Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chống thất thu thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ TNDN đối với DOANH NGHIỆP NHÀ nước tại PHÒNG KIỂM TRA số 3 cục THUẾ THÀNH PHỐ hà nội (Trang 26 - 29)

1.2 .Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhà nước

1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp

1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chống thất thu thuế

1.3.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

Thứ nhất, chính sách thuế và pháp luật thuế: Chính sách thuế là hệ thống

những quan điểm, chủ trương, đường lối và các biện pháp cơ bản để điều tiết thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội thơng qua thuế. Chính sách thuế hợp lý sẽ tác động đến các tổ chức, cá nhân trong xã hội qua đó điều tiết một phần thu nhập của họ vào Ngân sách thông qua thuế. Nếu chính sách thuế khơng hợp lý sẽ điều tiết q mức - tức là lạm thu hoặc bỏ sót nguồn thu - tức là tạo ra thất thu thuế tiềm năng. Chính sách thuế chỉ định hướng cho người ta cần làm gì để đạt được mục tiêu mong muốn, do vậy cần thể chế hóa chính sách thuế thành pháp luật thuế. Pháp luật thuế là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung (bắt buộc người ta phải làm gì trong những điều kiện, hồn cảnh nhất định và khơng được làm gì). Nếu pháp luật thuế rõ ràng, minh bạch, đưa ra các quy định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định sẽ bao quát được tất cả nguồn thu trong xã hội – tức là hạn chế được thất thu thuế tiềm năng và NNT tuân theo khung pháp lý chuẩn, khơng có kẽ hở để có cơ hội luồn lách, trốn và tránh thuế - tức là giảm thất thu thuế thực.

Thứ hai, tính hiệu quả trong tổ chức thực hiện các chức năng quản lý

thuế. Xây dựng hệ thống chính sách thuế và pháp luật thuế hợp lý nhưng khâu tổ chức thực hiện chức năng quản lý thuế khơng hiệu quả thì khơng thể nào tác động đến NNT làm cho họ hiểu nghĩa vụ thuế, cách tính tốn số thuế, thời gian nộp thuế, hậu quả của việc không tuân thủ - đặc biệt trong điều kiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Từ đó, mục đích đề ra chính sách thuế và

pháp luật thuế là đảm bảo NNT nộp đủ thuế, nộp đúng hạn không đạt được, và xảy ra thất thu thuế là lẽ tự nhiên. Chính sách và pháp luật thuế đóng vai trị như là tư liệu lao động và cơ quan thuế đóng vai trò là cầu nối thực hiện các chức năng quản lý thuế để đưa chính sách và pháp luật thuế vào thực tiễn để NNT hiểu và áp dụng đúng đắn. Chức năng chủ yếu của quản lý thuế là: tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế; hỗ trợ NNT; quản lý kê khai thuế, nộp thuế; đôn đốc thu nộp thuế; thanh tra, kiểm tra NNT; cưỡng chế thuế.

1.3.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là nhóm nhân tố mà nó tác động tới hoạt động chống thất thu thuế khơng theo ý muốn của cơ quan thuế, cơ quan thuế chỉ có thể tác động vào nhóm nhân tố này để nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế. Nhóm nhân tố khách quan gồm trình độ phát triển; đặc điểm kinh tế - xã hội và trang bị kỹ thuật cho cán bộ thuế, Cụ thể:

Một là, trình độ phát triển và đặc điểm kinh tế- xã hội

- Lợi nhuận của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. Khi lợi nhuận của công ty cao, công ty trang trải đủ các chi phí và phần lợi nhuận cịn lại đáp ứng được kỳ vọng của cổ đơng, chủ sở hữu thì DN sẽ nộp đủ thuế, nộp đúng hạn để nâng cao uy tín cho DN điều này đồng nghĩa với việc thực hiện hành vi gian lận thuế giảm xuống. Ngược lại, khi kinh doanh có lãi ít thì DN thường có động cơ làm giảm số thuế TNDN phải nộp bằng cách ghi tăng chi phí hoặc ghi giảm doanh thu thậm chí có nhiều DN cịn khai báo lỗ để không phải nộp thuế.

- Ý thức của NNT. Nếu ý thức của NNT được nâng cao thì thất thu thuế giảm và hoạt động chống thất thu thuế cũng có sự tham gia tích cực của NNT. NNT hiểu được trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước thì họ sẽ tự nguyện nộp thuế vào NSNN mà khơng cần có sự tác động của cơ quan thuế đồng thời NNT còn phát hiện, khai báo, tố cáo các trường hợp trốn

thuế, gian lận thuế hoặc các hành vi cấu kết của cán bộ thuế với NNT. Mọi biện pháp của cơ quan thuế đều có ảnh hưởng nhất định trong ngắn hạn nếu cơ quan thuế khơng có các biện pháp đả thơng nhận thức cho NNT. Đây được xem như nhân tố quan trọng hàng đầu trong công tác chống thất thu thuế.

- Đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương. Những địa phương, địa bàn ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa cơng tác chống thất thu thuế thường khó đạt được hiệu quả cao do ý thức của người dân chưa cao, hiểu biết của cán bộ thuế chưa sâu và rộng, trang bị kỹ thuật kém, hơn nữa ngay từ đầu đã có sự quản lý lỏng lẻo do đó thất thu thuế thường cao.

- Phong tục, tập quán, thói quen. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của NNT. Những người mua ít hàng hoặc mua hàng ngồi chợ thường khơng lấy hóa đơn do vậy rất khó cho cơ quan thuế khi kiểm tra những doanh nghiệp bán hàng cho người mua lẻ khơng lấy hóa đơn, thậm chí những doanh nghiệp này cịn lợi dụng khách hàng khơng lấy hóa đơn để mua hóa đơn đầu vào khống (hóa đơn GTGT đầu vào cao để được khấu trừ nhiều) nhằm làm tăng chi phí được trừ từ đó làm giảm số thuế TNDN phải nộp.

Hai là, trang bị kỹ thuật cho cán bộ thuế. Dù trình độ chun mơn của

cán bộ thuế có giỏi đến đâu nhưng khơng có sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại thì sẽ mất rất nhiều thời gian, địi hỏi nhiều cán bộ thuế để thực hiện tốt công tác chống thất thu. Nếu cán bộ thuế đã có trình độ chun mơn giỏi lại được trang bị kỹ thuật hiện đại thì hoạt động chống thất thu hiệu quả hơn nhiều, điều này đặc biệt cần thiết khi lực lượng cán bộ thuế ở Việt Nam cịn ít. Cán bộ thuế có thể phát hiện nhiều trường hợp trốn thuế, sau đó lưu trữ vào cơ sở dữ liệu để có thể dễ dàng quản lý sau này.

Thứ ba, trình độ chun mơn, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ

công chức thuế. Công chức thuế phải là người am hiểu kiến thức của tất cả các lĩnh vực vì trong nền kinh tế có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh

doanh hàng hóa, dịch vụ khác nhau: doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, cơng ty chứng khốn, cơng ty bảo hiểm…Nếu cán bộ thuế khơng có kiến thức sâu và rộng thì khơng thể quản lý hoặc quản lý lỏng lẻo các loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi gian lận thuế từ đó làm thất thu thuế. Hơn nữa, trong môi trường làm việc đầy cám dỗ, địi hỏi cơng chức thuế phải có phẩm chất chính trực, vững vàng, thanh liêm. Nếu không giữ vững được phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp thì rất dễ bị đồng tiền lơi cuốn mà móc nối với NNT để thực hiện các hành vi lới lỏng các quy định của pháp luật cho NNT và dẫn đến thất thu thuế.

Thứ tư, sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan liên quan. Để có thể

thực hiện chống thất thu thuế hiệu quả, cần thiết phải có sự giúp đỡ của các cơ quan liên quan: Ngân hàng, Công an, Cơ quan quản lý thị trường… sẽ giúp cơ quan thuế biết được thông tin về tài khoản ngân hàng của người nộp thuế để có thể thực hiện biện pháp cưỡng chế chẳng hạn trích tiền từ tài khoản ngân hàng, Công an sẽ giúp cơ quan thuế nắm bắt được tình hình kinh doanh của ĐTNT, cơ quan quản lý thị trường sẽ cho biết tình hình biến động giá cả trên thị trường…

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ TNDN đối với DOANH NGHIỆP NHÀ nước tại PHÒNG KIỂM TRA số 3 cục THUẾ THÀNH PHỐ hà nội (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)