2 .1Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam
2.2.1.2.2 :Trên thị trường trái phiếu
3.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán và nguyên tắc thu hút vốn
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua TTCK Việt Nam
3.1.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán
Mục tiêu chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn từ nay đến năm 2020 là phát triển về quy mô, chất lượng hoạt động cho thị trường chứng khốn, duy trì trật tự an tồn cho thị trường. Mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Dự kiến đến năm 2015, quy mơ vốn hóa thị trường đạt 65 – 70% GDP và đến năm 2020 quy mơ vốn hóa thị trường đạt 90 -100% GDP. Cần tăng quy mô, chất lượng cơng ty chứng khốn theo hướng tái cấu trúc tài sản (phá sản, thâu tóm, sáp nhập); giảm số lượng cơng ty chứng khốn từ trên 100 như hiện nay xuống khoảng 50 cơng ty (bình qn thị phần của mỗi cơng ty sẽ là 4 tỷ USD).
Tiếp tục hồn chỉnh hệ thống khung pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán
Để thị trường chứng khoán phát triển hơn nữa trong năm tiếp theo, Bộ Tài chính định hướng tiếp tục hồn chỉnh hệ thống khung pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán để thúc đẩy sự phát triển của thị trường, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát đối với các hoạt động trên thị trường, đảm bảo an tồn của thị trường, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Trong đó trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành các Nghị định về thị trường chứng khoán phái sinh, Nghị định sửa đổi Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Chứng khoán và Nghị định sửa đổi Nghị định 108/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Nam. Năm 2015 cũng thực hiện tổng kết, đánh giá để chuẩn bị cho việc xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật Chứng khốn thế hệ 2 trong giai đoạn 2016-2020.
Thực hiện hiện đại hóa tổ chức của TTCK
Thực hiện hợp nhất các Sở GDCK và phát triển, phân định các khu vực thị trường: cổ phiếu, trái phiếu và hình thành thị trường sản phẩm phái sinh để nâng cao vị thế của Sở GDCKVN trong khu vực ASEAN. Xây dựng và triển khai mơ hình đối tác thanh toán bù trừ trung tâm (CCP) và hệ thống vay và cho vay chứng khoán (SBL); xây dựng và triển khai Đề án kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Triển khai gói thầu cơng nghệ thơng tin đối với thị trường chứng khoán nhằm phục vụ hoạt động giao dịch, thanh toán bù trừ, quản lý giám sát thị trường.
Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm góp phần tạo lập thị trường hoạt động công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Về quản lý, phát triển các định chế trung gian hoạt động trên thị trường:
Thực hiện các giải pháp tái cấu trúc hoạt động của các định chế trung gian trên TTCK như: hợp nhất, giải thể, phá sản các CTCK yếu kém, thua lỗ dựa trên nền tảng các chỉ tiêu an tồn tài chính. Xem xét nâng cao tiêu chí thành viên của Sở GDCK nhằm xử lý những CTCK yếu kém, mở rộng tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư nước ngồi trên TTCK theo lộ trình cam kết trong WTO phù hợp với điều kiện thực tế và chính sách phát triển TTCK.
Tập trung vào việc phát triển nhà đầu tư tổ chức: Phát triển nhà đầu tư tổ chức như quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm…, coi việc phát triển nhà đầu tư tổ chức là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.
3.12. Nguyên tắc thu vốn đầu tư đầu tư gián tiếp nước ngồi thơng qua TTCK Việt Nam
Việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi thơng qua TTCK Việt Nam đang là một nhu cầu khách quan và phải được thực hiện theo một số nguyên tắc nhất định:
- Việc thu hút vốn và quản lý vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK phải luôn bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và định hướng phát triển TTCK Việt Nam, nhằm góp phần tăng cường nguồn vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho toàn xã hội
- Nguồn vốn đầu tư nước ngồi thơng qua TTCK cần hướng vào một số ngành nghề ưu tiên, có nhu cầu vốn cấp bách theo định hướng của Chính Phủ. Ngồi những ngành nghề hiện nay nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần như tiêu dùng, dịch vụ, cơng nghiệp nhẹ… thì nguồn vốn này cần được mở rộng sang nhiều ngành nghề lĩnh vực mới mang tính đột phá, sử dụng khoa học cơng nghệ mới…
- Thu hút vốn phải đi đôi với quản lý vốn một cách hiệu quả:
Bài học khủng hoảng kinh tế của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong thời gian vừa qua việc quản lý để đảm bảo quy mô nguồn vốn vào và cơ cấu vốn ra là hết sức quan trọng và nếu khơng có các chính sách quản lý phù hợp thì rất có thể sẽ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính. Nguồn vốn nước ngồi thu hút được trên TTCK phải phục vụ cho các mục đích phát triển giảm thiểu tác động tiêu cực đến nguồn vốn huy động trong nước, có cơ cấu hợp lý trong tương quan với các nguồn vốn nước ngoài khác như vay thương mại hay FDI.
Bên cạnh việc thu hút vốn, phải đặc biệt quan tâm đến các biện pháp đối phó với khả năng rút vốn nhanh và đột ngột của các nhà đầu tư nước ngồi. Khi tình hình kinh tế trong nước khó khăn, các nhà hoạch định chính sách cần chủ động trong điểu hành kinh tế vĩ mô, giảm tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn và giám sát việc sử các nguồn vốn một cách hiệu quả, tránh sử dụng sai mục
- Chính sách thu hút vốn và quản lý vốn đầu tư nước ngồi thơng qua TTCK phải từng bước hướng tới thông lệ quốc tế đảm bảo hiệu quả và tiền đề hội nhập trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.