3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và
3.2.9. Một số giải pháp khác
- Đối với cơ quan Nhà nước
Các cơ quan quản lý Nhà nước cần theo sát diến biến của thị trường, tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng chính đáng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Khi xử lý các hành vi này cũng cần đảm bảo nguyên tắc thận trọng, khách quan, đúng người đúng việc để không xử lý một cá nhân, một doanh nghiệp mà ảnh hưởng khơng đáng có đến các doanh nghiệp làm ăn trung thực khác trên thị trường. Nhà nước cần phải đưa ra các chế tài xử phạt một cách cụ thể rõ ràng và có cơ sở pháp lý đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật và có những biện pháp cưỡng chế đối với tổ chức, cá nhân thuộc diện tham gia bảo hiểm bắt buộc nhưng không chịu tham gia.
Trong thời gian tới khi có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cùng tham gia chia sẻ thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đối với các dịch vụ bảo hiểm vì thế các cơ quan chức năng cần xây dựng các qui tắc về quản lý
ngành, vừa đảm bảo theo đúng thông lệ quốc tế vừa phải bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong nước.
Tích cực tuyên truyền về sự cần thiết tham gia bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hỏa hoạn nói riêng... Thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí…chỉ ra hậu quả to lớn của hỏa hoạn. Ngồi ra cần có biện pháp giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật. Việc này địi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, ngành và được thực hiện trong một quá trình dài, thống nhất.
- Đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
Hiệp hội bảo hiểm là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Mục đích của Hiệp hội là đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, liên kết, hỗ trợ, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp hội viên trong hiệp hội bảo hiểm Việt Nam tránh cạnh tranh khơng lành mạnh. Với vai trị quan trọng như vậy trong thời gian tới hiệp hội cần có biện pháp.
Thứ nhất: tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
tránh những kẽ hở để kẻ gian có thể thực hiện được ý đồ trục lợi. Hiệp hội cũng cần tuyên truyền để các công ty bảo hiểm mới ra đời hay mới triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt cùng đảm bảo thống nhất toàn hệ thống các nhà bảo hiểm.
Thứ hai: hiệp hội cần tăng cường hơn nữa hoạt động của mình để nâng
cao chất lượng kế hoạch hợp tác và có chương trình hành động chung thiết thực, phối hợp với bộ tài chính và các hội viên để có những phương án, biện pháp phát triển thị trường bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt mang tính chất đồng bộ, thống nhất cùng nhau thực hiện.
Thứ ba: thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm
để các doanh nghiệp trao đổi với nhau. Thông qua đây các doanh nghiệp sẽ thấy được những mặt còn hạn chế trong trong hoạt động này từ đó có các biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó cần mời chuyên gia nước ngoài đến để truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho cán bộ các doanh nghiệp để họ được học hỏi, nâng cao khả năng trình độ chun mơn và các kỹ năng hỗ trợ khác trong quá trình khai thác, giám định và bồi thường.
KẾT LUẬN
Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm rất cần thiết trong đời sống và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Trong những năm vừa qua, ngành Bảo hiểm nói chung và Tổng cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) nói riêng đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Bảo hiểm hỏa hoạn đã đem lại một nguồn thu đáng kể cho Cơng ty và góp phần gánh vác trách nhiệm cho nhiều khách hàng. Điều đó được thể hiện trong sự tăng trưởng của các chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh. Thông qua tác dụng làm bảo toàn vốn, tạo ra một tâm lý an toàn, tin tưởng cho chủ doanh nghiệp cũng như cho tồn bộ cơng nhân, nghiệp vụ BHHH&RRĐB đã làm nổi bật được vai trị của mình trong cơng cuộc đổi mới đất nước. Cùng với sự phát triển của xã hội, phạm vi bảo hiểm ngày càng rộng hơn, nghiệp vụ BHHH&RRĐB sẽ thực sự khẳng định tầm quan trọng và hiệu quả của mình.
Qua quá trình thực tập tại PTI, em đã thu được nhiều kiến thức bổ ích, góp phần nâng cao trình độ chun mơn để từ đó có điều kiện ứng dụng tốt vào công tác thực tế sau này. Với một số giải pháp đã đưa ra em rất hy vọng sẽ đóng góp một phần giúp cho tình hình hoạt động kinh doanh nghiệp vụ BHHH&RRĐB đạt kết quả cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đoàn Minh Phụng và các anh chị trong Ban Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ sơ năng lực Tổng Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
2. Giáo trình Bảo hiểm phi nhân thọ. Chủ biên: TS. Đoàn Minh Phụng.
Nhà xuất bản Tài chính năm 2010.
3. Giáo trình Bảo hiểm. Chủ biên: ThS. Võ Thị Pha. Năm 2008
4. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp bảo hiểm. Chủ biên:
PGS.TS. Hoàng Trần Hậu và ThS. Võ Thị Pha. Nhà xuất bản Tài chính 2010. 5. Luận văn tốt nghiệp “ Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại
Trụ sở chính Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp” – Đỗ Thị
Thịnh – CQ46/03.02
5. Nghị định 130/2006/NĐ-CP Quy định về chế độ Bảo hiểm cháy nổ bắt
buộc
6. Tài liệu hướng dẫn Bảo hiểm hỏa hoạn năm 2002. Tổng Công ty Bảo
hiểm Việt Nam.
7. Báo cáo thường niên năm 2015 - Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
8. Số liệu thị trường năm 2014 – Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
7. Tạp chí:
Bảo hiểm
Con số & sự kiện Kinh tế và dự báo Nghiên cứu kinh tế Phát triển kinh tế Tài chính
8. Trang web: www.pti.com.vn
www.google.com