưu tại Văn phòng và được chuyển đến địa chỉ để thực thi. Trong quá trình triển khai, quyết định ở lĩnh vực nào thì các phòng nghiệp vụ thuộc lĩnh vực đó kiểm tra , chịu trách nhiệm giải quyết và phản hồi báo cáo cho lãnh đạo nắm bắt để điều hành.

Đối với những quyết định quan trọng có tính chiến lược đối với sự phát triển của công ty:

Quyết định chiến lược: Các quyết định liên quan đến đầu tư phát triển; đa dạng hoá

sản phẩm; mở rộng lĩnh vực kinh doanh; sáp nhập hoặc mở thêm chi nhánh; liên doanh hợp tác trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm mới.

Quyết định điều hành: Các quyết định về giảm chi phí, tăng giá bán, công tác thị

trường, thay đổi nhân sự, vv...

Đánh giá: Công tác ra quyết định của lãnh đạo công ty NVPC được thực hiện có hiệu quả cao. Những quyết định quan trọng trong quản lý và điều hành đã tạo cho Công ty có cơ hội đột phá trong các thời điểm quan trọng. Mặc dù quyết định do lãnh đạo cao nhất ký, nhưng các quyết định đã ban hành đều thực hiện đúng qui trình, đúng Điều lệ, thể hiện được ý chí, tầm nhìn, sự quyết tâm của tập thể lãnh đạo và điều quan trọng là được sự chia sẻ và ủng hộ cao của tập thể cán bộ nhân viên toàn Công ty trong việc triển khai và thực thi quyết định.

Một phần của tài liệu lãnh đạo hiệu quả nghiên cứu tình huống của công ty cáp điện lực nexans việt nam (Trang 71)