Trên thị trường cổ phiếu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG THU hút vốn đầu tư GIÁN TIẾP nước NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG năm QUA (Trang 49 - 57)

2 .1Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam

2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường

2.2.1.2.1 Trên thị trường cổ phiếu

Theo quy định của luật đầu tư chứng khoán năm 2005, vốn FII vào Việt Nam có thể qua các hình thức: Trực tiếp mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; thơng qua quỹ đầu tư chứng khốn và thơng qua ủy thác đầu tư ( thơng qua các định chế tài chính trung gian khác). Nhìn lại lịch sử thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi của Việt Nam ta có thể chia thành các giai đoanh

Giai đoạn 1992-1998

nước ngồi, dịng vốn FII đã được đổ vào Việt Nam. Đây được coi là làn sóng FII thứ nhất vào Việt Nam, là thời kỳ mở đầu cho dòng vốn FII vào Việt Nam theo xu hướng mở cửa và hội nhập, tạo động lực, hy vọng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này Việt Nam đã có 7 quỹ đầu tư nước ngồi được thành lập với tổng số vốn huy động là 400 triệu USD

Trong giai đoạn 1992-1998, hoạt động đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài ở mức độ rất khiêm tốn, chủ yếu là thông qua quỹ đầu tư. Giai đoạn này chỉ có khoảng 70 cơng ty cổ phần của Việt Nam có vốn đầu tư gián tiếp với tổng số vốn khoảng 200 triệu USD. Hầu hết các tổ chức đầu tư nước ngoài đều là những quỹ đầu tư nhỏ đã hoạt động lâu ở việt Nam. Đến năm 1997, có 8 quỹ đầu tư nước ngồi được thành lập với tổn số vốn huy động được khoảng trên 400 triệu USD. Đó là các quỹ: The Vietnam Fund Ltd; beta Vietnam Fund; Beta Mekong Fund; Vietnam Frontier Fund; Templeon Vietnam Opportunities Fund; Vietnam Enterprise Investment Ltd; Lazard Vietnam Fund Ltd và Vietnam Enterprise Investment Ltd” C share “ issue. Và trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến 1997, 3 trong 8 số quỹ đã lần lượt chấm dứt hoạt động, giá cổ phiếu của 4 quỹ đầu tư còn lại sụt giảm và chỉ được giao dịch trên 43-48% giá trị tài sản ròng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do thiếu thị trường đầu tư, bởi suốt từ 1992-1998, cả nước chỉ có 38 doanh nghiệp tư nhân thành lập và 128 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.

Giai đoạn 1999-2002

Thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính-tiền tệ Châu Á (1999-2002), các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đổ vào Châu Á đã bị chững lại và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung của xu hướng này. Trong số 8 quỹ đầu tư kể trên đã có 6 quỹ rút khỏi Việt Nam, 1 quỹ bị thu hẹp trên 90% quy mô quỹ, chỉ còn duy nhất Quỹ Vietnam Enterprise Investments Ltd được thành lập 7/1995 với quy mô vốn 35 triệu

USD( nhỏ nhất trong số 8 quỹ) là còn hoạt động. Suốt thời gian này, hoạt động FII ở Việt Nam hết sức mờ nhạt.

Giai đoạn 2003-2006

Thời kỳ phục hồi trở lại của dòng vốn FII vào Việt Nam cùng với xu hướng tăng cường cải thiện đầu tư, phát triển các định chế thị trường tài chính. Việc thành lập sở Giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, đặc biệt là chủ trương và quyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh việc cổ phần hóa và nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính đến tháng 6 năm 2006 cả nước đã có 9 quỹ đầu tư nước ngồi với tổng vốn 1,9 tỷ USD đang hoạt động ở Việt Nam. Tổng cộng cho đến cuối năm , FII mà Việt Nam thu hút được bằng 2-3% so với tổng vốn FDI trong cùng thời kỳ ( còn rất khiêm tốn so với mức 30-40% của các nước trong khu vực).

Sau 4 năm khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, làn sóng FII thứ hai đã được khởi động lại vào tháng 4/2002 với sự xuất hiện của quỹ Mekong Enterprise Fund. Những nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ trong cải cách kinh tế nói chung và trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nói riêng đã thổi một làn gió mới vào các hoạt động đầu tư kể cả đầu tư trong nước, FDI và hoat động FII.

Bảng 2.2: Hoạt động giao dịch của nhà ĐTNN trên sở giao dịch chứng khốn

TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2005

năm Khối lượng giao dịch (1CK) Giá trị giao dịch( tỷ đồng) Toàn thị trường ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) Toàn thị trường ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) 2001 7.900.522 161.600 45.000 537 12,1 2,4 2002 35.715.939 3.699.979 867.979 958 107,2 25,2 2003 26.822.600 3.176.020 331.910 481 79,7 6 2004 72.894.288 13.497.910 2.364.495 1.970 452,9 65

Giai đoạn 2006-2008( giai đoạn hậu WTO)

Năm 2006 đánh dấu thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, đây là một dấu mốc quan trọng cho đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Ở giai đoạn này, cùng với sự đi lên của thị trường chứng khoán, luồng vốn liên tục tăng nhanh và liên tục thu hoạch thành cơng. Có 19 cơng ty quản lý quỹ được hình thành và trên 1000 nhà đầu tư trên khắp thế giới đăng ký tài khoản tại Việt Nam, trong đó có nhiều cơng ty đa quốc gia. Chỉ riêng thời điểm cuối năm 2006, vốn FII là trên 2 tỷ USD, cao hơn tất cả giai đoạn trước cộng lại, và đến năm 2007 đạt đến mức kỷ lục, khoảng 8 tỷ USD. Vào giai đoạn này, lượng nhà đầu tư chủ yếu vào thị trường trái phiếu. việc bùng nổ FII góp phần thúc đẩu hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển mạnh.

Hoạt động giao dịch ngày càng sôi động của khối NĐTNN đã cho thấy sự quan tâm của khối này đối với TTCK Việt Nam, đặc biệt là vào năm 2007. Năm 2001, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch của khối này chỉ chiếm tương ứng là 2,62% và 2,69% so với giao dịch của toàn thị trường tại sở GDCK TP Hồ Chí Minh thì đến năm 2007, con số này tăng gấp 18-20 lần, tương ứng đạt 36,09% và 41,72%. Điều này cho thấy sức hút mạnh mẽ của TTCK Việt Nam kể từ sau khi gia nhập WTO

Bảng 2.3: Hoạt động giao dịch của nhà ĐTNN trên sở giao dịch chứng

khốn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2007

Năm Khối lượng giao dịch (1CK) Giá trị giao dịch( tỷ đồng) Toàn thị trường ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) Toàn thị trường ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) 2006 246.080.058 32.638.357 8.169.511 7.267 1.089,8 245,4 2007 238.952.2805 513.754.396 348.566.437 26.3055 66.616,1 43.131,4

Giai đoạn 2008-2009

Giai đoạn này chứng kiến nhiều bước thăng trầm của nguồn vốn FII vào Việt Nam. Do phải đối mặt với cuộc đại suy thối kinh tế tồn cầu, TTCK Việt Nam gặp phải sự sụt giảm khá sâu về giá trị của các cổ phiếu. do đó, tuy khối lượng giao dịch của các NĐTNN có tăng lên nhưng xét về giá trị giao dịch thì sụt giảm khả nhiều so với năm 2007. Cùng với sự sụt giảm của thị trường chứng khốn và khủng hoảng tài chính tồn cầu, FII từ tháng 5/2008 đến khủng hoảng 3/2009 đã có sự sụt giảm rõ rệt, lần lượt các nhà đầu tư rút vốn ra khỏi thj trường chứng khoán Việt Nam, đỉnh điểm là vào cuối năm 2008, giao dịch gần như đóng băng

Bảng 2.4 Hoạt động giao dịch của nhà ĐTNN trên sở giao dịch chứng

khốn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2008-2009

Năm Khối lượng giao dịch (1CK) Giá trị giao dịch( tỷ đồng) Toàn thị trường ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) Toàn thị trường ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) 2008 3.404.397.430 592.733.623 526.263.995 152.580 38.045,6 30.928,5 2009 6.278.179.829 1.171.643.133 891.124.454 429.632 106.829,2 74.548,5

( Nguồn: Sở giao dịch chứng khốn TP Hồ Chí Minh)

Giai đoạn 2010-2014

Trong giai đoạn 2010-2014 với những nỗ lực không ngừng cải cách kinh tế, hồn thiện các thể chế chính sách đặc biệt là các chính sách có liên quan đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam làm cho các nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại thị trường việt Nam, trái với những lo ngại về dư âm của cuộc khủng hoảng , thị trường đã khởi sắc trở lại cùng với sự gia tăng về khối lượng và giá trị giao dịch của khối ngoại

Bảng 2.5 Hoạt động giao dịch của nhà ĐTNN trên sở giao dịch chứng khoán

TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2014

Năm Khối lượng giao dịch (1CK) Giá trị giao dịch( tỷ đồng) Toàn thị trường ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) Toàn thị trường ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) 2010 1.184.909.876 103.582.370 76.559.306 380.684.485 44.883.480 29.515.133 2011 836.000.562 92.298.150 96.453.869 161.215.249 29.757.384 28.449.572 2012 1.408.238.126 122.291.502 116.047.037 219.708.426 32.577.741 29.389.598 2013 1.621.033.878 132.470.938 123.423.351 265.806.369 4.4742.094 39.219.825 2014 3.050.055.621 193.631.670 172.715.201 536.462.842 68.455.183 65.560.288

( Nguồn: Sở giao dịch chứng khốn TP Hồ Chí Minh)

Như vậy, nhà đầu tư nước ngồi tham gia vào thị trường chứng khốn Việt Nam cũng rất đa dạng, bao gồm các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, các nhà đầu tư cá nhân ngắn hạn, kể cả những người đầu tư lướt sóng…. Với kinh nghiệm lâu năm tại các thị trường phát triển, nhà đầu tư nước ngồi hồn tồn có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn tại các thị trường mới nổi như Việt Nam, đồng thời cũng có thể thao túng được hoạt động trên thị trường. thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm qua cho thấy các giao dịch của nhà đầu tư nước ngồi thường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân Việt Nam. Với những đợt thị trường chứng khoán Việt Nam đảo chiều giảm mạnh, khối nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua vào với tỷ lệ trung bình khoảng 20% giá trị giao dịch toàn thị trường. Trong khi các nhà đầu tư cá nhân trong nước hoảng sợ bán tống bán tháo cổ phiếu, thì số cổ phiếu giá rẻ này lại được nhà đầu tư nước ngoài gom lại. với lượng cổ phiếu nắm giữ lớn ở nhiều mức giá khác nhau, trong đó có những mức giá mua từ lúc khá thấp,nhà đầu tư nước ngồi có thể bán ra khi thị trường lên để thu lợi nhuận cao. Mặt khác, với lượng cổ phiếu nắm giữ khá lớn, nhà đầu tư nước ngồi có thể dẫn dắt thị trường trong một số giai đoạn nhất định theo ý muồn chủ quan của họ

Như vậy, thơng qua cách thức giao dịch có thể chia khối nhà đầu tư nươc ngoài tham gia vào thị trường chứng khốn Việt Nam thành hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất là những người đầu tư dài hạn, họ nhanh chóng mua và nắm giữ đủ tỷ lệ cho phép của một số cổ phiếu tốt, hoạt động hiệu quả. Nhóm thứ hai là những người đầu cơ ngắn hạn. nhóm này liên tục thực hiện việc mua bán trên thị trường nhằm tạo ảnh hưởng tâm lý với nhà đầu tư trong nước. Đáng chú ý là số lượng nhà đầu tư nước ngồi thuộc hai nhóm này lại khơng ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Hoạt động giao dịch của nhóm nhà đầu tư này có thẻ ảnh hưởng đến xu thế vận động của thị trường thông qua việc mua, bán lũng đoạn về tin đồn, tham gia vào các thủ thuật làm giá v…v… với thời gian phát triển chưa lâu, khả năng chống đỡ của thị trường chứng khoán Việt Nam trước hoạt động đầu cơ của các nhà đầu tư nước ngoài là rất thấp. ta thấy, với tỷ trọng nắm giữ từ 20-25% số cổ phiếu niêm yết, nếu trong trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra, số vốn bị rút sẽ lên đến 3,5-4,2 tỷ USD. Con số này tuy chưa làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối của Nhà nước nhưng gây rủi ro nhất định cho nhu cầu nhập khẩu và trả nợ nước ngồi của Việt Nam. Bên cạnh đó, sự rút lui đột ngột của các nhà đầu tư nước ngồi cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động của thị trường chứng khoán trong nước do mất đi một lượng cung cầu lớn trên thị trường. Vì thế để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường chứng khốn nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung, chính phủ phải có những biện pháp quản lý hiệu quả đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi trên thị trường chứng khốn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG THU hút vốn đầu tư GIÁN TIẾP nước NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG năm QUA (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)