Kết quả đôn đốc chứng từ nộp thuế điện tử

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ TNDN đối với DOANH NGHIỆP NHÀ nước tại PHÒNG KIỂM TRA số 3 cục THUẾ THÀNH PHỐ hà nội (Trang 62 - 90)

BẢNG 10: KẾT QUẢ ĐÔN ĐỐC CHỨNG TỪ NỘP THUẾ ĐIỆN TỬVÀ SỐ TIỀN NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ VÀ SỐ TIỀN NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ

STT MA_CQT Số chứng từ nộp điện tử trong tháng 12/2015 Tổng tiền thuế đã nộp điện tử trong tháng 12/2015 Số chứng từ nộp thuế trong tháng 12/2015 Tổng tiền thuế đã nộp trong tháng 12/2015 Tỷ lệ chứng từ NTĐT Tỷ lệ tiền thuế nộp điện tử 1 PHÒNG KIỂM TRA THUẾ SÔ

3

433 434.701 448 440.223 96,7% 98,7%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015 của Phịng KTT3

- Về cơng tác khai thuế qua mạng, đến ngày 30/11/2015, Phịng KTT3 đã đơn đốc được 1.228 đơn vị thực hiện khai thuế qua mạng (đạt tỷ lệ trên 95%);

- Triển khai thí điểm hóa đơn điện tử có xác thực của Cơ quan Thuế theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế: tính đến ngày 30/11/2015 đã đơn đốc được 09 đơn vị đăng ký thực hiện, trong đó có 3 DN đã thơng báo phát hành hố đơn điện tử và có xác thực của cơ quan thuế.

- Vận dụng có hiệu quả các chức năng của quản lý thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ tự nguyện của NNT, tăng nguồn thu cho NSNN, trong đó chức năng kiểm tra đặc biệt quan trọng và đã được Phịng rất quan tâm.

- Cơng tác quản lý nợ được thực hiện nghiêm chỉnh từ đó có thể thu hồi được các khoản nợ quá hạn, nợ khó thu hồi.

2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân

Hoạt động chống thất thu thuế TNDN đối với các DNNN tại phòng kiểm tra 3_ Cục thuế thành phố Hà Nội trong thời gian qua còn những hạn chế chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, hoạt động chống thất thu đã phát huy khá tốt song vẫn cịn

khơng ít hành vi gian lận thuế khơng được phát hiện hoặc phát hiện không kịp thời dẫn đến thất thốt, khơng thu hồi được tiền thuế cho Nhà nước. Tình trạng thất thu thuế cịn khá lớn xảy ra ở tất cả các ngành nghề kinh doanh, ở nhiều loại đối tượng và ở hầu hết các sắc thuế.

Thứ hai, việc thực hiện các chức năng quản lý thuế đã đạt được nhiều kết

quả vượt bậc song vẫn cịn một số điểm hạn chế: cơng tác tun truyền, hỗ trợ NNT chưa đi sâu và tập trung vào từng chuyên đề, chưa nắm bắt được những vướng mắc của NNT trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu chính sách thuế mới; số lượng tờ khai thuế được kiểm tra hàng tháng theo kế hoạch kiểm tra rủi ro còn thấp, số lượng DN được kiểm tra trực tiếp tại trụ sở NNT chưa đảm bảo kế hoạch đã được duyệt; nhiều DN nợ thuế rồi bỏ trốn khơng nộp thuế nhưng vẫn chưa có biện pháp hiệu quả.

Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống pháp luật thuế liên tục được sửa đổi và bổ sung nhưng việc ban hành pháp luật còn chậm so với sự biến động của thực tiễn và đôi khi không sát với thực tiễn. Văn bản pháp luật thuế chứa đựng nhiều mẫu biểu phức tạp, một số thủ tục hành chính cịn rườm rà, trùng lắp và thiếu đồng bộ giữa các Bộ, ngành, cơ quan các cấp dẫn đến việc quản lý thuế chưa hiệu quả, chi phí tuân thủ pháp luật của người nộp thuế cịn cao.

- Trình độ hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật thuế của một bộ phận người nộp thuế chưa cao. Nhiều người nộp thuế khơng hiểu các quy định về thuế do đó đã thực hiện sai, thậm chí nhiều trường hợp người nộp thuế am hiểu tường tận về thuế nhưng cố tình thực hiện sai để làm giảm số thuế phải nộp – tức là ý thức tuân thủ pháp luật thuế cịn thấp.

- Tình trạng thanh tốn dùng tiền mặt vẫn cịn phổ biến do đó cơ quan thuế rất khó kiểm sốt các giao dịch kinh tế của người nộp thuế.

- Chưa có sự phối hợp đồng bộ với các cơ quan hữu quan: Kho bạc, Ngân hàng, Cơng an, Chính quyền địa phương, Ban Tun giáo các cấp, Bộ Tài nguyên môi trường…Việc phối hợp với các ngành, các cấp, các bộ phận trong công tác quản lý, thu hồi nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trong một số biện pháp cưỡng chế nợ thuế còn chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Nguyên nhân chủ quan

- Một là, do đội ngũ cán bộ thuế. Một bộ phận công chức thuế chưa nắm bắt kịp kiến thức chuyên sâu về quản lý thuế; khả năng phân tích, dự báo, xử lý dữ liệu về thuế, kiến thức về kế tốn, phân tích, đánh giá tài chính doanh nghiệp, kiến thức tin học phục vụ cho công tác quản lý thuế còn hạn chế nhưng chậm được đào tạo, bồi dưỡng.

- Hai là, do công tác quản lý người nộp thuế. Sự phối hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý thu thuế chưa được thường xuyên, liên tục, do

đó chưa quản lý chặt chẽ hết người nộp thuế. Thông tin về hoạt động kinh doanh của người nộp thuế trong một số trường hợp chưa được các tổ chức, cá nhân cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác cho cơ quan quản lý thuế; chưa nắm bắt đầy đủ về những đối tượng mới ra kinh doanh, thông tin về người nộp thuế hay doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích mà khơng làm thủ tục đóng mã số thuế.

- Ba là, hoạt động kiểm tra. Nguồn lực dành cho hoạt động kiểm tra còn mỏng. Hiện nay cơ quan thuế thực hiện kiểm tra chủ yếu theo phương pháp quản lý rủi ro nhưng một số tiêu thức để xác định mức độ rủi ro của người nộp thuế chưa chính xác, thiếu khoa học. Việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động kiểm tra thuế còn nhiều hạn chế.

- Bốn là, hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ. Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế chưa phân loại ra từng nhóm đối tượng nộp thuế để có biện pháp tun truyền, hỗ trợ phù hợp. Cơng chức thuế cịn làm khó: trả lời vịng vo, trả lời sai khi người nộp thuế cần hỗ trợ.

- Năm là, công tác kê khai và công tác quản lý nợ, cưỡng chế thuế. Do chưa nắm bắt được những đối tượng hay kê khai sai, kê khai không đúng hạn và những vướng mắc của người nộp thuế khi thực hiện kê khai thuế qua mạng. Quy trình thu hồi nợ cịn cứng nhắc; có nhiều biện pháp khơng thực hiện được do chưa đáp ứng đủ điều kiện.

- Sáu là, khoa học – công nghệ. Hệ thống công nghệ thông tin hiện tại

cịn thiếu tính tích hợp cả về quy trình, cơng nghệ và khả năng tự động hố do q trình phát triển qua nhiều giai đoạn, hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán. Hệ thống công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng kịp tốc độ đổi mới nhanh chóng của cơng cuộc cải cách, hiện đại hố quản lý thuế.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DNNN.

3.1 Giải pháp chung nhằm tăng cường công tác chống thất thu thuếTNDN đối với các DNNN. TNDN đối với các DNNN.

3.1.1 Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN về thuế TNDN

Chính sách thuế là sự thể hiện chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước trong việc động viên nguồn tài chính vào NSNN. Một chính sách thuế được coi là hồn hảo khi đạt được các mục tiêu sau:

Về mặt tài chính: Đem lại số thu lớn cho NSNN

Về mặt kinh tế: Có tác dụng khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển Về mặt xã hội: Đảm bảo sự công bằng

Về mặt nghiệp vụ: Đảm bảo sự hợp lý, đơn giản, dễ hiểu, dễ làm

Tuy nhiên để một sắc thuế đạt được tất cả các chỉ tiêu trên là rất khó khăn. Ví dụ như để đảm bảo cơng bằng thì phải quy định nhiều mức thuế suất, nhưng khi đó lại làm cho công tác thu thuế phức tạp và tốn kém chi phí. Hay như để có số thu lớn cho NSNN thì phải quy định mức thuế suất cao nhưng khi đó lại khơng khuyến khích sản xuất và thuế TNDN cũng khơng phải là ngoại lệ. Để hạn chế thất thu thuế TNDN cần phải quan tâm tới vấn đề sau:

* Hoàn thiện hệ thống các sắc thuế đảm bảo đáp ứng ứng yêu cầu hội nhập với thế giới, bên cạnh đó cần phải chú ý kết hợp hài hịa lợi ích giữa nhà nước, nhà kinh doanh và người dân lao động.Với chính sách thuế hợp lý sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, người sản xuất tự giác, chủ động kê khai, nộp thuế theo đúng pháp luật, đúng thực tế kinh doanh.

3.1.1.1 Về thuế suất

Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc tồn bộ thời gian và có tổng doanh thu năm khơng quá 20 tỷ đồng (gọi là doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa) thì mức thuế suất giảm xuống còn 20%.

Số lao động và doanh thu làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng thuế suất 20% tại khoản này là số lao động và doanh thu bình quân của 2 năm trước liền kề. Đồng thời, để tăng cường khả năng thu hút đầu tư và chính sách rõ ràng, tiến tới đơn giản hoá các mức ưu đãi thuế theo Chiến lược cải cách thuế đến năm 2020 mà không ảnh hưởng quá lớn đến cân đối ngân sách của năm áp dụng, Chính phủ trình Quốc hội cho bổ sung quy định lộ trình giảm thuế suất phổ thơng ngay trong Luật.

Mức thuế suất phổ thơng giảm xuống cịn 22% và việc áp dụng thuế suất 20% đối với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn thu hút đầu tư so với các nước trong khu vực (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia là 25%) và cũng không gây tác động giảm thu đột ngột tạo sức ép về cân đối ngân sách của năm áp dụng, đồng thời khơng xáo trộn nhiều tới hệ thống chính sách ưu đãi. Doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa được áp dụng thuế suất thấp hơn so với các trường hợp thơng thường sẽ có điều kiện tăng tích tụ, tích luỹ tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao được năng lực cạnh tranh.

3.1.1.2 Về căn cứ tính thuế

Mục đích cuối cùng của cơng tác quản lý căn cứ tính thuế là đảm bảo số thuế TNDN phải nộp đúng theo Luật thuế.

* Tăng cường quản lý hóa đơn chứng từ.

Hóa đơn, chứng từ là căn cứ quan trọng ảnh hưởng tới việc xác định nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

Đối với thuế TNDN: Hóa đơn, chứng từ là căn cứ để xác định doanh thu, chi phí được trừ.

Do vậy để cơng tác quản lý hóa đơn, chứng từ có hiệu quả cần:

- Thắt chặt công tác quản lý về in ấn, phát hành, sử dụng hóa đơn nhất là hóa đơn các doanh nghiệp tự phát hành. Đảm bảo chỉ có doanh nghiêp có tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh mới được mua hóa đơn. Để thực hiện tốt giải pháp này địi hỏi cơ quan thuế phải kiểm tra thật kỹ các doanh nghiệp đến xin mua hóa đơn.

- Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp mới thành lập về việc sử dụng hóa đơn, chứng từ và các tài liệu kèm theo.

- Đối với doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế đầy đủ, kịp thời hoặc có tờ khai nhưng nhiều tháng khơng phát sinh doanh số thì phải tiến hành kiểm tra tại cơ sở.

- Đối với các doanh nghiệp tạm nghỉ hoặc bỏ kinh doanh phải tiến hành tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, chứng từ. Trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, khơng kinh doanh nữa qua kiểm tra nếu thấy cịn hóa đơn chưa sử dụng nhưng khơng khai báo và nộp cho cơ quan thuế thì phải tiến hành thu hồi và thơng báo ngay cho các cục, các chi cục thuế khác đồng thời đăng thông tin trên các phương tiện truyền thông để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác biết nhằm tránh tình trạng bị lợi dụng.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan ngăn chặn việc mua, bán hóa đơn bất hợp pháp trên thị trường.

- Cần khuyến khích các đối tượng tiêu dùng đặc biệt là người dân khi mua hàng phải lấy hóa đơn, chứng từ. Với tư tưởng của người dân Việt Nam khi mua hàng để tiêu dùng cá nhân bất kể là mua của đại lý hay doanh nghiệp đều khơng lấy hóa đơn là rất phổ biến. Do vậy để khuyến khích việc lấy hóa

đơn cơ quan thuế định kỳ hàng tháng sẽ tổ chức lễ bốc thăm trúng thưởng theo số trên hóa đơn mà người mua hàng có, hoặc có thể tiến hành cho đổi một số lượng hóa đơn nhất định lấy một số tiền hay món quà nào đó.

- Khi phát hiện doanh nghiệp có hóa đơn mà liên 1 khác liên 2 thì phải lập tức tiến hành kiểm tra vì các doanh nghiệp này thường là sẽ bỏ trốn nên họ khơng quan tâm đến việc hóa đơn đúng hay sai.

- Cần có các biện pháp, chế tài nghiêm khắc xử lý các hành vi mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như:

+ Mọi trường hợp vi phạm về khai báo, sử dụng hóa đơn đều phải bị xử lý hành chính và tạm thời đình chỉ việc bán hóa đơn cho doanh nghiệp và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp. Chỉ sau khi doanh nghiệp có biện pháp chấn chỉnh và nộp phạt thì mới tiếp tục cho sử dụng.

+ Nếu hóa đơn mua hàng mà người bán không viết đầy đủ các chỉ tiêu mà người mua vẫn chấp nhận thì ngồi việc không cho khấu trừ thuế người mua cịn bị phạt hành chính vì sử dụng hóa đơn khơng đúng quy định.

- Cần nhanh chóng áp dụng cơng nghệ thơng tin vào việc sử dụng, đối chiếu hóa đơn.

* Tăng cường kiểm tra doanh thu.

Doanh thu là căn cứ quan trọng ảnh hưởng tới việc xác định số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế các doanh nghiệp thường kê khai doanh thu khơng đúng với tình hình thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường tìm cách để làm giảm doanh thu nhằm trốn, lậu thuế. Do vậy một trong những cách để hạn chế tình trạng thất thu thuế doanh nghiệp là kiểm tra chặt chẽ doanh thu để xác định doanh thu tính thuế của doanh nghiệp.

- Quản lý chặt chẽ hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan tới doanh thu kỳ đang tính. Cần kiểm tra số lượng hàng hóa, vật liệu mua vào, đối chiếu với hàng tồn kho, định mức tiêu hao để xác định chính xác số lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất, tiêu thụ trong kỳ cũng như nguyên liệu đã dùng để sản xuất các hàng hóa, dịch vụ đó.

- Tăng cường kiểm tra, đối chiếu số liệu trên hồ sơ khai thuế với các loại sổ sách như sổ nhật ký bán hàng, các loại sổ chi tiết…

- Bên cạnh đó cũng cần đối chiếu với doanh thu của các kỳ trước đó để xem có sự biến động về doanh thu khơng. Nếu doanh thu biến động lớn trong khi các khoản chi phí cũng như quy mơ khơng đổi thì cần phải chú ý kiểm tra ngay.

* Tăng cường kiểm tra các khoản chi phí được trừ.

Cùng với doanh thu chi phí được trừ là bộ phận quan trọng trong việc xác định thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp do vậy các doanh nghiệp cùng với việc tìm cách khai giảm doanh thu là khai tăng các khoản chi phí được trừ. Chính vì vậy cùng với việc kiểm tra doanh thu cần phải tiến hành kiểm tra các khoản chi phí được trừ. Để cơng tác kiểm tra này đạt kết quả tốt thì cơ quan thuế cần phải:

- Xem xét tình hình kế tốn của đơn vị như: hình thức kế tốn, phương pháp kế tốn…để có thể xác định các định khoản, nếu doanh nghiệp có vi phạm thì có thể phát hiện được. Muốn thực hiện tốt được thì địi hỏi cán bộ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ TNDN đối với DOANH NGHIỆP NHÀ nước tại PHÒNG KIỂM TRA số 3 cục THUẾ THÀNH PHỐ hà nội (Trang 62 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)