2 .1Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam
3.2.2 .3Những hạn chế về mặt thông tin
3.3. Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi thơng quan
3.3.2. Nâng cao khả năng quản lý vốn đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt
Nam trong thời gian tới
Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư nước ngồi cịn băn khoăn khi xem xét có thực hiện đầu tư vào thị trường chứng khốn Việt Nam hay khơng là do Chính phủ Việt Nam chưa có quan điểm rõ ràng trong việc thực hiện các biện pháp quản lý đối với nguồn vốn FPI. Dù nhận thấy nhiều tiểm năng của thị trường chứng khoán Việt Nam, của các doanh nghiệp Việt Nam nhưng các nhà đầu tư nước ngồi cũng khơng dám mạnh dạn đầu tư vốn vì họ khơng biết nguồn vố đầu tư của mình sẽ bị quản lý và giám sát như thế nào. Bên cạnh đó nguồn vốn FPI vào Việt Nam tăng nhanh trong thời gian gần đây kèm theo tính chất “vào nhanh – rút nhanh” của nguồn vốn này. Thực tế càng cho thấy sự cần thiết phải sớm xây dựng và ban hành cơ chế chính sách quản lý thống nhất nguồn vốn FPI vào Việt Nam đối với các cơ quan quản lý nhà nước.
Trên cơ sở nhận thức rõ những đặc điểm của nguồn vốn FPI và nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong việc quản lý nguồn vốn này, có thể đề xuất một số nội dung cần thiết trong cơ chế chính sách quản lý vốn FPI của Việt Nam như sau:
- Quy định đối tượng tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong thời gian qua số lượng nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, số lượng nhà
đầu tư tổ chức vẫn cịn khiêm tốn, khơng ngoại trừ trong số này là những quỹ đầu cơ nước ngoài. Họ tham gia vào thị trường trong thời gian ngắn vì nhận thấy khả năng sinh lời trên thị trường chứng khoán Việt Nam hấp dẫn hơn so với các thị trường khác trong khu vực. Khi đó, số lượng nhà đầu tư tăng lên lại khơng kèm theo chất lượng tăng lên thì rủi ro đối với sự an toàn của thị trường chứng khốn Việt Nam sẽ cao hơn. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành quy định tiêu chuẩn tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển an tồn và bền vững của thị trường.
- Quy định mức vốn nhất định khi tham gia vào thị trường của nhà đầu tư nước ngoài. Mỗi nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khốn khơng kể nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài đều phải đáp ứng những yêu cầu về đảm bảo giao dịch, trong đó phải có đủ tỷ lệ tiền kí quỹ trong tài khoản giao dịch chứng khốn. Mục đích của biện pháp này là nhằm nâng cao chất lượng vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Quy định thời gian rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đã bỏ quy định hạn chế về thời gian rút vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Quy định này được đánh giá là khá thơng thống so với các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ quản lý, dự đoán, dự báo nguồn vốn FPI của Việt Nam vẫn cịn nhiều hạn chế thì việc quy định thời gian được phép rút vốn ra khỏi thị trường chứng khoán đối với nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết trong thời điểm hiện tại.
- Quy định các tiêu chuẩn xem xét khi cấp phép hoạt động cho các quỹ đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, ví dụ như mục đích hoạt động, thời gian hoạt động, lĩnh vực dự kiến đầu tư của quỹ đó, nhằm hạn chế tối đa những vốn đầu tư ngắn hạn hoặc các quỹ đầu cơ vào Việt Nam.
- Xây dựng các biện pháp phòng ngừa cần thiết trong trường hợp nguồn vốn FPI đảo chiều, trên cơ sở cảnh báo trước nguy cơ cũng như các biện pháp
Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản ký nhà nước về vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Việc quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam hiện này được thực hiện chủ yếu bởi hai cơ quan nhà nước, đó là:
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối chung, giám sát các nguồn vốn trực tiếp và gián tiếp vào và ra khỏi Việt Nam
- Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, Trung tâm lưu kí thực hiện việc quản lý các hoạt động liên quan đến giao dịch mua bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài; tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngồi tại các cơng ty niêm yết, công ty chưa niêm yêt, các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán; hoạt động và xuất xứ của các quỹ đầu tư tại Việt Nam, nguồn vốn cảu quỹ, danh mục và lĩnh vực đăng kí đầu tư…
- Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với nguồn vốn FPI vẫn chưa được tốt, khiến cho việc thống kê công bố số liệu vốn FPI vào Việt Nam chưa chính xác, thống nhất và kịp thời. Vì vậy để nâng cao khả năng quản lý vốn FPI trên thị trường chứng khốn Việt Nam cần có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý vốn FPI theo hướng:
- Quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước có vai trị trong cơng tác quản lý và giám sát nguồn vốn FPI;
- Thực hiện các buổi làm việc tổng kết định kì nhằm phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường của nguồn vốn FPI, từ đó có những ứng xử kịp thời trước những thay đổi của nguồn vốn này.
Nâng cao trình độ của cán bộ, chuyên viên quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi
Yếu tố con người ln đóng vai trị quan trọng trong mọi công việc. Để nâng cao năng lực quản lý nguồn vốn FPI trên thị trường chứng khốn Việt Nam thì vấn đề quan trọng là cần nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ, chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực này.
Nâng coa năng lực của cán bộ, chuyên viên quản lý cần được thực hiện đối với cả cán bộ, chuyên viên thực hiện cơng việc phân tích, dự báo, xây dựng, hoạch định chính sách và cán bộ, chuyên viên thực hiện công việc quản lý, giám sát hoạt động. Một số biện pháp cơ bản cần thực hiện là:
- Thực hiện việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với các cán bộ, chuyên viên làm việc ở các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nguồn vốn FPI. Đây phải là những người giỏi chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Muốn vậy phải chuẩn hóa các bộ ngay từ khâu tuyển chọn, đảm báo sự tuyển dụng công bằng, khách quan.
- Chú trọng cơng tác đào tạo: khuyến khích cán bộ thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chun mơn, trình độ ngoại ngữ để phục vụ cơng việc, tổ chức các buổi hội thảo và cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về phòng chống rủi ro trong hoạt động đầu tư, nghiên cứu và nắm chắc các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư – chứng khoán – tiền tệ.
- Tổ chức cho cán bộ, chuyên viên tham quan, nghiên cứ và học hỏi kinh nghiệm quản lý vốn FPI của các nước nhất là những nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển thị trường chứng khốn, từ đó áp dụng vào điều kiện cụ thể của nước ta.