Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (Trang 26 - 30)

1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

1.2.4. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

1.2.4.1. Giá trị bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm, nó là cơ sở để người bảo hiểm và người được bảo hiểm thỏa thuận số tiền bảo hiểm. Giá trị này có thể là giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới của tài sản.

Đối tượng bảo hiểm hỏa hoạn rất rộng và phức tạp, mỗi đối tượng tại một thời điểm có giá trị khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn tài sản được bảo hiểm hỏa hoạn có giá trị lớn như nhà cửa, cơng trình, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, kho hàng, nhà xưởng… cho nên khi xác định giá trị bảo hiểm phải tùy thuộc vào từng loại tài sản, thông thường người ta sử dụng các loại giá trị sau đây:

+ Giá trị mới (giá trị ban đầu) là giá trị của tài sản tại thời điểm mua mới hoặc tại thời điểm bắt đầu đem vào sử dụng. Giá trị mới được xác định bao gồm nguyên giá cộng với chi phí vận chuyển và chi phí lắp đặt chạy thử

+ Giá trị thực tế của tài sản là giá trị của tài sản được đánh giá tại thời điểm người sử dụng, người sở hữu tham gia bảo hiểm cho tài sản đó.

+ Giá trị cịn lại là giá trị mới trừ đi hao mòn do sử dụng theo thời gian. Và tùy theo từng loại tài sản người ta sử dụng các loại giá trị khác nhau, chẳng hạn:

+ Đối với nhà cửa, vật kiến trúc: giá trị bảo hiểm được xác định trên chi phí nguyên vật liệu và xây lắp tài sản đó (giá trị xây lắp mới) trừ khấu hao trong thời gian đã sử dụng.

+ Đối với máy móc, thiết bị và các bất động sản khác: GTBH được xác định dựa trên cơ sở giá thị trường, chi phí vận chuyển lắp đặt của loại máy

móc, thiết bị cùng chủng loại, cơng suất, tính năng kỹ thuật, nơi sản xuất, … hoặc xác định trên cơ sở giá mua mới tài sản tương đương trừ đi khấu hao.

+ Đối với vật tư, hàng hóa, đồ dùng trong kho, trên dây chuyền sản xuất, trong cửa hàng, văn phòng, nhà ở, …GTBH xác định theo giá trị bình quân hoặc giá trị tối đa của các loại vật tư, hàng hóa có trong thời hạn bảo hiểm

1.2.4.2. Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm (STBH) là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của tài sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm và được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm là yếu tố cơ bản để tính phí bảo hiểm và là cơ sở cho việc bồi thường của người bảo hiểm khi xảy ra tổn thất

STBH cũng là giới hạn bồi thường tối đa của người bảo hiểm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ. STBH do người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm thỏa thuận với nhau, nhưng phải dựa trên cơ sở kiểm tra đối tượng bảo hiểm của người được bảo hiểm và các giấy tờ sổ sách liên quan. Về nguyên tắc, người bảo hiểm chỉ chấp nhận giao kết hợp đồng bảo hiểm với STBH tối đa bằng giá trị đối tượng bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn xuất hiện các hiện tượng bảo hiểm trên giá trị bên cạnh bảo hiểm đúng giá trị và bảo hiểm dưới giá trị.

Hợp đồng bảo hiểm dưới giá trị tài sản (under –insurance of property) có STBH nhỏ hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm. Lý do của bảo hiểm dưới giá trị có thể từ chủ ý của các bên khi giao kết HĐBH hoặc có thể từ các yếu tố khách quan như là giá cả của đối tượng bảo hiểm biến động trong thời hạn bảo hiểm, …tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bên cần có cách xử lý thích hợp và nói chung nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, việc bồi thường sẽ áp dụng tỷ lệ: STBH/ giá trị bảo hiểm hoặc một số ít trường hợp áp dụng bồi thường theo tổn thất thứ nhất (tức là người bảo hiểm bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của đối tượng bảo hiểm và tối đa bằng STBH). Nếu hợp đồng

này được giao kết mà khơng phải do ý chí của người bảo hiểm, trước khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm có thể mua bảo hiểm bổ sung cho phần giá trị chưa được bảo hiểm này, và nếu việc bảo hiểm bổ sung này xuất phát từ lý do tăng đột biến giá cả thì người ta coi đó là bảo hiểm giá trị gia tăng.

Hợp đồng bảo hiểm trên giá trị (over – insurance of property) có STBH lớn hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm. Mặc dù,về nguyên tắc không cho phép giao kết loại HĐBH này nhưng có nhiều lý do chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng trên, như việc định giá đối tượng bảo hiểm khơng chính xác; giá cả đối tượng bảo hiểm biến động…cả ý đồ trục lợi của người được bảo hiểm. Cách xử lý sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể, chẳng hạn nếu việc ký kết HĐBH này là do lỗi vô ý của người tham gia bảo hiểm thì theo người bảo hiểm phải hồn lại phần phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với STBH vượt quá giá trị thị trường của tài sản sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan; nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tính theo giá trị thị trường của tài sản.

Trong nền kinh tế thị trường, quy mơ sản xuất kinh doanh có xu hướng ngày càng mở rộng, do đó số lượng hàng hóa và giá trị tài sản cũng được tăng lên. Mặt khác, giá trị của mỗi nhóm tài sản thường xun biến động hoặc khơng thể xác định trực tiếp bằng thước đo giá cả thị trường (như lợi nhuận kinh doanh, giá trị sản lượng thu hoạch …). Như vậy, việc xác định STBH rất phức tạp, do đó khi xác định STBH ta có thể sử dụng hai chỉ tiêu đó là bảo hiểm theo giá trị bình quân hay giá trị tối đa của đối tượng bảo hiểm có mặt trong thời gian bảo hiểm.

Nếu bảo hiểm theo giá trị bình qn, người được bảo hiểm tính trước và thông báo cho người bảo hiểm giá trị số dư bình quân theo số dư thực tế của từng tháng hoặc từng quý trong thời gian bảo hiểm. Giá trị bình quân này được xem là STBH. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, NBH bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị trung bình đã được khai báo.

Nếu bảo hiểm theo giá trị tối đa, NĐBH ước tính và thơng báo cho NBH giá trị của số lượng vật tư, hàng hóa tối đa vào một thời điểm nào đó trong thời gian bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa nhưng chỉ thu trước một phần, thường là 75%. Đầu mỗi tháng hoặc quý, NĐBH thông báo cho NBH số vật tư, hàng hóa tối đa thực có trong tháng, quý trước đó. Cuối thời hạn bảo hiểm, trên cơ sở các giá trị được thơng báo, NBH tính giá trị số vật tư, hàng hóa tối đa bình qn của cả thời hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm. Nếu phí bảo hiểm tính được trên cơ sở giá trị tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm mà lớn hơn số phí đã nộp thì NĐBH phải bổ sung cho NBH số phí chênh lệch cịn thiếu. Nếu trong thời hạn bảo hiểm, xảy ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và STBT vượt quá giá trị tối đa thì phí bảo hiểm được tính dựa vào STBT đã trả. Trong trường hợp này, STBT được coi là STBH.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)