Sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế đối với các DNNN

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ TNDN đối với DOANH NGHIỆP NHÀ nước tại PHÒNG KIỂM TRA số 3 cục THUẾ THÀNH PHỐ hà nội (Trang 29 - 33)

1.2 .Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhà nước

1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp

1.3.4 Sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế đối với các DNNN

1.3.4.1 Xuất phát từ tầm quan trọng của thuế TNDN

- Thuế TNDN chiếm tỷ trọng khoảng 25% tổng thu từ thuế, phí. Nhưng theo Luật thuế TNDN số 32/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008 thì thuế suất thuế TNDN bắt đầu từ 01/01/2014 là 22%. Như vậy để phù hợp với thơng lệ quốc tế và theo lộ trình cải cách thuế 2014 – 2020 thuế suất thuế TNDN sẽ liên tục giảm xuống, điều này làm giảm nguồn thu cho NSNN do đó cần phải siết chặt quản lý thuế TNDN để tránh tình trạng gian lận thuế làm thất thu NSNN. Bên cạnh đó, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) phải thực hiện các cam kết cắt giảm

thuế quan như giảm thuế nhập khẩu – một nguồn thu lớn cho NSNN. Vì vậy để đảm bảo ổn định nhu cầu chi tiêu của Chính phủ cần thiết phải nghiên cứu, hồn thiện các văn bản thuế trong đó có thuế TNDN và áp dụng có hiệu quả văn bản thuế vào thực tiễn quản lý.

- Là công cụ để Nhà nước phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Đối với những lĩnh vực mà Nhà nước muốn DN đầu tư vào thì Nhà nước sẽ sử dụng thuế TNDN để định hướng đầu tư.

- Thúc đẩy q trình hạch tốn kế tốn, hóa đơn, chứng từ của DN. Trong điều kiện hiện nay, DN phải tự tính, tự khai, tự nộp thuế và DN phải chịu hồn tồn trách nhiệm về tính chính xác của số thuế đã nộp. Để tính được chính xác số thuế phải nộp, DN cần phải lưu giữ đầy đủ hóa đơn, chứng từ và thường xuyên phản ánh các giao dịch vào sổ kế toán. Nhà nước đã tin tưởng DN để DN tự tính, tự khai, tự nộp thuế nhưng bên cạnh đó vẫn cịn nhiều DN lợi dụng cơ hội này để làm giả số liệu. Do vậy định kỳ khi NNT nộp tờ khai thuế TNDN thì cơng chức thuế cần kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các số liệu được phản ánh trên tờ khai. Nếu thấy không hợp lý cần yêu cầu DN giải trình và kiểm tra tại trụ sở DN.

- Kiểm sốt và nắm bắt thêm các thơng tin về DN. Thông qua khai báo thuế của DN, cơ quan thuế có thể nắm bắt được phần nào tình hình kinh doanh của DN để từ đó có những điều chỉnh cho hợp lý. Nhưng những số liệu này có thể phản ánh khơng trung thực tình hình kinh doanh của DN nên qua cơng tác kiểm tra tại trụ sở DN thì cơng chức thuế có thể tìm hiểu được nhiều thơng tin chính xác về DN, có thể nắm bắt các thủ đoạn gian lận thuế để lưu trữ vào cơ sở dữ liệu ngành Thuế tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, tìm kiếm sau này.

1.3.4.2 Thực trạng quản lý thuế TNDN hiện nay

Nhưng xét trên khía cạnh khác đã là DN thì mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, để đạt được mục đích các DN khơng từ một thủ đoạn, mánh khóe nào. Vì mục tiêu lợi nhuận các DN sẵn sàng khai tăng chi phí được trừ, khai giảm doanh thu, áp dụng định mức kỹ thuật khơng đúng quy định, mua hóa đơn khống để làm tăng chi phí được trừ hoặc bán hàng khơng xuất hóa đơn nhưng vẫn tập hợp đầy đủ chi phí đầu vào…Những thủ đoạn này của DN cơ quan thuế rất khó phát hiện, để có thể phát hiện được cần có sự phối hợp với các cơ quan liên quan: Ngân hàng, Công an, cơ quan quản lý thị trường.

Hiện nay số lượng cơng chức thuế ở Việt Nam cịn mỏng so với lực lượng “hùng hậu” các DN, do đó khó tránh khỏi việc không phát hiện được những gian lận, sai sót trong các giao dịch của NNT. Hơn nữa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế chưa cao, một số công chức thuế được vào làm trong ngành thuế nhờ quan hệ “con ông, cháu cha” chứ không phải do thực lực của bản thân, một số cán bộ khác nhận hối lộ của DN để bỏ qua lỗi do DN gây ra.

Xuất phát từ lý do trên cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với DNNN để góp phần tăng thu cho NSNN; tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng; quản lý chặt chẽ được các ĐTNT TNDN qua đó nâng cao uy tín của Nhà nước đối với DN nói chung và DNNN nói riêng.

1.3.4.3 Mục tiêu của cơng tác tăng cường chống thất thu thuế

* Việc tăng cường các biện pháp chống thất thu thuế nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ số thuế cho NSNN, đảm bảo được nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ nhất định, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà nước ta đang trong quá trình cắt giảm nhiều loại thuế xuất nhập khẩu theo cam kết.

* Tăng cường chống thất thu thuế nhằm giảm thiểu tình trạng khai man, khai khơng đúng nhằm trốn, lậu thuế, nợ đọng tiền thuế và các tình trạng tiêu cực khác.Nhờ vậy khơng những đảm bảo được nguồn thu cho NSNN mà cịn góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

* Việc chống thất thu thuế nói chung và thất thu thuế TNDN nói riêng nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách, từ đó tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

* Đảm bảo vai trị điều tiết vĩ mơ nền kinh tế của nhà nước. Thông qua việc điều chỉnh thuế suất, nhà nước có thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn còn lạc hậu, kém phát triển, những lĩnh vực mà nhà nước thấy cần thiết cho sự phát triển của đất nước.

* Thông qua việc tăng cường chống thất thu thuế ý thức của nhân dân trong việc tuân thủ pháp luật thuế nói riêng cũng như pháp luật nói chung nhờ đó cũng sẽ được tăng lên.

Để thực hiện tốt các mục tiêu trên yêu cầu tất yếu trong cơng tác chống thất thu thuế là cần phải có sự quyết tâm của cơ quan thuế cũng như các cơ quan nhà nước trong việc đấu tranh với những biểu hiện của gian lận thuế.Bên cạnh đó địi hỏi phải có sự cố gắng, sáng tạo, tinh thần làm việc hết mình của cán bộ ngành thuế cùng với sự ủng hộ tích cực của nhân dân. Một vấn đề quan trọng cần được quan tâm nữa là khâu hoạch định chính sách thuế phải đảm bảo sự phù hợp, khả thi, lường trước được các khả năng có thể xảy ra qua đó mới có thể đảm bảo sự ổn định của chính sách thuế.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ TNDN DỐI VỚI CAC DOANH NGHIỆP NHA NƯỚC TẠI PHONG KIỂM TRA SỐ 3 TREN

DỊA BAN THANH PHỐ HA NỘI.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ TNDN đối với DOANH NGHIỆP NHÀ nước tại PHÒNG KIỂM TRA số 3 cục THUẾ THÀNH PHỐ hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)