Khuyến khích hoạt động của các tổ chức quốc tế trên thị trường chứng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG THU hút vốn đầu tư GIÁN TIẾP nước NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG năm QUA (Trang 90 - 97)

2 .1Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam

3.2.2 .3Những hạn chế về mặt thông tin

3.3. Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi thơng quan

3.3.3. Khuyến khích hoạt động của các tổ chức quốc tế trên thị trường chứng

chứng khoán Việt Nam

Nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (nới room) đối với các doanh nghiệp niêm yết

Hiện nay dự thảo nâng tỷ lệ sở hữu (room) của nhà đầu tư nước ngoài từ 49% hiện nay lên 60% tại các công ty niêm yết đã được trình Chính phủ. Nếu dự thảo này được thơng qua trong thời gian tới sẽ là một tín hiệu tích cực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu nới room lên 60% chắc chắn là một cú hích với thị trường chứng khốn, đặc biệt với những cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài tương đối ưa chuộng như các cổ phiếu thuộc nhóm VN30. Nó sẽ là cú hích với những cổ phiếu đã hết room ngoại, theo đó sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa với thị trường. Tuy nhiên, rõ ràng đây không phải là giải pháp bền vững về mặt dài hạn. Trên sàn TP.HCM có hơn 300 cơng ty niêm yết, nhưng chỉ có khoảng chục cơng ty đã hết room chứ khơng phải tất cả đều đã hết. Vì vậy, câu chuyện nới room chỉ có tác dụng trực tiếp đối với một số cơng ty. Phần cịn lại là hiệu ứng lan tỏa từ dịng tiền. Đối với những cơng ty đã hết room, nếu được mở từ 49% lên 60% thì nhà đầu tư nước ngồi cũng sẽ lấp đầy trong một thời gian rất nhanh. Nhưng sau đó lại kịch trần 60% thì quay lại câu chuyện 49% như hiện nay.

Xét về dài hạn, chúng ta có thể tham khảo giải pháp của một số quốc gia trong việc nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi thơng qua việc phát hành “Chứng chỉ lưu kí khơng có quyền biểu quyết - NVDR”.

NVDR (viết tắt của Non-Voting Depositary Receipt - Chứng chỉ lưu ký khơng có quyền biểu quyết) là một loại chứng chỉ lưu ký đặc biệt, được phát hành bởi một tổ chức thứ ba gọi là Tổ chức phát hành NVDR (một cơng ty con của Sở Giao dịch chứng khốn). Tổ chức phát hành NVDR sẽ chuyển giao cho nhà đầu tư tất cả quyền lợi tài chính gắn liền với cổ phiếu như cổ tức, quyền mua cổ phiếu mới… Tuy nhiên, khác với chứng chỉ lưu ký thông thường, Tổ chức phát hành NVDR sẽ không chuyển giao quyền biểu quyết

cho nhà đầu tư (ngoại trừ trường hợp biểu quyết về vấn đề hủy niêm yết cổ phiếu). Nhà đầu tư có thể chuyển đổi NVDR thành cổ phiếu nếu vẫn cịn room nước ngồi.

NVDR là một cơng cụ tài chính phái sinh được phát hành năm 2008 bởi công ty TNHH Thai NVDR – công ty con thuộc sở hữu của Sở GDCK Thái Lan (SET). NVDR ra đời như là một phương tiện đầu tư thay thế, nó cho phép nhà đầu tư nước ngồi nhận được các lợi ích tài chính tương tự như nhà đầu tư trong nước mà không phải quan tâm đến những rào cản về quy định với nhà đầu tư nước ngoài. Với việc sở hữu NVDR, nhà đầu tư có thể thực hiện việc bán lại NVDR cho cơng ty Thai NVDR, chuyển nhượng lại cho một người khác hoặc chuyển đổi thành cổ phiếu thường và ngược lại.Sự xuất hiện của NVDR đã góp phần nâng tầm thị trường chứng khốn (TTCK) Thái Lan trên bản đồ tài chính thế giới và tăng cường tính hiệu quả của TTCK nước này: quy mơ và thanh khoản của thị trường tăng cao. Số liệu cho thấy, giá trị giao dịch trên TTCK Thái Lan liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, từ mức 16 tỷ THB/ngày (tương đương 487 triệu USD) năm 2008 lên mức kỷ lục 31 tỷ THB/ngày (xấp xỉ 1 tỷ USD) vào thời điểm cuối năm 2012. Trong đó, giá trị giao dịch của NĐT nước ngoài là gần 8 tỷ THB (xấp xỉ 265 triệu USD), tăng 67% so với năm 2008 và tăng trung bình 14%/năm. Giao dịch của chứng chỉ này hiện đang chiếm hơn 40% giao dịch trên TTCK Thái Lan. Một trong những yếu tố giúp cải thiện thanh khoản là sự tham gia ngày càng tích cực của NĐT nước ngoài. Trong khi tỷ lệ giao dịch từ bộ phận tự doanh của công ty chứng khốn và các tổ chức trong nước khơng thay đổi nhiều qua các năm, thì tỷ lệ giao dịch của NĐT nước ngoài lại tăng dần đều qua các năm.

Trong khi việc nâng tỷ lệ sở hữu (nới room) cho nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa thực hiện được thì thị trường đang cần những cú hích mới nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường cũng như thu hút các nhà đầu tư có tổ chức. Do đó việc nghiên cứu và áp dụng NVDR cũng như các sản phẩm phái

lượng vốn đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp đã hết room, thúc đẩy dòng vốn ngoại chảy nhanh hơn, mạnh hơn vào thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới.

Phát triển các quỹ đầu tư tại Việt Nam

Quỹ ETF:

Quỹ ETF về cơ bản được coi là một quỹ tương hỗ dạng đóng hoặc dạng mở, trong đó, tồn bộ số tiền góp của quỹ ETF sẽ được giải ngân vào tất cả cổ phiếu của một chỉ số nào đó ví dụ như S&P500 hay Nikkei225. Quỹ ETF mô phỏng theo các chỉ số, ngành hoặc theo các loại hàng hóa như vàng, dầu mỏ. Quỹ ETF đầu tiên trên thế giới được giới thiệu tại Canada vào năm 1989 có tên là TIP 35 (Toronto Index Participation Fund) mô phỏng theo chỉ số Toronto của Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Toronto. Tuy nhiên, cho tới nay, các quỹ ETF lại chủ yếu được giao dịch trên TTCK Mỹ.

Một trong những đặc điểm nổi bật của quỹ ETF là loại hình quỹ này có những đặc tính tối ưu của quỹ mở và quỹ đóng. Khơng chỉ vậy, quỹ ETF còn đồng thời khắc phục được các hạn chế của quỹ mở và quỹ đóng, thể hiện ở việc nhà đầu tư có thể giao dịch trực tiếp với quỹ và dễ dàng mua bán, chuyển nhượng trên thị trường thứ cấp với những nhà đầu tư khác mà không phải thông qua quỹ. Do đó, các đơn vị quỹ ETF có tính thanh khoản tương đối cao so với các loại chứng khốn khác. Phí quản lý thấp, một lợi thế cạnh tranh lớn của quỹ ETF so với các quỹ đầu tư phổ biến trên TTCK hiện nay, cũng là một ưu điểm thu hút nhà đầu tư đến với loại hình đầu tư mới mẻ này. Hoạt động của các quỹ ETF ngày càng sôi động, hơn nữa, các quỹ ETF đang ngày càng chứng tỏ hiệu quả của mình thơng qua mức độ tăng trưởng tài sản, doanh thu trong một vài năm trở lại đây. Với chiến lược đầu tư thụ động, bám sát các chỉ số giống như các quỹ đầu tư chỉ số đã và đang thực hiện, các quỹ ETF đã “đánh bại” hầu hết các quỹ tương hỗ dạng chủ động trong năm 2013.

Có thể thấy, các quỹ ETF ngày càng phổ biến khơng chỉ ở các nước tiên tiến mà cịn lan rộng ra hầu hết các khu vực có TTCK đã và đang phát triển trong đó có Việt Nam. Quỹ ETF VFMVN30 là quỹ ETF đầu tiên của Việt Nam do công ty VFM phát hành và quản lý theo Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ số 14/GCN-UBCK do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 18/09 /2014 với số vốn huy động lần đầu ra công chúng là 202 tỷ đồng. Quỹ ETF VFMVN30 đã được niêm yết và chính thức giao dịch tại Sở giao dịch Chứng khoán Tp. HCM từ ngày 06/10/2014. Mã giao dịch là E1VFVN30. Quỹ ETF VFMVN30 được hình thành từ việc tiếp nhận, hốn đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ ETF và được niêm yết, giao dịch trên HOSE. Mục tiêu của Quỹ ETF VFMVN30 là mơ phỏng gần nhất có thể về biến động của chỉ số tham chiếu VN30 sau khi trừ đi chi phí của quỹ. Trong đó, chỉ số VN30 do HOSE xây dựng và quản lý là chỉ số giá tổng hợp của 30 công ty niêm yết trên HOSE, có giá trị vốn hóa và thanh khoản lớn hàng đầu, đáp ứng tư cách tham gia vào bộ chỉ số và các điều kiện sàng lọc theo quy định. Hay mới đây Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng thông báo chứng chỉ quỹ ETF SSIAM-HNX30 sẽ giao dịch phiên đầu tiên vào ngày 29/12/2014. Đây là quỹ ETF nội địa thứ 2 sau quỹ ETF VFM VN30. Quỹ được quản lý bởi Công ty Quản lý quỹ SSI – SSIAM. Số lượng niêm yết là 10,1 triệu chứng chỉ quỹ với mã chứng khoán E1SSHN30, tương ứng với vốn điều lệ 101 tỷ đồng tại thời điểm thành lập. Quỹ ETF SSIAM HNX30 có mục tiêu đầu tư bám sát mức sinh lời thực tế của chỉ số HNX30 trong tất cả các giai đoạn. Tùy vào từng thời điểm, quỹ sẽ áp dụng phương pháp đầu tư mơ phỏng tồn bộ hoặc một phần rổ cổ phiếu HNX30 để giảm thiểu mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu. Danh mục chứng khoán của chỉ số HNX30 bao gồm 30 cổ phiếu đang được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Giá trị danh mục đầu tư của Quỹ ETF SSIAM HNX30 thông thường không thấp hơn 95% giá trị danh mục chứng khoán tương ứng của chỉ số tham chiếu

HNX30 và bao gồm tối thiểu 65% số chứng khoán cơ sở hình thành danh mục chứng khốn của chỉ số tham chiếu.

Tuy nhiên sau một thời gian đưa vào giao dịch, hoạt động của quỹ ETF nội khơng được như kì vọng, đặc biệt là thanh khoản hầu như không đáng kể. Khi mới niêm yết, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 có khoảng 230.000 chứng chỉ được chuyển nhượng trong một phiên. Thế nhưng, hiện tại, con số này chỉ khoảng 40.000 chứng chỉ, giảm 6 lần so với trước. Thậm chí, một tháng nay, quỹ ETF nội cũng khơng có giao dịch hốn đổi ngồi sàn…

Ngun nhân và giải pháp để phát triển quỹ ETF tại Việt Nam

Một trong những nguyên nhân chính là do nhà đầu tư cịn ít hiểu biết về quỹ, do đó tun truyền là biện pháp quan trọng để cải thiện thanh khoản của quỹ. Một giải pháp khác là cho phép sử dụng địn bẩy. UBCKNN có thể xem xét cho phép giao dịch ký quỹ để tạo ra mức độ đòn bẩy cho người sử dụng sản phẩm. Hiện nay nanh mục 2 quỹ ETF chỉ tập trung vào các cổ phiếu do đó về dài hạn để chứng chỉ quỹ ETF có thanh khoản tốt thì bản thân danh mục đầu tư của quỹ này phải đa dạng và hấp dẫn hơn. Theo nhiều đánh giá và dự báo, phải mất từ 3 đến 5 năm để chứng chỉ quỹ ETF Việt Nam phổ biến như thông lệ trên các thị trường mới nổi khác. Tuy nhiên để đạt được điều đó thì trước mắt hàng loạt các giải pháp cần được đẩy mạnh như phát triển các nhà tạo lập thị trường, tăng tính đa dạng của danh mục quỹ hay hồn thiện các quy chế giao dịch pháp lý cho quỹ ETF.

Cùng với q trình tồn cầu hóa và hội nhập các khu vực, dịng vốn đầu tư nước ngoài đang len lỏi khắp các quốc gia trên thế giới và một trong những kênh quan trọng để đưa vốn đầu tư nước ngồi vào các quốc gia chính là thơng qua các quỹ ETF. Chính vì vậy, chúng ta cần phải thực hiện một cách triệt để và đồng bộ các giải pháp để nắm bắt cơ hội này.

Quỹ đầu tư bất động sản

Hình thức quỹ đầu tư bất động sản (Real Estate Investment Trust - REIT) cho phép nhà đầu tư thay vì trực tiếp mua nhà-đất, có thể mua chứng

chỉ quỹ phát hành, sau đó ủy quyền quản lý cho ban giám đốc quỹ. Hoạt động chủ yếu của quỹ là mua bán, tham gia quản lý các sản phẩm bất động sản, góp vốn vào việc phát triển dự án, hoặc đầu tư vào các công ty bất động sản.

Theo dự thảo quy định, quỹ đầu tư bất động sản sẽ được tổ chức dưới dạng hợp đồng hoặc công ty cổ phần, chia làm hai loại là quỹ đại chúng (quỹ mở) và quỹ thành viên (quỹ đóng). Quỹ đóng bị giới hạn số cổ phần phát hành, chứng chỉ quỹ được niêm yết tại thị trường chứng khoán và được mua bán tại mức giá do thị trường quyết định. Trong khi đó, quỹ mở được phép phát hành thêm cổ phần, và nhà đầu tư có thể định kì bán lại cổ phiếu cho cơng ty quản lí quỹ tại giá trị tài sản rịng trên một cổ phần (NAV per share).

Với ý nghĩa là một nguồn cung vốn mới trong điều kiện nguồn vốn huy động từ ngân hàng và khách hàng bị thắt chặt, sự ra đời của các REIT chắc chắn sẽ là tin vui đối với các doanh nghiệp bất động sản. Một nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường bất động sản có khá nhiều lựa chọn: trực tiếp mua bán bất động sản, mua trái phiếu bất động sản, đầu tư vào cổ phiếu của công ty bất động sản, hoặc mua chứng chỉ quỹ bất động sản (cả REIT của Việt Nam và nước ngồi)…

Với việc ngày càng có nhiều quỹ đầu tư nước ngồi tiếp tục rót vốn vào thị trường bất động sản Việt Nam, chứng tỏ hấp lực của thị trường còn lớn. Tuy nhiên, do thiếu khung pháp lý cần thiết, cho đến giờ vẫn chưa có quỹ đầu tư bất động sản nào của Việt Nam. Hiện tại, Bộ Tài chính hiện đang chuẩn bị ban hành quy định hướng dẫn cho việc huy động vốn, thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý quỹ đầu tư bất động sản. Sự ra đời của quỹ này chắc chắn sẽ góp phần thu hút được các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường hấp dẫn như Việt Nam.

Xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài

nước ngoài trong các doanh nghiệp trong nước ít được khuyến khích. Nước ta còn áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao đối với doanh nghiệp trong nước khi so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Mức thuế của các cơng ty có vố đầu tư nước ngồi thường thấp hơn thuế của các doanh nghiệp trong nước 5-7%. Chính vì vậy các chính sách ưu đãi về thuế cần được xem xét và cân nhắc kĩ để có thể khuyến khích nhà đầu tư nước ngồi đầu tư nhiều hơn vào TTCK Việt Nam.

Bên cạnh đó hiện nay nhà đầu tư nước ngồi cũng đang chịu một mức phí giao dịch cao, một phần do thực trạng độc quyền phục vụ của thành viên lưu kí nước ngồi. Vì vậy việc giảm chi phí giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài cũng là một điểm cần lưu ý xem xét. Chúng ta có thể thành lập nên nhiều thành viên lưu kí nước ngồi để tạo nên sự cạnh tranh và giúp nhà đầu tư nước ngồi có thêm nhiều sự lựa chọn hơn.

Đồng thời, cần phải đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho việc đăng ký đầu tư trong nước và các quy trình thực hiện đầu tư, tạo tính thuận tiện và linh hoạt để các nhà ĐTNN có thể tiếp cận thị trường nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Trong đó, đối với các quy trình thực hiện đầu tư, khơng nên có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN.

KẾT LUẬN

Trong quá trình đầu tư để tạo nên sự tăng trưởng và phát triển, thí vốn là yếu tố tiền đề và khơng thể thiếu. Chính sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay đã chứng tỏ “vốn là nhân tố đặc biệt quan trong trong sự phát triển đó”. Song thị trường vốn của thế giới đang trong giai đoạn quốc tế hóa mạnh mẽ do đó gây trở ngại khơng ít cho Việt Nam nhất là khả năng cạnh tranh trong việc thu hút nguồn vốn này. Bởi TTCK Việt Nam còn tương đối nhỏ bé so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, các chính sách thu hút và quản lý vốn nước ngồi cịn nhiều bất cập, hạn chế.

Tuy nhiên Việt Nam khơng thể đứng ngồi vịng hội nhập. Hội nhập là để tận dụng các cơ hội, tận dụng các nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi thơng qua

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG THU hút vốn đầu tư GIÁN TIẾP nước NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG năm QUA (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)