Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần hải sản thái bình (Trang 58 - 66)

2.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận của cơng ty cổ phần hải sản Thái Bình

2.2.3.3.1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn của cơng ty cổ phần hải sản Thái Bình, ta có Bảng 12: Bảng phân tích sự biến động và tình hình phân bổ VLĐ năm 2010.

Bảng 12: Sự biến động và tình hình phân bổ vốn lưu động năm 2010

Đơn vị : Đồng

CHỈ TIÊU

ĐẦU NĂM CUỐI NĂM SO SÁNH

Số tiền T.Tr % Số tiền T.Tr

% Số tiền Tỉ lệ(%)

I.Tiền 278.038.700 8,77 428.312.210 11,46 150.273.510 54,05

1. Tiền mặt tại quỹ 26.700.716 9,60 62.577.330 14,61 35.876.614 134,37

2. Tiền gửi ngân hàng. 251.337.984 90,40 365.734.880 85,39 114.396.896 45,52

II. Các khoản phải thu 429.991.527 13,56 521.112.210 13,95 91.120.683 21,19

1. Phải thu khách hàng 179.266.548 41,69 201.850.354 38,73 22.583.806 12,60

2. Trả trước người bán

3. Các khoản phải thu khác 250.724.979 58,31 319.261.856 61,27 68.536.877 27,34

III.Hàng tồn kho 2.340.961.274 73,81 2.699.123.733 72,25 358.162.459 15,30 1. NVL tồn kho 2.115.867.338 90,38 2.199.095.257 81,47 83.227.919 3,93 2. Công cụ dụng cụ tồn kho 3. CPSXKDDD 120.433.120 5,14 323.189.000 11,97 202.755.880 168,36 4. Thành phẩm tồn kho 103.864.399 4,44 174.643.059 6,47 70.778.660 68,15 5. Hàng hóa. 796.417 0,03 2.196.417 0,08 1.400.000 175,79 IV. TSNH khác 122.520.792 3,86 87.301.490 2,34 -35.219.302 (28,75) 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 77.347.502 63,13 42.306.200 48,46 -35.041.302 (45,30)

2. Thuế GTGT được khấu trừ 110.000 0,13 110.000

3. Thuế & các khoản phải thu NN

4. Tài sản ngắn hạn khác 45.173.290 36,87 44.885.290 51,41 -288.000 (0,64)

Qua bảng số liệu có thể thấy, cuối năm 2010, vốn lưu động của công ty đạt 3.735.849.643 đồng, tăng 564.337.350 đồng so với đầu năm 2010, tương ứng với tốc độ tăng 17,79 %. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do hầu hết tất cả các khoản mục vốn lưu động của công ty đều tăng ( trừ tài sản ngăn hạn khác giảm) mà trong đó tăng nhiều nhất là hàng tồn kho, tiếp đến là tiền và những khoản tương đương tiền. Cụ thể:

Tại thời điểm cuối năm 2010, vốn lưu động bằng tiền của công ty tăng 150.273.510 đồng so với năm 2009, tương ứng với tỉ lệ 54,05%. Sự tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng của khoản mục này là một dấu hiệu tốt cho thấy khả năng thanh tốn của cơng ty đã được tăng lên, nhờ vậy mà công ty ngày càng tự chủ hơn về mặt tài chính, đảm bảo ln có một lượng tiền nhất định để đáp ứng nhu cầu thanh toán cũng như chi trả như những khoản chi tiêu của công ty. Trong tổng số tiền và các khoản tương đương tiền, thì tiền mặt chỉ chiếm 14,61%, 85,39% cịn lại là tiền gửi ngân hàng, tăng 114.396.896 đồng so với năm 2009. Việc phân bổ các loại tiền như trên là khá hợp lý cho thấy công ty đã không để tiền mặt- lượng tiền nhàn rỗi, không sinh lời lưu thông quá lớn mà phân bổ vào tiền gửi ngân hàng để đồng tiền được sinh lợi, đem về một khoản lãi không nhỏ cho công ty.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn lưu động (72,25%), hàng tồn kho cuối năm 2010 đạt 2.699.123.733 đồng, tăng 358.162.459 đồng so với thời điểm đầu năm, tương ứng với tỷ lệ 15,3%. Trong đó, chiếm tỷ trọng nhiều nhất là NVL, tăng 83.227.919 đồng so với đầu năm, tương ứng với tỉ lệ 3,93%. Tiếp đến là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 11,97%, đạt 323.189.000 đồng, so với đầu năm tăng 202.755.880 đồng. Các khoản mục khác tăng nhẹ, thành phẩm tồn kho đạt 174.643.059 đồng, tăng 70.778.660 đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ 68,15%. Hàng hóa đạt 2.196.417 đồng, tăng 1.400.000 đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ 175,79%. Hàng tồn kho tăng đồng nghĩa với việc gia tăng các khoản chi phí có liên quan như: chi phí lưu kho, chi phí thực hiện hợp đồng, chi phí bảo quản hàng tồn kho… Cơng ty cần phải có kế hoạch cất trữ và bảo quản hàng tồn kho sao

cho có hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Tránh hiện tượng lãng phí, mất mát, hư hao, giảm phẩm chất của nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm tồn kho, góp phần giảm chi phí giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chiếm tỷ trọng khá lớn trong vốn lưu động, Khoản phải thu góp phần làm tăng vốn lưu động khi tăng 91.120.683 đồng so với năm 2009. Trong đó phần lớn là do là sự gia tăng của khoản phải thu khác , tăng 68.536.877 đồng, tương ứng với tỉ lệ tăng 27,34%. Các khoản phải thu của khách hàng cũng tăng 22.583.806 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 12,6%. Việc các khoản phải thu tăng về cuối năm, đặc biệt phải thu khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận của cơng ty. Trước hết, việc tăng nợ phải thu cho thấy cuối năm, công ty đã cho nhiều khách hàng mua chịu hoặc trả chậm như vậy có nghĩa là doanh nghiệp đã tăng được doanh thu tiêu thụ từ đó có thể làm tăng lợi nhuận. Nhưng việc nợ phải thu tăng cũng làm phát sinh thêm các khoản chi phí như: chi phí tiền lương cho người đi địi nợ, chi phí theo dõi thu hồi nợ… từ đó làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của cơng ty. Mặt khác, khi nợ phải thu của doanh nghiệp tăng, để đảm bao cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường cơng ty phải đi vay để bù đắp cho phần vốn đó, dẫn đến làm tăng chi phí cho mỗi đồng vốn của cơng ty vì phải trả lãi tiền vay, từ đó cũng ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận của cơng ty. Do vậy , cơng ty cần sớm có biện pháp thu hồi nợ để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc ứ đọng vốn làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.2.3.3.2.Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định( VCĐ)

Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ mà doanh nghiệp sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Để đánh giá tình hình tổ chức và sử dụng vốn cố định ta đi phân tích các chỉ tiêu về vốn cố định, tài sản cố định ở bảng số liệu 13.

Bảng 13: Hiệu suất sử dụng vốn cố định, tài sản cố định

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu thuần Đồng 6.952.011.246 7.086.148.520 134.137.274 1,93 2. Nguyên giá TSCĐ bình quân Đồng 2.635.653.291 2.667.850.704 32.197.413 1,22 3. Vốn cố định bình quân Đồng 2.528.465.865 2.531.559.155 3.093.290 0,12 4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định Lần 2,75 2,80 0,05 1,82 5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 2,64 2,66 0,02 0,76

Đơn vị : Đồng Thứ

tự Loại TSCĐ

Đầu năm Tăng trong năm Giảm trong năm Cuối năm

Nguyên giá ( số tiền ) Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nguyên giá ( số tiền ) Tỷ trọng (%) I Tài sản cố định hữu hình 2.583.240.516 100 169.220.376 100 - - 2.752.460.892 100 1 Nhà xưởng, vật kiến trúc 1.430.098.493 55,36 59.984.543 35,45 - - 1.490.083.036 54,14 2 Máy móc thiết bị 462.649.670 17,91 - - - - 462.649.670 16,81

3 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 690.492.353 26,73 109.235.833 64,55 - - 799.728.186 29,06

II Tài sản cố định vơ hình

Bảng 15: Tình trạng kỹ thuật tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2010

Đơn vị: Đồng Thứ

tự Loại TSCĐ

Đầu năm Cuối năm

Nguyên giá Giá trị còn lại % Giá trị cònlại Nguyên giá Giá trị còn lại % Giá trịcòn lại

I Tài sản cố định hữu hình 2.583.240.516 2.583.240.516 100,00 2.752.460.892 1.263.893.763 45,92

1 Nhà xưởng, vật kiến trúc 1.430.098.493 1.430.098.493 100,00 1.490.083.036 483.244.984 32,43

2 Máy móc thiết bị 462.649.670 462.649.670 100,00 462.649.670 263.122.368 56,87

3 Phương tiện vẩn tải, truyền dẫn 690.492.353 690.492.353 100,00 799.728.186 517.526.411 64,71

II Tài sản cố định vơ hình

Từ số liệu bảng 13 ta thấy: Tổng vốn cố định bình qn của cơng ty năm 2010 là 2.531.559.155 đồng tăng so với năm 2009 là 3.093.290 đồng với tỷ lệ tăng là 0,12% cho thấy cơng ty có chú trọng mở rộng sản xuất kinh doanh. Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2010 cũng tăng so với năm 2009. Năm 2010 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 2,80 tăng 0,05 so với năm 2009 tức là trong năm 2009 cứ 1 đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra 2,80 đồng doanh thu, tăng 0,05 đồng so với năm 2009. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng tăng từ 2,64 năm 2009 lên 2,66 năm 2010 chứng tỏ việc quản lý, sử dụng vốn cố định ở công ty là tốt.

Số liệu bảng 14 ta thấy sự biến động của TSCĐ như sau:

Cuối năm 2010, tổng nguyên giá TSCĐ đạt 2.752.460.892 đồng, tăng 169.220.376 đồng so với đầu năm 2010, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là phương tiện vận tải, truyền dẫn. Cuối năm 2010, nguyên giá của phương tiện vận tải, truyền dẫn là 799.728.186 đồng chiểm tỷ trọng 29,06%, tăng 109.235.833 đồng so với năm 2009 (chiếm 64,55% tổng mức tăng) và nhà cửa, vật kiến trúc là tăng 59.984.543 đồng. Điều này thể hiện rằng trong năm công ty đã quan tâm đến công tác đầu tư mua sắm phương tiện vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ khâu sản xuất, phân phối cũng như quản lý để mở rộng quy mô sản xuất, thị trường kinh doanh. Do là doanh nghiệp sản xuất nước mắm và theo phương pháp cổ truyền nên công ty không sử dụng nhiều đến máy móc thiết bị. Do đó trong năm 2010 máy móc thiết bị khơng tăng và chiếm 16,81% trong tổng TSCĐ.

Tiếp tục đi phân tích bảng 15 cho ta đánh giá cơ bản về tình hình kỹ thuật tài sản cố định tại công ty. Qua bảng 15 ta thấy mặc dù việc đầu tư thêm vào tài sản cố định hữu hình làm nguyên giá tăng lên nhưng tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá lại giảm từ 100% đầu năm xuống còn 45,92% vào cuối năm. Nguyên nhân chủ yếu là do sự hao mòn của nhà cửa, máy móc thiết bị cũng như phương tiện vận tải. Qua đó ta cần phải đầu tư, sửa chữa và mua sắm thay thế các tài sản đã cũ, không thể phục vụ sản xuất từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho công ty.

Những phân tích trên đây đã cho ta nắm rõ được phần nào tình hình quản

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần hải sản thái bình (Trang 58 - 66)