Công tác khai thác

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (Trang 35)

1.3. Quy trình triển khai bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

1.3.1. Công tác khai thác

1.3.1.1. Tiếp cận và tìm kiếm khách hàng

a. Xác định khách hàng tiềm năng:

- Khách hàng tiềm năng là những tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân có nhu cầu BH cho TS thuộc quyền sở hữu. quản lý của họ. TS yêu cầu BH phải là TS hữu hình, xác định được bằng tiền khi tổn thất xảy ra như: Cơng trình, nhà xưởng,…

- Nguồn khách hàng tiềm năng:

Thơng tin có thể thu thập từ các nguồn sau: thơng qua các mối quan hệ cá nhận, gia đình, bạn bè…hoặc cũng có thế qua những người có ảnh hưởng cũng như sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng…

Nội dung thơng tin: Thơng tin cho mục đích khai thác phải đảm bảo: + Thông tin cấp 1/sơ cấp: Đối tượng yêu cầu BH, đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp, địa chỉ người tham gia BH, ngành nghề kinh doanh, ước tính giá trị TS ban đầu...

+ Thơng tin cấp 2: Nhà BH hiện tại cũng như nhà môi giới của khách hàng, những tồn thất trong 3 năm gần nhất…

b. Tiếp cận khách hàng

Cán bộ khai thác sẽ xác định cho mình cách thức tiếp cận khách hàng cụ thể tùy thuộc vào mức độ, tính chất của dịch vụ, đối tượng khách hàng mà cán bộ có thể tiếp cận bằng cách như gặp trực tiếp, thư giới thiệu, điện thoại. Cách thức tiếp cận tốt nhất là gặp gỡ trực tiếp khách hàng sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết để giới thiệu và tư vấn cho khách hàng.

Trên cơ sở những thông tin khách hàng cung cấp sau buổi gặp đầu tiên, khai thác viên phải tiếp tục bám sát khách hàng, chủ động liên hệ lại để kịp thời nắm bắt nhu cầu của khách hàng, tư vấn, đề xuất những chương trình BH phù hợp yêu cầu khách hàng.

1.3.1.2. Đánh giá các yếu tố liên quan đến tỷ lệ phí (đánh giá rủi ro)

Đánh giá rủi ro là hoạt động nhằm giúp công ty BH quyết định nhận BH hay từ chối BH và cung cấp thông tin để thu xếp TBH cũng như xác định mức giữ lại của công ty BH để đảm bảo kinh doanh hiệu quả và an toàn.

* Nội dung cần xem xét khi đánh giá rủi ro:

- Khai thác viên xác định số lượng đơn vị rủi ro và giá trị của từng đơn vị rủi ro, có họa đồ phân tích đơn vị rủi ro. Đối với mỗi đơn vị rủi ro nên sử dụng danh mục giá trị riêng.

- Đánh giá nguy cơ tổn thất từ bên ngồi (nhà máy, xí nghiệp xung quanh). - Các biện pháp và trang bị PCCC, công tác quản lý, an ninh bảo vệ như thế nào.

1.3.1.3. Chào phí bảo hiểm

Sau khi tính tốn tỷ lệ phí, xem xét tình hình cạnh tranh, khai thác viên thơng báo cho khách hàng. Bản chào phí BH được lập trên cơ sở có sự thỏa thuận thống nhất giữa nhà BH và người được BH hoặc mơi giới. Bản chào phí phải có đầy đủ các thơng tin như: người được BH, địa chỉ, ngành nghề, TS được BH, điều khoản BH, điều khoản thanh tốn phí.

Nếu sau khi gửi bản chào phí, khách hàng, mơi giới không chấp nhận, khai thác viên xem xét lại để gửi bản chào phí mới hoặc cũng có thể gửi thư từ chối nhận dịch vụ. Trường hợp khách hàng chấp nhận bản chào phí, khai thác viên hướng dẫn khách hàng kê khai giấy yêu cầu BH chính thức, kê khai TS được BH chuẩn bị cho việc ký hợp đồng BH cháy.

1.3.1.4. Hồ sơ hợp đồng bảo hiểm

Bộ hợp đồng BH cháy là căn cứ để chứng tỏ giao dịch BH đã được thực hiện, bao gồm một số giấy tờ liên quan. Những giấy tờ này là một phần của hợp đồng BH: Giấy yêu cầu BH (có chữ ký và dấu của khách hàng), giấy chứng nhận BH (do công ty BH soạn thảo), bảng danh mục TS được BH, phiếu điều tra rủi ro (do công ty BH thực hiện),bộ điều khoản, điều kiện BH, hóa đơn VAT, thơng báo thu phí (nếu có), các sửa đổi bổ sung nếu có, các tài liệu liên quan.

Bộ hợp đồng này sẽ được lập thành hai bộ, mỗi bên giữ một bộ để thực hiện các trách nhiệm nếu sau này phát sinh và để công ty BH theo dõi và thực hiện các hoạt động sau bán hàng.

1.3.2. Cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất

Đề phòng hạn chế tổn thất là các hoạt động được thực hiện với mục đích nhằm ngăn ngừa những hậu quả rủi ro được dự báo là có thể xảy ra gây thiệt hại cho đối tượng BH. Ngăn ngừa rủi ro và tổn thất xảy ra là điều cực kỳ quan trọng khơng chỉ đối với người tham gia BH mà cịn đối với nhà BH bởi đối tượng được BH là những TS có giá trị rất lớn. Cơng tác ĐPHCTT có thể được thực hiện bằng các cách:

+ Khuyến cáo khách hàng thực hiện các biện pháp an toàn cho TS, trách nhiệm hay hạn chế mức độ tổn thất khi có sự cố.

+ Hỗ trợ khách hàng các phương tiện phòng chống tổn thất theo các quy định và định mức cho phép của công ty (nếu cần thiết).

+ Sử dụng các nhà giám định độc lập để giám định rủi ro và đưa ra các khuyến cáo ĐPHCTT bằng chi phí của cơng ty (nếu cần thiết).

+ Các biện pháp phù hợp khác.

1.3.3. Cơng tác giám định

Mục đích chính của việc giám định tổn thất là xác định nguyên nhân gây ra tổn thất có thuộc trách nhiệm của cơng ty BH hay khơng và thanh tốn chính xác mức độ tổn thất thực tế và số tiền bồi thường có thể thuộc trách nhiệm BH để có cơ sở giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, cơng bằng cho khách hàng. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng vì nó tạo nên uy tín của nhà BH đối với khách hàng, do vậy có thể nói đây là biện pháp quảng cáo hữu hiệu nhất.

- Nội dung của giám định thường bao gồm các bước sau:

+ Xác định chính xác địa điểm, thời gian, đối tượng thiệt hại, nguyên nhân gây ra tổn thất

+ Lấy lời khai của các nhân chứng

+ Thống kê nhanh chóng kịp thời, chính xác số lượng, chủng loại TS bị cháy và giá trị thiệt hại thực tế

+ Lập biên bản giám định và phải có đây đủ chữ ký của các bên

1.3.4. Công tác bồi thường tổn thất

Đối với nghiệp vụ BH cháy, căn cứ vào biên bản giám định, nhà BH tiến hành bồi thường cho người tham gia theo 2 phương pháp:

- Trường hợp tổn thất toàn bộ:

Khi tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ, nghĩa là thiệt hại được xác định bằng giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm xảy ra tổn thất.

Nếu STBH ≥ giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm xảy ra tổn thất, NBH sẽ bồi thường:

Trường hợp NĐBH thu được giá trị thu hồi thì NBH sẽ bồi thường: STBT = Thiệt hại – Giá trị thu hồi – Mức khấu trừ

+ Nếu STBH ≤ Giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm, NBH sẽ bồi thường: STBT = STBH – Mức khấu trừ

Trường hợp NĐBH thu được giá trị thu hồi thì NBH sẽ bồi thường: STBT = Thiệt hại – Giá trị thu hồi×STBH/(Giá trị thực tế) - Mức khấu trừ

- Trường hợp tổn thất bộ phận:

+ Nếu STBH ≥ Giá trị thực tế của toàn bộ tài sản vào thời điểm xảy ra tổn thất, NBH sẽ bồi thường:

STBT = Thiệt hại bộ phận – Mức khấu trừ

Trong trường hợp, NĐBH thu được giá trị thu hồi thì NBH sẽ bồi thường:

STBT = Thiệt hại bộ phận – giá trị thu hồi – mức khấu trừ

+ Nếu STBT ≤ Giá trị thực tế của toàn bộ tài sản được bảo hiểm, NBH sẽ bồi thường:

STBT= Thiệt hại bộ phận×STBH/(Giá trị thực tế) - Mức khấu trừ

Trong trường hợp NĐBH thu được giá trị thu hồi thì NBH sẽ bồi thường: STBT=(Thiệt hại bộ phận-giá trị thu hồi)×STBH/(Giá trị thực tế) - MKT Theo tập quán bảo hiểm hỏa hoạn, NBH sẽ không bồi thường cho những thiệt hại xảy ra sau 4 giờ chiều ngày cuối cùng của thời hạn bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

+ Hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại bao gồm các loại giấy tờ chủ yếu sau: + Thông báo tổn thất

+ Biên bản giám định thiệt hại hoặc chứng thư giám định của cơ quan chức năng hoặc công ty giám định độc lập.

+ Hóa đơn mua tài sản, hợp đồng xây lắp mới, hóa đơn nhập kho (nếu là vật tư, hàng hóa).

+ Hóa đơn, chứng từ pháp lý liên quan đến việc sửa chữa hoặc thay thế mới. Sau khi nhận được các giấy tờ chủ yếu này, DNBH sẽ xem xét và bồi thường cho NĐBH theo một trong các hình thức sau:

+ Sửa chữa tài sản bị thiệt hại

+ Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác + Trả tiền bồi thường.

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN

2.1. Vài nét về Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện

2.1.1. Q trình hình thành và phát triển

Tổng Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) tiền thân là Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện được được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 10/TC/GCN ngày 18/06/1998, được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội thành lập theo Giấy phép số 3633/GP-UB ngày 01/8/1998 và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055051 ngày 12/8/1998 với vốn điều lệ là: 58.297.500.000 đồng ( Năm mươi tám tỷ, hai trăm chín mươi bảy triệu, năm trăm ngàn đồng). Theo giấy phép điều chỉnh Số 41A/GPDDC8/KDBH ngày 06/08/2012 thì vốn điều lệ của Tổng Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) là 503.957.090.000 (Năm trăm lẻ ba tỷ chín trăm năm bảy triệu chín mươi ngàn ) đồng và duy trì cho đến nay. PTI có 7 cổ đơng sáng lập: Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE), Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (HACC), Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (VINACONEX), Công ty Cổ phần Thương mại Bưu chính Viễn thơng (COKYVINA), trong đó, Tập đồn VNPT vừa là cổ đơng, vừa là khách hàng lớn nhất của PTI. Ngồi ra PTI cịn có đối tác chiến lược Hàn Quốc Dong Bu Insurance. Ngày 9/7/2015, PTI đã phát hành 30.000.000 cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài Dong Bu. Về dài hạn, sự hợp tác với Dong Bu sẽ đem lại nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động của PTI.

Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, PTI đã đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ thiết thực, có uy tín trên thị trường. PTI thực hiện cung cấp cho khách hàng bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hơn 100 sản phẩm bảo hiểm thuộc 4 nhóm sản phẩm chính: Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm con người, Bảo hiểm tài sản kỹ thuật và Bảo hiểm hàng hải.

Theo thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, PTI đang đứng thứ 4 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ về thị phần bảo hiểm gốc và là một cơng ty có tốc độ tăng trưởng bình qn ổn định trong nhiều năm. Tổng doanh thu hàng năm tăng trưởng từ 25-30%. Dự kiến đến năm 2016, PTI có tổng doanh thu đạt tối thiểu 3000 tỷ đồng.

Từ ngày 30/6/2010, được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, PTI chính thức chuyển đổi sang mơ hình Tổng cơng ty. 25 Chi nhánh được chuyển đổi thành các công ty thành viên trực thuộc.

Hiện nay, PTI có hơn 1000 cán bộ nhân viên làm việc tại trụ sở chính và các cơng ty thành viên, cùng mạng lưới gần 13000 đại lý viên. Có được mạng lưới phân phối rộng lớn là do PTI đã triển khai bán lẻ các sản phẩm bảo hiểm thông qua hệ thống bưu cục của Tổng cơng ty Bưu chính (VNPost) trên tồn quốc.

PTI xác định không thỏa mãn với những kết quả đã đạt được trong hiện tại mà sẽ tiếp tục hồn thiện mình và nỗ lực khơng ngừng để vươn lên những tầm cao mới. PTI đặt mục tiêu phấn đấu đạt vị trí số 3 trong top các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, liên tục đổi mới để có lợi thế cạnh tranh nhằm củng cố vị trí số 1 về bán lẻ. Đồng thời, thông qua các hoạt động kinh doanh và xã hội, PTI sẽ trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng, đóng góp thiết thực vào những chương trình phát triển cộng đồng.

Trải qua 17 năm hoạt động trên thị trường, với những thành tựu đạt được trong kinh doanh và hoạt động vì cộng đồng, PTI đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì cùng nhiều bằng khen quan trọng của các cơ quan quản lý Nhà nước như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Top 100 Sao Vàng Việt năm 2013; Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam; Doanh nghiệp có chỉ số năng lực hoạt động tốt nhất; Top 100 Thương hiệu Việt mạnh 2015; Giải thưởng sao vàng đất Việt 2015. Đặc biệt, PTI cũng được đã được Công ty Báo cáo đánh giá Việt Nam phối hợp với các giáo sư đại học Havard – Hoa Kỳ xếp hạng là TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500)…

- Trụ sở chính: Tầng 8, Số 4A- Láng Hạ - Quận Ba Đình – Hà Nội - Điện Thoại: (043) 7724466

- Fax: (043) 7724460 - Website: www.pti.com.vn

2.1.2. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh

Kinh doanh bảo hiểm gốc:

- Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người; - Bảo hiểm tài sản kỹ thuật;

- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không;

- Bảo hiểm trách nhiệm chung; - Bảo hiểm xe cơ giới;

- Bảo hiểm cháy, nổ;

- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; - Bảo hiểm vệ tinh;

- Bảo hiểm tàu.

Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.

Giám định tổn thất: Giám định, điều tra, tính tốn, phân bổ tổn thất, đại lý giám định tổn thất, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.

Tiến hành hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực sau: - Mua trái phiếu chính phủ;

- Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng;

- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; - Góp vốn vào các doanh nghiệp khác; - Kinh doanh bất động sản;

- Ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư.

 Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2. Địa bàn hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn quốc

Từ 11/10/2010, PTI đầu tư trực tiếp sang thị trường Bảo hiểm Lào (PTI góp 40% vốn cùng Ngân hàng phát triển Lào thành lập Công ty Cổ phần Bảo hiểm Lane Xang (LAP) kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện

- Cơ cấu bộ máy quản lý

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PTI

2.1.4. Tình hình hoạt động của Tổng Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện

2.1.4.1. Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện tiếp tục duy trì đà tăng

trưởng nhanh trong những năm tới

- Bứt phá nhanh nhất trong top 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Giai đoạn 2009-2014, PTI ln giữ vị trí thứ 5 về thị phần trong số 29 công ty đang hoạt động trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên, khoảng cách về quy mơ phí bảo hiểm gốc và thị phần giữa PTI và 4 doanh nghiệp đứng đầu ngành là Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và PJICO dần được rút ngắn. PTI đã trải qua giai đoạn phát triển nhanh 2010-2012 với tốc độ tăng

trưởng trung bình 54,1%/năm, so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn thị

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)