Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ TNDN đối với DOANH NGHIỆP NHÀ nước tại PHÒNG KIỂM TRA số 3 cục THUẾ THÀNH PHỐ hà nội (Trang 66 - 71)

1.2 .Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhà nước

3.1 Giải pháp chung nhằm tăng cường công tác chống thất thu thuế TNDN

3.1.1 Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về

về thuế TNDN

Chính sách thuế là sự thể hiện chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước trong việc động viên nguồn tài chính vào NSNN. Một chính sách thuế được coi là hoàn hảo khi đạt được các mục tiêu sau:

Về mặt tài chính: Đem lại số thu lớn cho NSNN

Về mặt kinh tế: Có tác dụng khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển Về mặt xã hội: Đảm bảo sự công bằng

Về mặt nghiệp vụ: Đảm bảo sự hợp lý, đơn giản, dễ hiểu, dễ làm

Tuy nhiên để một sắc thuế đạt được tất cả các chỉ tiêu trên là rất khó khăn. Ví dụ như để đảm bảo cơng bằng thì phải quy định nhiều mức thuế suất, nhưng khi đó lại làm cho cơng tác thu thuế phức tạp và tốn kém chi phí. Hay như để có số thu lớn cho NSNN thì phải quy định mức thuế suất cao nhưng khi đó lại khơng khuyến khích sản xuất và thuế TNDN cũng khơng phải là ngoại lệ. Để hạn chế thất thu thuế TNDN cần phải quan tâm tới vấn đề sau:

* Hoàn thiện hệ thống các sắc thuế đảm bảo đáp ứng ứng yêu cầu hội nhập với thế giới, bên cạnh đó cần phải chú ý kết hợp hài hịa lợi ích giữa nhà nước, nhà kinh doanh và người dân lao động.Với chính sách thuế hợp lý sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, người sản xuất tự giác, chủ động kê khai, nộp thuế theo đúng pháp luật, đúng thực tế kinh doanh.

3.1.1.1 Về thuế suất

Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có tổng doanh thu năm khơng quá 20 tỷ đồng (gọi là doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa) thì mức thuế suất giảm xuống còn 20%.

Số lao động và doanh thu làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng thuế suất 20% tại khoản này là số lao động và doanh thu bình quân của 2 năm trước liền kề. Đồng thời, để tăng cường khả năng thu hút đầu tư và chính sách rõ ràng, tiến tới đơn giản hố các mức ưu đãi thuế theo Chiến lược cải cách thuế đến năm 2020 mà không ảnh hưởng quá lớn đến cân đối ngân sách của năm áp dụng, Chính phủ trình Quốc hội cho bổ sung quy định lộ trình giảm thuế suất phổ thông ngay trong Luật.

Mức thuế suất phổ thơng giảm xuống cịn 22% và việc áp dụng thuế suất 20% đối với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn thu hút đầu tư so với các nước trong khu vực (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia là 25%) và cũng không gây tác động giảm thu đột ngột tạo sức ép về cân đối ngân sách của năm áp dụng, đồng thời không xáo trộn nhiều tới hệ thống chính sách ưu đãi. Doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa được áp dụng thuế suất thấp hơn so với các trường hợp thơng thường sẽ có điều kiện tăng tích tụ, tích luỹ tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao được năng lực cạnh tranh.

3.1.1.2 Về căn cứ tính thuế

Mục đích cuối cùng của cơng tác quản lý căn cứ tính thuế là đảm bảo số thuế TNDN phải nộp đúng theo Luật thuế.

* Tăng cường quản lý hóa đơn chứng từ.

Hóa đơn, chứng từ là căn cứ quan trọng ảnh hưởng tới việc xác định nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

Đối với thuế TNDN: Hóa đơn, chứng từ là căn cứ để xác định doanh thu, chi phí được trừ.

Do vậy để cơng tác quản lý hóa đơn, chứng từ có hiệu quả cần:

- Thắt chặt công tác quản lý về in ấn, phát hành, sử dụng hóa đơn nhất là hóa đơn các doanh nghiệp tự phát hành. Đảm bảo chỉ có doanh nghiêp có tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh mới được mua hóa đơn. Để thực hiện tốt giải pháp này đòi hỏi cơ quan thuế phải kiểm tra thật kỹ các doanh nghiệp đến xin mua hóa đơn.

- Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp mới thành lập về việc sử dụng hóa đơn, chứng từ và các tài liệu kèm theo.

- Đối với doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế đầy đủ, kịp thời hoặc có tờ khai nhưng nhiều tháng khơng phát sinh doanh số thì phải tiến hành kiểm tra tại cơ sở.

- Đối với các doanh nghiệp tạm nghỉ hoặc bỏ kinh doanh phải tiến hành tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, chứng từ. Trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, khơng kinh doanh nữa qua kiểm tra nếu thấy cịn hóa đơn chưa sử dụng nhưng khơng khai báo và nộp cho cơ quan thuế thì phải tiến hành thu hồi và thông báo ngay cho các cục, các chi cục thuế khác đồng thời đăng thông tin trên các phương tiện truyền thông để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh khác biết nhằm tránh tình trạng bị lợi dụng.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan ngăn chặn việc mua, bán hóa đơn bất hợp pháp trên thị trường.

- Cần khuyến khích các đối tượng tiêu dùng đặc biệt là người dân khi mua hàng phải lấy hóa đơn, chứng từ. Với tư tưởng của người dân Việt Nam khi mua hàng để tiêu dùng cá nhân bất kể là mua của đại lý hay doanh nghiệp đều khơng lấy hóa đơn là rất phổ biến. Do vậy để khuyến khích việc lấy hóa

đơn cơ quan thuế định kỳ hàng tháng sẽ tổ chức lễ bốc thăm trúng thưởng theo số trên hóa đơn mà người mua hàng có, hoặc có thể tiến hành cho đổi một số lượng hóa đơn nhất định lấy một số tiền hay món quà nào đó.

- Khi phát hiện doanh nghiệp có hóa đơn mà liên 1 khác liên 2 thì phải lập tức tiến hành kiểm tra vì các doanh nghiệp này thường là sẽ bỏ trốn nên họ khơng quan tâm đến việc hóa đơn đúng hay sai.

- Cần có các biện pháp, chế tài nghiêm khắc xử lý các hành vi mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như:

+ Mọi trường hợp vi phạm về khai báo, sử dụng hóa đơn đều phải bị xử lý hành chính và tạm thời đình chỉ việc bán hóa đơn cho doanh nghiệp và sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp. Chỉ sau khi doanh nghiệp có biện pháp chấn chỉnh và nộp phạt thì mới tiếp tục cho sử dụng.

+ Nếu hóa đơn mua hàng mà người bán không viết đầy đủ các chỉ tiêu mà người mua vẫn chấp nhận thì ngồi việc khơng cho khấu trừ thuế người mua cịn bị phạt hành chính vì sử dụng hóa đơn khơng đúng quy định.

- Cần nhanh chóng áp dụng cơng nghệ thơng tin vào việc sử dụng, đối chiếu hóa đơn.

* Tăng cường kiểm tra doanh thu.

Doanh thu là căn cứ quan trọng ảnh hưởng tới việc xác định số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế các doanh nghiệp thường kê khai doanh thu khơng đúng với tình hình thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường tìm cách để làm giảm doanh thu nhằm trốn, lậu thuế. Do vậy một trong những cách để hạn chế tình trạng thất thu thuế doanh nghiệp là kiểm tra chặt chẽ doanh thu để xác định doanh thu tính thuế của doanh nghiệp.

- Quản lý chặt chẽ hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan tới doanh thu kỳ đang tính. Cần kiểm tra số lượng hàng hóa, vật liệu mua vào, đối chiếu với hàng tồn kho, định mức tiêu hao để xác định chính xác số lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất, tiêu thụ trong kỳ cũng như nguyên liệu đã dùng để sản xuất các hàng hóa, dịch vụ đó.

- Tăng cường kiểm tra, đối chiếu số liệu trên hồ sơ khai thuế với các loại sổ sách như sổ nhật ký bán hàng, các loại sổ chi tiết…

- Bên cạnh đó cũng cần đối chiếu với doanh thu của các kỳ trước đó để xem có sự biến động về doanh thu khơng. Nếu doanh thu biến động lớn trong khi các khoản chi phí cũng như quy mơ khơng đổi thì cần phải chú ý kiểm tra ngay.

* Tăng cường kiểm tra các khoản chi phí được trừ.

Cùng với doanh thu chi phí được trừ là bộ phận quan trọng trong việc xác định thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp do vậy các doanh nghiệp cùng với việc tìm cách khai giảm doanh thu là khai tăng các khoản chi phí được trừ. Chính vì vậy cùng với việc kiểm tra doanh thu cần phải tiến hành kiểm tra các khoản chi phí được trừ. Để cơng tác kiểm tra này đạt kết quả tốt thì cơ quan thuế cần phải:

- Xem xét tình hình kế tốn của đơn vị như: hình thức kế tốn, phương pháp kế tốn…để có thể xác định các định khoản, nếu doanh nghiệp có vi phạm thì có thể phát hiện được. Muốn thực hiện tốt được thì địi hỏi cán bộ thuế phải am hiểu về kế tốn, về cách thức hạch tốn chi phí.

- Khi kiểm tra nếu thấy có các khoản chi phí mà có sự đột biến thì cần phải chú ý quan tâm xem xét vì khi doanh nghiệp đã ổn định sản xuất, ổn định thị trường thì các khoản chi phí này rất ít biến động mà nếu có thì biến động rất ít.

- Nếu phát hiện phát sinh một số khoản chi mà năm trước khơng có thì cũng cần phải quan tâm.Thông thường chỉ khi doanh nghiệp mở rộng thị trường,

chuyển đổi lĩnh vực đầu tư thì mới có khả năng xuất hiện các khoản chi mới hoặc các khoản chi trước kia doanh nghiệp giấu đi đến nay bị phát hiện.

- Chỉ có khoản chi nào có đầy đủ hóa đơn, chứng từ có hạch tốn vào sổ sách, có liên quan đến doanh thu trong kỳ tính thuế thì mới cho hạch tốn vào các khoản chi phí được trừ khi xác định thuế. Ngồi ra những khoản chi mặc dù có đầy đủ chứng từ theo quy định nhưng cũng không cho khấu trừ như tài sản cố định đã khấu hao hết, tiền thưởng cho người lao động nhưng khơng có trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) một số GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHỐNG THẤT THU THUẾ TNDN đối với DOANH NGHIỆP NHÀ nước tại PHÒNG KIỂM TRA số 3 cục THUẾ THÀNH PHỐ hà nội (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)