Đánh giá hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (Trang 65 - 70)

tại Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện

2.4.1. Những kết quả đạt được

Nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là một trong những nghiệp vụ được khai thác ổn định ở Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện. Doanh thu của nghiệp vụ này đóng góp từ 2.63 – 2.87% vào tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc hàng năm của tồn doanh nghiệp và thị phần chiếm 4.7% trên thị trường (theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam). Trong 4 năm qua, doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tăng nhanh với tốc độ khá cao, năm sau cao hơn năm trước là do công ty đã thiết lập được hệ thống đại lý phủ khắp cả nước, đào tạo được nhiều cán bộ khai thác giỏi.

Ngồi ra, Tổng cơng ty PTI đã có những biện pháp đề phịng hạn chế tổn thất hiệu quả làm giảm thiểu được thiệt hại. Những năm gần đây, công ty đã chú trọng hơn trong công tác tuyên truyền và tư vấn giúp khách hàng hiểu được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt.

Cùng với đó, cơng tác đào tạo cán bộ khai thác, giám định bồi thường cũng được chú ý hơn, hoạt động đại lý cũng được mở rộng nhằm khai thác tối đa thị trường. Có thể nói Tổng cơng ty PTI ngày càng nâng cao chất lượng trong công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt.

2.4.2. Những tồn tại cần khắc phục

Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ của công ty trong thời gian qua, việc triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Tổng cơng ty cịn khơng ít các tồn tại. Đó là một trong những hạn chế khiến cho hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn chưa thực sự đạt được như mong muốn. Những tồn tại chủ yếu bao gồm:

Thứ nhất, trình độ kinh nghiệm của cán bộ, cơng nhân viên trong Tổng

công ty cịn chưa đồng đều. Tuy trình độ đại học và trên đại học chiếm tới trên 70% nhưng bên cạnh đó vẫn cịn gần 30% lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông, kiến thức về chuyên môn không rộng nên khi gặp những vấn đề địi hỏi cần có sự hiểu biết sâu về chun mơn, nghiệp vụ thì rơi vào lung túng, làm việc khơng hiệu quả. Ngay cả bản thân những cán bộ trẻ có trình độ đại học, những kiến thức về chuyên môn được học cũng chỉ ở dạng chung chung, chưa được đào tạo sâu về chuyên môn nên hiệu quả làm việc chưa cao.

Thứ hai, trong công tác khai thác hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và các

rủi ro đặc biệt còn nhiều bất cập như quản lý hợp đồng chưa tốt, nhiều khách hàng sau khi mua bảo hiểm ở Tổng cơng ty thì tỷ lệ tiếp tục tái tục hợp đồng thấp; tình trạng HĐBH đã cấp nhưng hết hạn thanh tốn phí mà khách hàng khơng đóng phí, sau nhiều lần gửi thơng báo thu phí nhưng vẫn khơng nộp thì hủy HĐ đó, điều này dẫn đến lãng phí tốn kém chi phí cấp phát HĐBH, chi phí khai thác BH,…

Cuối cùng, một tồn tại chung của hầu hết các cơng ty bảo hiểm cũng

như PTI đó là tình hình khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt một cách ồ ạt và nhất là khơng qua một phịng nghiệp vụ chuyên về nghiệp vụ này. Đó là hiện tượng các cán bộ khai thác không thuộc phịng tài sản kỹ thuật, khơng hiểu rõ về nghiệp vụ nhưng vẫn tiến hành khai thác và cấp HĐBH hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt cho khách hàng.

Cùng với đó là những điều khoản bổ sung trong hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt thì q dài dịng, gây khó hiểu cho khách hàng, khi cán bộ khai thác giải thích cho khách hàng thì nhiều khi rơi vào lúng túng, không nắm rõ kiến thức chuyên môn. Tất cả điều này làm cho khách hàng thiếu tin tưởng về chuyên môn đối với cán bộ và với Tổng công ty.

Mặt khác, việc khai thác bảo hiểm thì chủ yếu dựa vào các mối quan hệ sẵn có, các khách hàng quen của Tổng cơng ty và của các cổ đơng, cịn việc khai thác khách hàng tiềm năng, khách hàng mới thì chưa thực sự được chú trọng, chưa có chiến lược cụ thể để nhắm đến đối tượng khách hàng này. Do vậy, số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm còn chưa được khai thác hiệu quả trong khi cơ hội thị trường thì rất rộng lớn.

Những điểm còn tồn tại trên đang và đã ảnh hưởng mạnh đến năng lực khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ở PTI. Đó là những “hạt sạn” trong sự phát triển của Tổng công ty, do vậy cần có những giải pháp và phương hướng nhằm loại bỏ, hạn chế những tồn tại này để năng lực khai thác phát huy hết tiềm năng của nó.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN

3.1. Định hướng kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong thời gian tới

Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày càng gay gắt hơn với sự tham gia của nhiều công ty bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Do đó Tổng cơng ty đã phải san sẻ thị trường và giảm thị phần nhiều hơn. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngồi cũng chưa có chiều hướng tăng. Xác định được những khó khăn và thử thách, Tổng cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã đề ra định hướng kinh doanh trong thời gian tới là:

Năm 2016, PTI đặt mục tiêu kinh doanh 3.100 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bảo hiểm gốc là 2.930 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2015; hai sản phẩm bán lẻ là bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 74%.

Năm 2016 cũng như những năm sắp tới, PTI tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng đi liền với hiệu quả, phát triển doanh thu nhưng vẫn phải đạt các mục tiêu về lợi nhuận, đảm bảo chi trả cổ tức 12%. Đặc biệt, PTI tăng cường đầu tư vào công nghệ thông tin, coi công nghệ thông tin là yếu tố then chốt tạo nên sự khác biệt trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. PTI không đặt nặng mục tiêu vươn lên đứng thứ mấy thị trường mà chú trọng đặt mục tiêu phát triển bền vững và hiệu quả.

Ngoài ra, PTI cần điều chỉnh lại cách giao cơ chế, quản lý và đánh giá hiệu quả kinh doanh, theo đó, thay đổi cách quản trị bồi thường từ năm tài chính sang năm nghiệp vụ với nghiệp vụ bảo hiểm ô tơ và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.

Bên cạnh đó cần xây dựng các sản phẩm mới, sản phẩm chuyên biệt theo kênh khai thác như sản phẩm bán qua MobiFone/ Vinaphone…; Tập trung phát triển kênh bán hàng trực tuyến; duy trì và từng bước điều chỉnh kênh mơi giới…

Về CNTT, PTI cần chuẩn hóa việc nhập số liệu, quản trị thông tin khách hàng, từng bước tổ chức, xây dựng nhập liệu trung tâm tại từng đơn vị thành viên; triển khai các chương trình, ứng dụng quản lý bán hàng.

Ngoài những mục tiêu kinh doanh bảo hiểm chung cần phải thực hiện, PTI cũng đã đặt ra mục tiêu cụ thể cho nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh khai thác để nâng cao tỷ trọng doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm này so với Tổng công ty.

- Doanh thu phí bảo hiểm trong giai đoạn tới phải tăng và duy trì khoảng 25 - 30 %/ năm. Trong đó, khơng chỉ dừng lại ở khai thác thị trường trong nước mà cịn tiến tới thị trường nước ngồi. Năm vừa qua, Công ty cũng đã cử cán bộ kinh doanh sang Lào, Campuchia, Myanmar để mở rộng hợp tác kinh doanh với đối tác các nước này.

Trên đây là những mục tiêu và phương hướng mà PTI đặt ra trong thời gian tới đây phải thực hiện, cơ bản những mục tiêu này đưa ra đều dựa trên những kết quả kinh doanh đã đạt được và những phân tích cơ hội thị trường sắp tới. Tuy nhiên, trước những thách thức và khó khăn mà cơng ty cũng sẽ phải đối mặt thì PTI cần phải tiếp tục sáng tạo hơn, chủ động hơn và quyết liệt hơn trong thực hiện những mực tiêu và chiến lược đã đưa ra.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)