1.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
1.2.5. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là số tiền mà người tham gia bảo hiểm nộp cho cơ quan bảo hiểm để bảo hiểm cho những rủi ro mà họ tham gia, và được tính theo tỷ lệ phí và số tiền bảo hiểm. Tỷ lệ phí quy định riêng cho từng loại rủi ro (A, B, C, …).
Có thể nói, phí bảo hiểm chính là giá cả dịch vụ bảo hiểm. Do vậy, việc tính tốn mức phí phù hợp với yêu cầu khách hàng, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi khơng đơn giản, và trước khi đưa ra mức phí, người bảo hiểm thường dựa trên những khoa học thực tiễn và trên cơ sở nguồn số liệu thống kê của từng công ty bảo hiểm, cơ sở của các công ty bảo hiểm lớn có nhiều kinh nghiệm và cần cân nhắc kỹ các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ phí. Đối với những rủi ro cơ bản trong đơn bảo hiểm tiêu chuẩn (gồm hỏa hoạn, sét, nổ nồi hơi và hơi đốt phục vụ sinh hoạt), tùy theo từng loại tài sản thì việc định phí dựa trên các yếu tố sau:
- Ngành nghề kinh doanh chính của NĐBH khi sử dụng những tài sản được bảo hiểm vào kinh doanh.
- Vị trí địa lý của tài sản
Mỗi tài sản là rủi ro riêng biệt (hay đơn vị rủi ro –là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng cách khơng cho phép lửa từ nhóm này sang nhóm khác), khi rủi ro của tài sản này không ảnh hưởng tới tài sản nơi khác.
Nếu tài sản được bảo hiểm đảm bảo khoảng cách tối thiểu được coi là đơn vị rủi ro cách biệt về khơng gian. Khoảng cách tối thiểu tính bằng chiều cao của ngôi nhà cao nhất hoặc vượt quá 20m nếu tài sản là loại dễ cháy và 10m nếu tài sản là loại khơng cháy hoặc khó cháy. Tuy nhiên, trong phạm vi khoảng cách đó khơng được để các vật liệu dễ cháy.
Với các cơng trình như cầu, hành lang, ống khói, phần mái nhà nhỏ bằng vật liệu khơng cháy và khơng phủ kín…khơng liên quan tới việc xác định khoảng cách tối thiểu.
Đơn vị rủi ro được coi là cách biệt về cấu trúc nếu các tòa nhà, bộ phận nhà hoặc kho tàng được ngăn cách bằng tường ngăn cháy (tường chống cháy phải có giới hạn chịu lửa ít nhất là 90 phút, được xây kín hết ở các tầng và khơng được so le nhau; nếu mái nhà là loại dễ cháy thì phải xây cách ít nhất là 5m, và khơng được để vật liệu hoặc cấu kiện dễ cháy vắt ngang qua tường ngăn cháy)
Trường hợp tài sản được bảo hiểm ở trong cùng một tòa nhà, kho tàng (các tầng khác nhau) hoặc các tòa nhà, kho tàng gần nhau nhỏ hơn khoảng cách tối thiểu và khơng có bức tường ngăn lửa thì được gọi là rủi ro cộng đồng. Rủi ro cộng đồng là yếu tố tăng thêm mức độ trầm trọng của rủi ro, do đó cần tính tới yếu tố này để tăng phí, và điều chỉnh tăng theo cơng thức:
Tđc = Ta + H*(Tb – Ta)
Ta¬ là tỷ lệ phí cơ sở của rủi ro chịu ảnh hưởng Tb là tỷ lệ phí rủi ro trầm trọng
H là hệ số điều chỉnh
Và H = (Giá trị tài sản được BH)/(Giá trị tài sản toàn cộng đồng)
- Độ bền vững và kết cấu của nhà xưởng, vật kiến trúc: để đánh giá độ bền vững và kết cấu của nhà xường, vật kiến trúc cần dựa trên các yếu tố:
+ Khung nhà là phần cấu trúc cơ bản đảm bảo sự chịu lực và độ bền vững của tòa nhà gồm cột, xà, khung mái nhà. Tiêu chuẩn đánh giá là xem vật liệu cấu tạo chúng gồm 4 loại: bê tông, gỗ khối hoặc thép có bảo dưỡng, thép khơng bảo dưỡng, gỗ thường.
+ Tường nhà là phần phủ bên ngoài hoặc ngăn cách của tịa nhà có tác dụng tăng sức chịu lực cho tòa nhà, ngăn chặn ảnh hưởng của thời tiết xấu. Theo độ bền và mức độ bén lửa thì tường nhà chia thành các loại không bắt lửa cách nhiệt, không bắt lửa nhưng chịu nhiệt kém và dễ bắt lửa chịu nhiệt kém. Chất liệu nào sử dụng với cơ cấu cao nhất hoặc bao phủ tường liên tục với diện tích hơn 10m2 thì lấy chất liệu đó để phân loại tường.
+ Sàn nhà là mặt phẳng ngăn các tầng nhà hoặc mặt đất có tác dụng chịu lực cho tài sản chứa đựng trên đó và ngăn chặn cháy lây lan giữa các tầng: xem xét chất liệu làm sàn và rầm chịu lực (sàn bê tông hoặc gạch trên rầm bê tơng, trên rầm gỗ khối, rầm thép có bảo dưỡng, sàn gỗ trên rầm bê tơng,… nếu có nhiều sàn, lấy chất lượng sàn thấp nhất có cơ cấu trên 25% để xếp loại và đánh giá sàn.
+ Số lượng tầng và độ cao của tịa nhà: chia làm 3 loại đó là nhà 1 tầng; nhà từ 2 tới 5 tầng nhưng thấp hơn 28m; nhà trên 5 tầng hoặc cao hơn 28m. Số lượng các tầng nhà tính cả tầng ngầm dưới đất.
+ Mái nhà là bộ phận xây dựng trên cùng của tịa nhà có tác dụng che cho tịa nhà khơng bị ảnh hưởng của mưa, nắng, gió, bão, tuyết. Mái nhà gồm lớp đỡ mái, lớp che phủ hoặc cách ly, lớp chống thấm. Mái nhà chia làm 4 loại: mái đúc bê tơng cốt thép; mái có lớp đỡ và lớp cách ly khơng bắt lửa; một trong hai lớp có bắt lửa; cả hai lớp cùng bắt lửa. Trường hợp làm bằng nhiều vật liệu khác nhau thì chọn loại vật liệu kém nhất và chiếm hơn 10% diện tích hoặc chiếm diện tích liên tục hơn 10m2 để xếp loại.
+ Trang trí nội thất bên trong gồm trần giả, sàn nhà, tường giả. Và được chia làm 2 loại: không bén lửa và có khả năng bén lửa. Nếu làm bằng nhiều vật liệu thì căn cứ vào vật liệu kém chịu lửa nhất để xếp hạng.
Theo các tiêu thức trên (các DNBH Việt Nam thường hay áp dụng), người ta chia các cơng trình kiến trúc thành 3 loại theo độ chịu lửa đó là:
Loại D (Disscount Class) là loại được giảm tối đa 10% phí và đạt các yêu cầu sau:
+ Các bộ phận chịu lực như trụ, cột, tường chịu lực là loại không cháy hoặc làm bằng vật liệu khơng cháy, rầm làm bằng vật liệu khó cháy; mái nhà có khả năng chịu lực ít nhất 30 phút.
+ Các bộ phận khơng chịu lực gồm mái cứng, khó cháy, lớp phủ ngồi bằng vật liệu không cháy, không kèm theo vật liệu cháy nào phía bề mặt dưới; tường bao khơng chịu lực là loại khó cháy hoặc làm bằng vật liệu khơng cháy; Loại N (Neutral Class): loại này giữ nguyên tỷ lệ phí trong biểu phí. Các cơng trình loại này khơng đạt tiêu chuẩn như loại D như có mức độ chịu lửa kém hơn, các bộ phận chịu lực tối thiểu phải là loại khó cháy hoặc phần lớn làm bằng vật liệu không cháy, mái cứng.
Loại L (Loading Class) loại này phải tính thêm 10% phí bảo hiểm và là loại cơng trình khơng đạt u cầu chịu lửa như loại N
- Yếu tố sử dụng điện trong khu vực có tài sản được bảo hiểm bao gồm hệ thống cung cấp điện (nguồn điện, biến thế điện, lưới điện ngoài trời), hệ thống điện trong nhà xưởng, kho tàng, các dụng cụ điện, nội quy sử dụng và an tồn.
- Tính chất hàng hóa, vật tư và cách sắp xếp bảo quản trong kho
+ Tính chất hàng hóa, vật tư đặc biệt là loại dễ cháy, nổ như xăng dầu, hơi đốt, bình ga, hóa chất,…cần xem xét khối lượng vật tư hàng hóa đó chỉ gây cháy cục bộ hay cộng đồng.
+ Cách sắp xếp hàng hóa trong kho: phải thích hợp như có giá đỡ hàng, thống mát, khô ráo,…và chú ý chiều cao xếp hàng.
- Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy và đội ngũ tuần tra phòng chống cháy của NĐBH như bể chứa nước, ống dẫn nước, bình CO2, hệ thống chống cháy tự động bằng nước (Sprinkler), khả năng di chuyển các phương tiện chữa cháy,…
- Các yếu tố khác như máy móc thiết bị, nguồn nhiệt, …