Công tác bồi thường tổn thất

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (Trang 38 - 41)

1.3. Quy trình triển khai bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

1.3.4. Công tác bồi thường tổn thất

Đối với nghiệp vụ BH cháy, căn cứ vào biên bản giám định, nhà BH tiến hành bồi thường cho người tham gia theo 2 phương pháp:

- Trường hợp tổn thất toàn bộ:

Khi tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ, nghĩa là thiệt hại được xác định bằng giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm xảy ra tổn thất.

Nếu STBH ≥ giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm xảy ra tổn thất, NBH sẽ bồi thường:

Trường hợp NĐBH thu được giá trị thu hồi thì NBH sẽ bồi thường: STBT = Thiệt hại – Giá trị thu hồi – Mức khấu trừ

+ Nếu STBH ≤ Giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm, NBH sẽ bồi thường: STBT = STBH – Mức khấu trừ

Trường hợp NĐBH thu được giá trị thu hồi thì NBH sẽ bồi thường: STBT = Thiệt hại – Giá trị thu hồi×STBH/(Giá trị thực tế) - Mức khấu trừ

- Trường hợp tổn thất bộ phận:

+ Nếu STBH ≥ Giá trị thực tế của toàn bộ tài sản vào thời điểm xảy ra tổn thất, NBH sẽ bồi thường:

STBT = Thiệt hại bộ phận – Mức khấu trừ

Trong trường hợp, NĐBH thu được giá trị thu hồi thì NBH sẽ bồi thường:

STBT = Thiệt hại bộ phận – giá trị thu hồi – mức khấu trừ

+ Nếu STBT ≤ Giá trị thực tế của toàn bộ tài sản được bảo hiểm, NBH sẽ bồi thường:

STBT= Thiệt hại bộ phận×STBH/(Giá trị thực tế) - Mức khấu trừ

Trong trường hợp NĐBH thu được giá trị thu hồi thì NBH sẽ bồi thường: STBT=(Thiệt hại bộ phận-giá trị thu hồi)×STBH/(Giá trị thực tế) - MKT Theo tập quán bảo hiểm hỏa hoạn, NBH sẽ không bồi thường cho những thiệt hại xảy ra sau 4 giờ chiều ngày cuối cùng của thời hạn bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

+ Hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại bao gồm các loại giấy tờ chủ yếu sau: + Thông báo tổn thất

+ Biên bản giám định thiệt hại hoặc chứng thư giám định của cơ quan chức năng hoặc cơng ty giám định độc lập.

+ Hóa đơn mua tài sản, hợp đồng xây lắp mới, hóa đơn nhập kho (nếu là vật tư, hàng hóa).

+ Hóa đơn, chứng từ pháp lý liên quan đến việc sửa chữa hoặc thay thế mới. Sau khi nhận được các giấy tờ chủ yếu này, DNBH sẽ xem xét và bồi thường cho NĐBH theo một trong các hình thức sau:

+ Sửa chữa tài sản bị thiệt hại

+ Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác + Trả tiền bồi thường.

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)