Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG THU hút vốn đầu tư GIÁN TIẾP nước NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG năm QUA (Trang 64)

2 .1Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam

2.2.1.2.2 :Trên thị trường trái phiếu

2.2.2.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.2.2.2.1 Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý vốn FII vào thị trường chứng khốn, vẫn cịn có những hạn chế cịn tồn tại cần phải khắc phục để có thể thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn này trong phát triển thị trường chứng khốn nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Thứ nhất: Việt Nam chưa xây dựng được chính sách thu hút vốn và

quản lý vốn FPI hiệu quả. Đối với nguồn vốn FII, Việt Nam đã có những chính sách cũng như biện pháp cụ thể nhằm tăng cường khả năng thu hút vốn cho nền kinh tế nói chung, các ngành kinh tế nói riêng. Tuy nhiên, đối với nguồn vốn FII thì những chính sách nhằm tăng cường khả năng thu hút của Việt Nam vẫn chưa được xây dựng chi tiết, cụ thể như đối với vốn FDI. Đặc biệt, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực, nguồn vốn FII càng khơng được ưa thích do tâm lý lo sợ những tác động tiêu cực của luồng vốn này đối với nền kinh tế trong nước. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cịn khá e ngại trước dòng vốn FII vào Việt Nam trong thời gian qua . Tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong một số ngành nghề kinh tế ở Việt Nam vẫn đang bị giới hạn, nhằm đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước đối với ngành nghề đó. Trên thực tế, cần có những phân tích, đánh giá đúng vai trị và ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của nguồn vốn FII, từ đó xây dựng chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, đóng góp vào sự phát triển của thị trường chứng khốn và nền kinh tế. Ngồi ra, Việt Nam cũng chưa có định hướng rõ ràng trong việc thu hút, quản lý và kiểm soát luồng vốn FII vào thị trường chứng khoán. Đây là một điều mà các quỹ đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đều băn khoăn và rất quan tâm. Những quy định của chính phủ Việt Nam trong việc quản lý và kiểm soát luồng vốn ngoại tất yếu sẽ có ảnh hưởng đến số vốn FII vào Việt Nam, cũng như sự vận hành của luồng vốn này tại thị trường chứng khoán trong nước.

Thứ hai, sự thiếu đồng bộ về mặt luật pháp. Hiện nay, Luật đầu tư đã

được ban hành nhưng các văn bản hướng dẫn thị hành vẫn cịn thiếu. Bên cạnh đó, trong Luật đầu tư cũng có đề cập đến hoạt động đầu tư gián tiếp, nhưng văn bản hướng dẫn thi hành luật thì lại chủ yếu tập trung vào hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Mặt khác, sự thiếu đồng bộ về mặt luật pháp trong điều chỉnh hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngồi cịn thể hiện ở chỗ nội dung công tác quản lý nhà nước đối với vốn FII được quy định rải rác trong nhiều văn bản do các cơ quan khác nhau ban hành, gây khó khăn cho việc nghiên cứu và theo dõi. Văn bản quy định về hoạt động ngoại hối đối với việc mua bán chứng khốn của nhà đầu tư nước ngồi do Ngân hàng Nhà nước ban hành; văn bản quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị tường chứng khốn do Bộ Tài chính ban hành, các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại được quy định trong luật đầu tư v… v . Việc đối chiếu hiệu lực của các văn bản cũng gặp rất nhiều khó khăn do thời gian ban hành khác nhau.

Thứ ba: Công tác giới thiệu thông tin đầu tư về Việt Nam và thị trường

Chứng khoán Việt Nam đến các nhà đầu tư nước ngồi vẫn cịn hạn chế. Đây là một trở ngại lớn trong việc thu hút vốn FII vào Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi được hỏi đều đánh giá rằng tiềm năng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam là rất lớn do kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ổn định với tốc độ cao, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận các nguồn thông tin về thị trường chứng khoán Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngồi cịn rất hạn chế. Các trang công bố thông tin bằng tiếng anh của sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh, Hà Nội, các cơng ty chứng khốn vẫn cịn rất ít và chưa được đầu tư nhiều cơng sức; các loại ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nhật v..v lại càng ít hơn. Nói cách khác, nguồn cơng bố thơng tin chính chính thức về thị trường chứng khốn Việt Nam vẫn còn rất thiếu, đòi hỏi phải được đầu

nước ngồi tại Việt Nam tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, chủ yếu là do con đường du lịch hoặc thơng qua các quỹ đầu tư nước ngồi. Các nhà đầu tư Nhật Bản, Trung Quốc thông qua việc đến du lịch Việt nam đã tranh thủ tìm kiếm thêm cơ hội, thơng tin đầu tư tại thị trường chứng khốn Việt Nam.

Thứ tư, khả năng dự đoán và thống kê của các cơ quan quản lý nhà

nước về số vốn FPI vào thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua vẫn cịn kém. Khi thị trường chứng khốn phát triển, luồng vốn FII vào Việt Nam ngày càng nhiều, kèm theo đó có cả những tác động tiêu cực như lượng ngoại tệ tăng, ngân hàng nhà nước phải chi tiền để mua số ngoại tệ đó dẫn đến lạm phát tăng thì u cầu thống kê và đưa ra con số chính xác lượng vốn FII đã vào Việt Nam lại càng trở nên cấp thiết. Nếu đưa ra được con số thống kê chính xác thì các cơ quan quản lý nhà nước mới có thể đưa ra những biện pháp điều tiết phù hợp và kịp thời. Tuy nhiên, các con số thống kê về tổng vốn FII vào Việt Nam thời gian qua được công bố bởi các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế hay các quỹ đầu tư nước ngồi lại khơng giống nhau. Những con số về tổng vốn FII vào thị trường chứng khốn Việt Nam được cơng bố khoảng 1 tỷ USD, 4 tỷ USD. 6 tỷ USD hay hơn nữa. Nhưng thực tế đây chỉ là con số ước đốn, và khơng ai có thể cam đoan đây là con số chính xác nhất. Như vậy, có một thực tế là việc thống kê chính xác quy mơ nguồn vốn này khơng hề đơn giản khi có sự giao thoa giữa Ủy ban chứng khoán nhà nước và Ngân hàng nhà nước. Từ góc độ thị trường, Ủy ban chứng khốn nhà nước chỉ có thể kiểm sốt được quy mơ danh mục đầu tư trên cơ sở lưu ký chứng khoán, trong khi ngân hàng nhà nước chỉ kiểm sốt vốn từ góc độ ngoại tệ vào. Hiện nay, Ngân hàng nhà nước đã yêu cầu nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam phải mở các tài khoản riêng biệt là tài khoản đầu tư trực tiếp và tài khoản góp vốn mua cổ phần, tài khoản giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên hiện những tài khoản như vậy lại khơng bóc tách được giữa việc mua cổ phiếu gián tiếp thực sự hay mua góp vốn vào doanh nghiệp. Ngồi ra hai

cơ quan này cũng chưa xác định chính xác được mức vốn đầu tư trên thị trường chính thức và thị trường khơng chính thức.

2.2.2.2.2. Nguyên nhân

Những tồn tại hạn chế trong công tác thu hút và quản lý vốn FII trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất: chưa có sự phân cơng và phối hợp trong quản lý vốn FII trên

thị trường chứng khoán giữa các cơ quan chức năng. Hiện nay, Ngân hàng nhà nước mới thực hiện việc quản lý nguồn vốn FII khi vào và ra khỏi Việt Nam, còn ủy ban chứng khoán Nhà nước và Trung tâm lưu ký thực hiện quản lý tình hình luân chuyển nguồn vốn FII của nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan này trong thời gian qua chưa thực sự tốt, nên việc thống kê và giám sát hiệu quả hoạt động của nguồn vốn này chưa được như mong muốn.

Thứ hai, Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật chính thức điều chỉnh

tồn bộ hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, từ lúc mở tài khoản giao dịch chứng khoán, chuyển tiền vào mua chứng khoán, thực hiện giao dịch chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán, thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, các điều kiện chuyển vốn ra khỏi Việt Nam v..v Điều này khiến cho việc thực hiện các công tác quản lý nhà nước đối với nguồn vốn này một cách đồng bộ gặp nhiều khó khăn trong thực tế.

Thứ ba: Trình độ của cán bộ, chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà

nước vẫn còn hạn chế; thể hiện ở việc hoạch định các chính sách điều tiết sự phát triển của thị trường chưa hợp lý, thường mang tính chất chạy theo sự biến động của thị trường hoặc vẫn còn những sai sót trong q trình làm việc. Sự cố tình nhầm room cho nhà đầu tư nước ngồi của Sacombank, cơng ty cổ phần thủy sản Bến Tre (ABT), công ty cổ phần công nghiệp Tân Tạo (ITA)

mang lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng đây là một sai sót có thể dẫn đến sự vi phạm quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với các ngân hàng thương mại ( tỷ lệ tối đa là 30%), công ty ( tỷ lệ tối đa là 49%) Việt Nam. Hoặc sự cố tính nhầm giá tham chiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền của cổ phiếu TLT trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội dẫn đến việc phải hủy kết quả giao dịch ngày hơm đó của cổ phiếu này cũng gây ra những thiệt hại không nhỏ đối với nhà đầu tư. Để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững và chuyên nghiệp hơn, thì những sai sót này cần phải được khắc phục, thơng qua việc nâng cao trình độ của cán bộ nghiệp vụ tại các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan quan quản lý thị trường.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN

3.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán và nguyên tắc thu hútvốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua TTCK Việt Nam vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua TTCK Việt Nam

3.1.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán

Mục tiêu chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn từ nay đến năm 2020 là phát triển về quy mô, chất lượng hoạt động cho thị trường chứng khốn, duy trì trật tự an tồn cho thị trường. Mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Dự kiến đến năm 2015, quy mơ vốn hóa thị trường đạt 65 – 70% GDP và đến năm 2020 quy mơ vốn hóa thị trường đạt 90 -100% GDP. Cần tăng quy mô, chất lượng cơng ty chứng khốn theo hướng tái cấu trúc tài sản (phá sản, thâu tóm, sáp nhập); giảm số lượng cơng ty chứng khốn từ trên 100 như hiện nay xuống khoảng 50 cơng ty (bình qn thị phần của mỗi cơng ty sẽ là 4 tỷ USD).

Tiếp tục hồn chỉnh hệ thống khung pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán

Để thị trường chứng khoán phát triển hơn nữa trong năm tiếp theo, Bộ Tài chính định hướng tiếp tục hồn chỉnh hệ thống khung pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán để thúc đẩy sự phát triển của thị trường, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát đối với các hoạt động trên thị trường, đảm bảo an tồn của thị trường, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Trong đó trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành các Nghị định về thị trường chứng khoán phái sinh, Nghị định sửa đổi Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Chứng khoán và Nghị định sửa đổi Nghị định 108/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Nam. Năm 2015 cũng thực hiện tổng kết, đánh giá để chuẩn bị cho việc xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật Chứng khốn thế hệ 2 trong giai đoạn 2016-2020.

Thực hiện hiện đại hóa tổ chức của TTCK

Thực hiện hợp nhất các Sở GDCK và phát triển, phân định các khu vực thị trường: cổ phiếu, trái phiếu và hình thành thị trường sản phẩm phái sinh để nâng cao vị thế của Sở GDCKVN trong khu vực ASEAN. Xây dựng và triển khai mơ hình đối tác thanh toán bù trừ trung tâm (CCP) và hệ thống vay và cho vay chứng khoán (SBL); xây dựng và triển khai Đề án kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh tốn liên ngân hàng. Triển khai gói thầu cơng nghệ thơng tin đối với thị trường chứng khốn nhằm phục vụ hoạt động giao dịch, thanh toán bù trừ, quản lý giám sát thị trường.

Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm góp phần tạo lập thị trường hoạt động công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Về quản lý, phát triển các định chế trung gian hoạt động trên thị trường:

Thực hiện các giải pháp tái cấu trúc hoạt động của các định chế trung gian trên TTCK như: hợp nhất, giải thể, phá sản các CTCK yếu kém, thua lỗ dựa trên nền tảng các chỉ tiêu an tồn tài chính. Xem xét nâng cao tiêu chí thành viên của Sở GDCK nhằm xử lý những CTCK yếu kém, mở rộng tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư nước ngồi trên TTCK theo lộ trình cam kết trong WTO phù hợp với điều kiện thực tế và chính sách phát triển TTCK.

Tập trung vào việc phát triển nhà đầu tư tổ chức: Phát triển nhà đầu tư tổ chức như quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm…, coi việc phát triển nhà đầu tư tổ chức là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.

3.12. Nguyên tắc thu vốn đầu tư đầu tư gián tiếp nước ngồi thơng qua TTCK Việt Nam

Việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi thơng qua TTCK Việt Nam đang là một nhu cầu khách quan và phải được thực hiện theo một số nguyên tắc nhất định:

- Việc thu hút vốn và quản lý vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK phải luôn bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và định hướng phát triển TTCK Việt Nam, nhằm góp phần tăng cường nguồn vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho toàn xã hội

- Nguồn vốn đầu tư nước ngồi thơng qua TTCK cần hướng vào một số ngành nghề ưu tiên, có nhu cầu vốn cấp bách theo định hướng của Chính Phủ. Ngồi những ngành nghề hiện nay nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần như tiêu dùng, dịch vụ, cơng nghiệp nhẹ… thì nguồn vốn này cần được mở rộng sang nhiều ngành nghề lĩnh vực mới mang tính đột phá, sử dụng khoa học công nghệ mới…

- Thu hút vốn phải đi đôi với quản lý vốn một cách hiệu quả:

Bài học khủng hoảng kinh tế của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong thời gian vừa qua việc quản lý để đảm bảo quy mô nguồn vốn vào và cơ cấu vốn ra là hết sức quan trọng và nếu khơng có các chính sách quản lý phù hợp thì rất có thể sẽ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính. Nguồn vốn nước ngồi thu hút được trên TTCK phải phục vụ cho các mục đích phát triển giảm thiểu tác động tiêu cực đến nguồn vốn huy động trong nước, có cơ cấu hợp lý trong tương quan với các nguồn vốn nước ngoài khác như vay thương mại hay FDI.

Bên cạnh việc thu hút vốn, phải đặc biệt quan tâm đến các biện pháp đối phó với khả năng rút vốn nhanh và đột ngột của các nhà đầu tư nước ngồi. Khi tình hình kinh tế trong nước khó khăn, các nhà hoạch định chính sách cần

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG THU hút vốn đầu tư GIÁN TIẾP nước NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG năm QUA (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)