2 .1Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam
2.2.1.2.2 :Trên thị trường trái phiếu
3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong thu hút vốn đầu tư nước ngồi thơng
thông qua TTCK Việt Nam trong thời gia tới
3.2.1. Những điều kiện thuận lợi
3.2.1.1. Tình hình chính trị ổn định
Mơi trường chính trị xã hội có mối quan hệ chặt chẽ và sự tác động mạnh mẽ đối với hoạt động của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Một đất nước muốn phát triển kinh tế phải giữ vững được sự ổn định về mơi trường chính trị xã hội trên cơ sở tạo dựng được sự đồng thuận cao giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Sự ổn định của mơi trường chính trị xã hội của đất nước do đó vừa là điều kiện vừa là biện pháp đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Thị trường chứng khốn có độ nhạy cảm cao đối với bất kỳ sự biến đổi hay bất ổn định nào về chính trị, xã hội. Sự ổn định chính trị- xã hội là tiền đề cho sự ổn định đầu tư; người đứng đầu bộ máy nhà nước có thể ảnh hưởng tới luồng chu chuyển vốn giữa các ngành và khu vực kinh tế. Sự ổn định không chỉ dừng lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà cịn là sự ổn định về chính trị của quốc gia đó trên trường quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam đang được đánh giá là một quốc gia có tình hình chính trị-xã hội ổn định trên thế giới. Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố khơng thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế, xây dựng nên một quốc gia ngày hịa bình và ngày càng thịnh vượng hơn. Chính vị vậy mà các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế có mơi trường ổn định để phát triển, thu hút được sự quan tâm, đầu tư của nước ngồi.
3.2.1.2. Kinh tế vĩ mơ phát triển ổn định
Các yếu tố kinh tế vĩ mô của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp và TTCK do có liên quan trực tiếp đến mức rủi ro hệ thống trên thị trường. Các yếu tố đó bao gồm: Tổng sản phẩm quốc nội
GDP và tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất thị trường, kim ngạch xuất nhập khẩu cán cân thanh toán quốc tê, chỉ số giá chứng khoán trên thị trường…Các yếu tố cơ bản trên đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư trên TTCK.
Đối với Việt Nam, kinh tế vĩ mô đang được đánh giá là có sự phát triển ổn định
Trong nhiều năm qua Việt Nam luôn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng năng động trên thế giới: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2010 đạt khoảng 7,5% và trong giai đoạn 2011-2013 dù gặp rất nhiều khó khăn vẫn đạt 5,6%. Đặc biệt trong năm 2014, tăng trưởng kinh tế đạt 5,98%, vượt trên nhiều dự báo và cao hơn chỉ tiêu mà Quốc hội giao từ đầu năm. Nhiều tổ chức quốc tế dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2015 và những năm tiếp theo.
Vốn hóa thị trường năm 2014 đạt 31,5% GDP. Huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa đạt 25.100 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2013. Tổng tài sản hệ thống Cơng ty Chứng khốn tăng trở lại lần đầu tiên từ 2011, đạt xấp xỉ 75.500 tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2013. Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng toàn hệ thống đạt 350% (cao hơn chuẩn an toàn 180%).
Biểu đồ: Nguồn vốn huy động trên thị trường chứng khoán (đơn vị: Tỷ đồng)
Trong năm 2014, chúng ta chứng kiến thị trường chứng khoán trải qua những thăng trầm do tác động từ sự kiện biển Đông, biến động giá dầu trên thế giới và tác động chính sách tiền tệ, tuy nhiên thị trường vẫn đạt kết quả hết sức tích cực. Sự hồi phục của thị trường chứng khốn Việt Nam được xếp vào danh sách các nước có thị trường chứng khốn hồi phục đứng đầu trên thế giới. Cuối năm, các chỉ số chứng khoán đều tăng so với cuối năm 2013, VN- Index tăng 8,12% và HNX-Index tăng 22,32%. Quy mô huy động vốn qua thị trường chứng khoán ước đạt 280 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2013. Mức vốn hoá thị trường tăng 11,82% so với năm 2013, tương đương 31% GDP. Đặc biệt thanh khoản thị trường có sự cải thiện rõ rệt, quy mơ giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 5.575 tỷ đồng, tăng 107% so với 2013, trong đó quy mơ giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ bình quân mỗi phiên đạt 2.967 tỷ đồng/phiên, tăng 116%; quy mơ giao dịch trái phiếu bình qn đạt 2.607 tỷ đồng/phiên, tăng 98%.
3.2.1.3. Hàng loạt chính sách mới, cơ hội mới để phát triển TTCK thời gian tớiĐẩy mạnh cổ phần hóa, thối vốn nhà nước gắn với niêm yết Đẩy mạnh cổ phần hóa, thối vốn nhà nước gắn với niêm yết
Năm 2014, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
51/2014/QĐ-TTg của ngày 15/9/2014 về cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thối vốn gắn với niêm yết, đồng thời cho phép cơ chế DNNN được thoái vốn dưới mệnh giá và giá trị sổ sách đã tạo sự linh hoạt trong việc cải cách sắp xếp khoảng 432 DNNN cần phải CPH trong năm 2014-2015, góp phần hỗ trợ cơng tác huy động vốn, nâng cao sức cạnh tranh, tạo sự minh bạch của DN. Trong năm, UBCKNN đã xét duyệt 350 hồ sơ với tổng giá trị phát hành tăng vốn khoảng 41.500 tỷ đồng. Hai Sở Giao dịch Chứng khoán cũng đã tổ chức được 86 phiên đấu giá với tổng giá trị bán được trên 11.000 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với 2013. Trong đó, có 3 tập đồn, tổng cơng ty nhà nước đã thực hiện IPO trên các Sở Giao dịch Chứng khốn và lộ trình gắn với đưa vào giao dịch trên thị trường tập trung nhằm tạo ra sự minh
bạch là Tập đồn Dệt may (Vinatex), Tổng Cơng ty hàng không Việt Nam (VietnamAirlines), Tổng Cơng ty Khí đạm Cà Mau.
Tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán đạt kết quả tốt
Việc tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán dựa trên các chỉ tiêu an tồn tài chính để tiến hành rà sốt, đánh giá phân loại cơng ty chứng khốn (CTCK), trên cơ sở đó tiến hành xử lý theo hướng hợp nhất, sáp nhập, giải thể CTCK. Tính đến cuối năm 2014, đã có 20 CTCK chấm dứt và đình chỉ hoạt động, giải thể, hợp nhất, giảm số CTCK thua lỗ từ 60% xuống còn dưới 20%. Ngồi ra, Uỷ ban Chứng khốn Nhà nước (UBCKNN) cũng đã thực hiện đánh giá, xếp loại các CTCK dựa trên quy chế CAMEL. Theo đó, đã phân loại các CTCK thành các nhóm để từ đó có phương án theo dõi, xử lý đối với từng nhóm và tiến hành kiểm tra đối với các CTCK nằm trong nhóm yếu kém để tiếp tục tái cấu trúc trong thời gian tới. Đối với các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khốn, cơng tác tái cấu trúc đã thực hiện tương đối rõ rệt, thay thế dần các quỹ đóng, quỹ thành viên bằng hệ thống các quỹ mở linh hoạt hơn và có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, hoạt động minh bạch hơn. Đến cuối năm 2014, thị trường đã có 25 quỹ đầu tư chứng khốn, trong đó có 2 quỹ ETF, 15 quỹ mở, 8 quỹ thành viên với tổng giá trị vốn huy động trên 7.000 tỷ đồng.
Các sản phẩm mới được triển khai
Bên cạnh việc triển khai sản phẩm ETF (hai quỹ sẽ vận hành trong năm 2014), cơ quan quản lý cũng đang tích cực nghiên cứu để có thể sớm triển khai thí điểm quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ hưu trí bổ sung. Thêm vào đó, trên cơ sở Đề án về xây dựng và phát triển TTCK phái sinh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 11/03/2014, Bộ Tài chính đã hồn thiện dự thảo Nghị định về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh để trình Chính phủ. Đây là bước tiến quan trọng trong việc tạo ra hành lang pháp lý cho việc triển khai các sản phẩm mới, tạo ra cơng cụ phịng
ngừa rủi ro cho nhà đầu tư, tăng sức hấp dẫn cũng như góp phần đưa TTCK Việt Nam phát triển ở một tầm cao mới.
3.2.2. Những khó khăn, thách thức