Hành lang pháp lý về đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG THU hút vốn đầu tư GIÁN TIẾP nước NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG năm QUA (Trang 43 - 49)

2 .1Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam

2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường

2.2.1.1. Hành lang pháp lý về đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường

Hiện nay có khá nhiều văn bản pháp luật liên quan đến vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi vào Việt Nam. Nhìn chung có thể chia các văn bản pháp luật này thành ba nhóm chính:

Một là: Nhóm các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư của nhà đầu tư

nước ngồi vào Việt Nam

Ngày 29/12/1987, Quốc hội đã thơng qua luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật này quy định việc đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Trong luật này đầu tư nước ngoài được hiểu là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngồi hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngồi.

Trong các năm 1990,1992,1996,2000, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được thực hiện sửa đổi bổ sung, tuy nhiên phạm vi điều chỉnh của Luật vẫn là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, chưa quy định về hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Ngày 12/6/1999, Quốc hội thông qua Luật doanh nghiệp thay thế luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân ngày 21/12/1990 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật công ty, luật sửa đồi, bổ sung một số điều luật doanh nghiệp tư nhân ngày 22 tháng 6 năm 1994. Luật này quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân nhưng mới chỉ chú trọng đến các doanh nghiệp trong nước

điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998. Luật đầu tư năm 2005 đã đề cập đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đây là một điểm mới so với các văn bản luật đầu tư nước ngoài trước đó.

Cùng ngày, quốc hội thơng qua luật doanh nghiệp thay thế luật doanh nghiệp năm 1999; Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều 166 của Luật này, các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000. Như vậy luật doanh nghiệp năm 2005 đã thống nhất quản lý theo loại hình, đặc trưng của doanh nghiệp chứ khơng phụ thuộc vào tính chất sở hữu của doanh nghiệp là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. Điều này đã tạo nên sự thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc thực hiện kinh doanh tại Việt Nam.

Hai là: nhóm các văn bản liên quan đến việc tham gia của nhà đầu tư

nước ngồi vào thị trường chứng khốn Việt Nam

Ngày 11/7/1998, chính phủ ban hành nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghị định này quy định việc phát hành chứng khốn ra cơng chúng, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khốn tại Việt Nam; trong đó tổ chức, cá nhân nước ngồi được mua, bán chứng khốn trên thị trường chứng khốn Việt Nam, thành lập cơng ty liên doanh với đối tác Việt Nam để thực hiện việc kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam theo tỷ lệ do UBCKNN quy định.

Ngày 10/6/1999, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 139/1999/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngồi vào thị trường chứng khốn Việt Nam. Theo đó, các tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành, chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khốn, trong đó một tổ chức

nước ngoài được nắm giữ tối đa 7% và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 3%; các tổ chức cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 40% tổng số trái phiếu đang lưu hành của tổ chức phát hành, trong đó một tổ chức nước ngồi được nắm giữ tối đa 10% và một cá nhân nước ngồi được nắm giữ tối đa 5%; tỷ lệ góp vốn của bên nước ngồi trong cơng ty chứng khốn liên doanh tối đa là 30%.

Ngày 17/7/2003, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 146/2003/QĐ-TTg thay thế quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999 . Theo quyết định này: Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 30% tổng số cổ phiếu niêm yết của tổ chức phát hành; được nắm giữ không giới hạn tỷ lệ trái phiếu lưu hành trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn của tổ chức kinh doanh chứng khốn nước ngồi trong cơng ty chứng khốn liên doanh hoặc công ty quản lý quỹ liên doanh tối đa là 49% vốn điều lệ. Như vậy tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngồi vào thị trường chứng khốn Việt Nam đã được tăng lên từ 20% lên 30% đối với các công ty niêm yết và không giới hạn tỷ lệ nắm giữ trái phiếu. Điều này góp phần thu hút thêm sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngồi đối với thị trường chứng khốn trong nước.

Ngày 28/11/2003, chính phủ đã ban hành nghị định 144/NĐ-CP để thay thế nghị định 48/NĐ-CP ngày 11/7/1998 trước đây, nhằm kích thích hơn nữa sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, thu hút thêm nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán.

Ngày 29/9/2005, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 238/2005/QĐ-TTg thay thế quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003. Theo quyết định này, tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngồi vào thị trường chứng khốn tiếp tục được nới rộng, tăng lên 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đang ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên trung tâm

nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chuyển sang hoạt động theo hình thức cơng ty cổ phần theo nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 thì tổng số cổ phiếu niêm yết là số cổ phiếu phát hành ra công chúng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngồi được nắm giữ tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết, đăng ký giao dịch của một quỹ đầu tư chứng khoán ( so với tỷ lê trước kia là 20%) và không bị giới hạn tỷ lệ nắm giữ trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành. Với việc nâng tỷ lệ nắm giữ tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp niêm yết lên 49% (ngân hàng là 30%) đã giúp cho thị trường chứng khốn Việt Nam có những kết quả phát triển vượt bậc, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh, lượng vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngồi vào thị trường chứng khốn tiếp tục tăng lên

Ngày 29/6/2006, Quốc hội đã thông qua luật chứng khoán. Với sự ra đời của Luật chứng khốn năm 2006, tính chất pháp lý trong hoạt động chứng khốn đã được chuẩn hóa hơn, nâng lên một tầm cao mới. Phạm vi điều chỉnh của Luật chứng khốn so với nghị định 144/2003/NĐ-CP của chính phủ được mở rộng hơn, bao quát các vấn đề phát sinh trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau 5 năm đầu hoạt động, như: điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khốn ra cơng chúng của cả các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chuyển đổi thành công ty cổ phần, điều chỉnh hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do; quy định tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán; quy định các hình thức vi phạm cũng như phương thức xử phạt đối với các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán…

Các văn bản hướng dẫn thi hành luật chứng khoán năm 2006 cũng được ban hành đồng bộ như: Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 quy định chi tiết thi hành Luật chứng khoán, nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường

chứng khốn, thơng tư 17/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 hướng dẫn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khốn ra cơng chúng, quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 về việc ban hành điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/ Trung tâm giao dịch chứng khốn, thơng tư 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 hướng dẫn về việc công bố thơng tin trên thị trường chứng khốn…

Ba là: Nhóm các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động quản lú

ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn Việt Nam:

Ngày 17/8/1998, Chính phủ ban hành nghị định 63/19998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối. Đây là văn bản pháp lý về ngoại hối và quản lý hoạt động ngoại hối của các tổ chức, cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài, của tổ chức, cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam . Trong nghị định này mới chỉ có quy định điều chỉnh hoạt động đầu tư vào các giấy tờ có giá. Theo đó, các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư vào các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được phép phát hành tại Việt Nam. Còn đối với việc quản lý ngoại hối khi đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu thì chưa có quy định cụ thể

Ngày 13/2/2002, Thống đốc ngân hàng nhà nước đã ban hành quyết định số 998/2002/QĐ-NHNN về quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, Quyết định này điều chỉnh các giao dịch ngoại hối, bao gồm việc chuyển vốn vào Việt Nam để mua, bán các loại chứng khoán, chuyển đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam, mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để mua, bán chứng khoán, chuyển đổi đồng Việt Nam ra ngoại tệ và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài. Theo quyết định này, việc mua chứng khốn của nhà đầu tư nước ngồi phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam trên cơ sở bán ngoại tệ cho Thành viên lưu ký nước ngoài nơi nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản. Đối với việc chuyển vốn đầu tư ra khỏi Việt Nam:

năm kể từ ngày phần vốn đó được chuyển vào tài khoản giao dịch chứng khoán bằng đồng Việt Nam mở tại Thành viên lưu ký nước ngoài, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Riêng đối với số lợi nhuận đầu tư, tiền thu cổ tức và lãi trái phiếu nhà đầu tư nước ngồi được chuyển ra nước ngồi khơng hạn chế thời gian

Ngày 6/12/2004, Thống đốc ngân hàng nhà nước đã ban hành quyết định 1550/2004/QĐ-NHNN nhằm thay thế quyết định số 998/2002/QĐ-NHNN ngày 13/9/2002. So với quyết định 998, quyết định này đã có những thay đổi theo hướng thơng thống hơn, như là nhà đầu tư nước ngồi khơng bị giới hạn thời gian chuyển vốn ra khỏi Việt Nam sau khi đã chuyển vốn vào Việt Nam để thực hiện mua bán chứng khoán(mà chỉ cần thực hiện đủ các nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước). Một điểm mới nữa là nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản giao dịch chứng khoán bằng đồng Việt Nam tại cơng ty chứng khốn, thay vì thành viên lưu ký nước ngồi như trước kia. Điều này giúp cho nhà đầu tư nước ngồi có thêm nhiều lựa chọn trong việ thực hiện đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngày 13/12/2005, ủy ban thường vụ quốc hội đã ban hành pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH. Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất trong việc quản lý và điều chỉnh các hoạt động ngoại hối tại Việt Nam hiện nay. Pháp lệnh ngoại hối quy định về hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam như sau:” vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải được chuyển thành đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư. Vốn đầu tư, lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được chuyển đổi thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngồi thơng qua tổ chức tín dụng được phép” So với nghị định 63/1998/NĐ-CP và nghị định 131/2005/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 63/1998 thì hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã được quy định cụ thể và rõ ràng hơn. Nếu nghị định 63/1998 quy định nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được phép phát hành tại Việt Nam, thì trong pháp lệnh ngoại hối đã quy định nhà đầu tư nước

ngoài được phép mua bán chứng khốn và các giấy tờ có giá khác, góp vốn mua cổ phần dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật Việt Nam mà không trực tiếp tham gia quản lý; và sử dụng đồng Việt Nam để thanh tốn trong các giao dịch đó

Ngày 28/12/2006, chính phủ đã ban hành nghị định số 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối, thay thế các văn bản: nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998;nghị định số 05/2001/ NĐ-CP ngày 17/1/2001 và số 131/2005/NĐ-CP ngày 28/10/2005. Theo nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán Việt Nam phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép. Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải đổi thành đồng Việt Nam để đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam. Công tác quản lý ngoại hối liên quan đến vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngồi vào thị trường chứng khốn Việt Nam được cụ thể hóa hơn và phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người thực hiện và cơ quan quản lý có liên quan.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG THU hút vốn đầu tư GIÁN TIẾP nước NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG năm QUA (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)