1.2 .Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhà nước
2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội
2.1.1 Một số nét về địa lý
Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hịa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n phía Đơng, Hịa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gị đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cịn được xếp vào đơ thị loại đặc biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên 90%, quy mô dân số trên 5 triệu, mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km² trở lên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh..
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Năm 2015 - Năm có ý nghĩa to lớn và quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã khép lại. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2015 là cơ sở và động lực cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Kinh tế - xã hội năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường tồn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu. Sự bất ổn của thị trường tài chính tồn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng.
Dưới đây là kết quả chi tiết:
Ước tính năm 2015, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9,24% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nơng lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,47% (đóng góp 0,11% vào mức tăng chung của GRDP). Giá trị tăng thêm ngành cơng nghiệp, xây dựng tăng 9,11% (đóng góp 3,79% vào mức tăng chung). Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 9,91% (đóng góp 5,34% vào mức tăng chung). Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 11,7%, trong đó, bán lẻ tăng 11,5%. Hoạt động du lịch đạt kết quả khá. Năm 2015, khách du lịch quốc tế lưu trú tại Hà Nội tăng 9,6%.
Về tình hình hoạt động doanh nghiệp, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2015 uớc tính khoảng 18.340 doanh nghiệp,tăng 33,7% so với
năm 2014. 10 tháng đầu năm 2015, có 14.102 doanh nghiệp ngừng hoạt động (tăng 14,2% so với cùng ký năm 2014), trong đó: 927 doanh nghiệp giải thể, 10.115 doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, 3.060 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm đạt 146.585 tỷ đồng,
tăng 3,5% so với dự toán năm, trong đó thu nội địa là 128.070 tỷ đồng, tăng 2,4% so với dự toán năm. Tổng chi ngân sách địa phương là 69.970 tỷ đồng, tăng 18,4% so với dự tốn năm, trong đó chi thường xun là 40.023 tỷ đồng, chi xây dựng cơ bản là 28.069 tỷ đồng.
Đời sống của đa số dân cư năm 2015 nhìn chung ổn định và có phần
được cải thiện hơn so với năm trước. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 là 1,75% (năm 2014 là 2,08%). Tuy nhiên, do có sự chênh lệch tương đối nhiều về thu nhập nên sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng gia tăng.
Năm 2016, Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn là 8,5-9%( theo cách tính mới); thu nhập bình qn đầu người đạt 85- 87 triệu đồng; tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 11-12%; tốc độ tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 7-8%; giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,2% so với năm trước; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tăng thêm 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hà Nội cũng xác định rõ năm nhiệm vụ chủ yếu và ba khâu đột phá, tập trung vào: phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đơ thị, nơng thơn; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mội trường đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện.