Yếu tố doanh thu bán hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần hải sản thái bình (Trang 50)

2.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận của cơng ty cổ phần hải sản Thái Bình

2.2.3.1 Yếu tố doanh thu bán hàng

Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất của chu kỳ sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bởi trước tiên nó tác động trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm, sau đó là đến lợi nhuận - kết quả cuối cùng thu được từ một chuỗi những nỗ lực, cố gắng của các thành viên trong cơng ty. Vì thế, vấn đề tiêu thụ sản phẩm đơi khi được coi là vấn đề sống cịn, là mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ cơng nhân viên trong tồn cơng ty. Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010, doanh thu tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu của công ty tăng 134.137.274 đồng với tốc độ 1,93%. Doanh thu tăng là một dấu hiệu tốt chứng tỏ sản phẩm của công ty

một nâng cao. Tuy nhiên, cần xem xét chi tiết hơn doanh thu của từng mặt hàng để có được cái nhìn tồn diện, đầy đủ hơn về công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm qua, thông qua bảng số liệu 07.

Bảng 07: Doanh thu các loại sản phẩm của công ty năm 2010

Đơn vị : Nghìn đồng

Tên sản phẩm Năm 2009 Năm 2010 So sánh Tỷ lệ

(%) Nước mắm cao đạm 1.592.018 1.608.332 16.314 1,02 Nước mắm có độ đạm 18/lít 1.905.155 1.980.890 75.735 3,98 Nước mắm loại II 1.670.568 1.682.893 12.325 0,74 Nước mắm loại I 1.784.270 1.814.033 29.763 1,67 Tổng cộng 6.952.011 7.086.148 134.137 1,93

Qua bảng số liệu 07 có thể thấy, thực tế năm 2010, tổng doanh thu tiêu thụ của các sản phẩm chủ yếu của công ty tăng 1,93%. Trong đó, doanh thu của tất cả các sản phẩm đều tăng lên.

Như ta biết, doanh thu phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán được tính theo cơng thức sau:

Doanh thu = khối lượng sản phẩm tiêu thụ x giá bán đơn vị sản phẩm Như vậy, sự tăng giảm của doanh thu là do sự tác động trực tiếp của hai yếu tố nói trên. Trước hết, cần đi vào xem xét nhân tố khối lượng sản phẩm trong kỳ thơng qua bảng phân tích sau:

Bảng 08: Sản lượng tiêu thụ các loại sản phẩm chủ yếu năm 2010 Đơn vị: Lít

Tên sản phẩm Năm 2009 Năm 2010

So sánh số lít (+,-%)Tỷ lệ Nước mắm cao đạm 151.620,76 153.174,48 1.553,72 1,02 Nước mắm có độ đạm 18/lít 165.665,65 172.251,3 6.585,65 3,98 Nước mắm loại II 303.739,45 305.980,55 2.241,10 0,74 Nước mắm loại I 254.895,71 259.147,57 4.251,86 1,67

Từ bảng số liệu ở trên, có thể đánh giá về sản lượng tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu của công ty như sau :

Trong năm 2010, sản lượng tiêu thụ của các nước mắm cao đạm đạt 153.174,48 lít tăng 1.553,72 lít so với năm 2009 tương ứng với tỉ lệ tăng 1,02%. Sản lượng tiêu thụ nước mắm có độ đạm 18/lít đạt 172.251,3 lít tăng 6.585,65 lít so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng 3,98%. Sản lượng tiêu thụ nước mắm loại II đạt 305.980,55 lít tăng 2.241,10 lít so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng 0,74%. Nước mắm loại I có sản lượng tiêu thụ tăng 4.251,86 lít tương ứng với 1,67% so với năm 2009. Sự gia tăng sản lượng tiêu thụ của các loại nước mắm trên là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng 134.137.274 đồng về doanh thu cho công ty.

Bên cạnh những thành tích đạt được, cơng tác sản xuất và tiêu thụ sản xuất của cơng ty vẫn cịn tồn tại một số điều bất cập, chưa hợp lý cần kịp được thời khắc phục như: Công ty chưa chấp hành nghiêm ngặt các các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm khiến cho một lượng nhỏ sản phẩm chưa đạt yêu cầu vẫn được nhập kho. Cơng ty cần có biện pháp khắc phục để nâng cao hơn nữa sản lượng tiêu thụ và qua đó làm tăng lợi nhuận cho công ty.

Không chỉ bị tác động bởi sản lượng tiêu thụ, doanh thu cũng bị ảnh hưởng bởi sự tác động của giá bán ở mức độ nhất định. Thực tế cho thấy, trong năm 2010, hầu như các sản phẩm đều có giá bán tăng so với năm 2009. Bảng số liệu sau sẽ cho thấy rõ nhận định trên:

Bảng 09: Danh mục và giá bán một số sản phảm chủ yếu của công ty trong năm 2010

Đơn vị: Đồng/ lít

Tên sản phẩm

Giá bán đơn vị sản

phẩm bình quân Chênh lệch

Năm 2009 Năm 2010 Số tuyệt đối Tỷ lệ(+,-)

Nước mắm cao đạm 10.500 11.500 1000 9,52 Nước mắm có độ đạm 18/lít 11.500 13.500 2000 17,39 Nước mắm loại II 5.500 6.000 500 9,09 Nước mắm loại I 7.000 7.700 700 10,00

Từ bảng số liệu trên có thể thấy:

Hầu hết các sản phẩm đều có giá bán thực tế bình qn năm 2010 tăng so với thực tế năm 2009

- Nước mắm cao đạm có giá bán thực tế bình qn tăng 1000đồng/lít song sản lượng tiêu thụ vẫn tăng 1.553,72 lít so với năm 2009 - Nước mắm có độ đạm 18/lít có giá bán thực tế bình qn tăng

2000đồng/lít tương ứng với tỷ lệ tăng là 17,39% song sản lượng tiêu thụ vẫn tăng 6.585,65 lít so với năm 2009

- Nước mắm loại I có giá bán thực tế bình qn tăng 700đồng/lít song sản lượng tiêu thụ tăng 4.251,86 lít so với năm 2009

- Nước mắm loại II có giá bán thực tế bình qn tăng 500đồng/lít và sản lượng tiêu thụ thực tế cũng tăng 2.241,10 lít so với năm 2009 Qua phân tích chi tiết các hai yếu tố tác động đến doanh thu bán hàng là sản lượng tiêu thụ và giá bán, có thể có cái nhìn lạc quan về tình hình tiêu thụ sản phẩm của cơng ty trong năm vừa qua. Sự tăng lên nhanh chóng về doanh thu của các sản phẩm đã khiến cho tổng doanh thu tiêu thụ của công ty trong năm 2010 tăng so với năm 2009, đồng thời mở ra một hướng mới cho công ty trong công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để phấn đấu nâng cao hơn nữa

doanh thu và sau đó là tăng lợi nhuận trong tương lai. Công ty cần tận dụng và phát huy những thế mạnh của mình để từng bước phát triển cũng chắc và ổn định.

2.2.3.2. Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm.

Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, để tăng lợi nhuận thực hiện thì một biện pháp hữu hiệu và lâu dài nhất mà doanh nghiệp nên áp dụng là thực hiện giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt, đối với công ty cổ phần hải sản Thái Bình là một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến thì việc quản lý chi phí lại càng trở nên quan trọng hơn. Chi phí sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được của công ty. khi các biến số khác được cố định, chi phí tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm đi và ngược lại. Do vậy, thông qua đánh giá công tác quản lý chi phí và giá thành của một cơng ty phần nào cho ta thấy rõ hơn những nỗ lực của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả mà công ty nhận được từ những cố gắng đó.

Trước hết ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ để thấy được việc quản lý chi phí giá thành của công ty trong 2 năm qua thông qua bảng 10.

Bảng 10: Giá thành sản phẩm theo khoản mục của công ty

Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 So sánh

Số tiền trọng(%)tỷ %/DT Số tiền trọng(%)tỷ %/DT (+.-) Số tiền (+.-%)tỷ lệ %/DT 1. Chi phí NVLTT 6.541.749.887 65,76 94,10 6.955.097.693 65,65 98,15 413.347.806 6,32 4,05 2. Chi phí NCTT 905.950.984 9,11 13,03 955.391.638 9,02 13,48 49.440.654 5,46 0,45 3. Chi phí SXC 395.941.095 3,98 5,70 453.217.560 4,28 6,40 57.276.465 14,47 0,70 Giá vốn hàng bán 4.457.454.298 44,81 64,12 4.319.957.893 40,77 60,96 -137.496.405 (3,08) (3,15) 4. Chi phí bán hàng 740.705.580 7,45 10,65 937.334.159 8,85 13,23 196.628.579 26,55 2,57 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.363.355.307 13,71 19,61 1.293.873.194 12,21 18,26 -69.482.113 (5,10) (1,35) Giá thành toàn bộ 9.947.702.853 100 143,09 10.594.914.244 100 149,52 647.211.391 6,51 6,43 Doanh thu thuần 6.952.011.246 7.086.148.520 134.137.274 1,93

Qua số liệu ở bảng 10 cho thấy năm 2010, giá thành toàn bộ đạt 10.594.914.244 đồng, tăng 647.211.391 đồng so với năm 2009, tương ứng với tỉ lệ 6,51%. So với doanh thu, giá thành toàn bộ chiếm 149,52%, tăng so với năm 2009 là 6,43%. Chỉ số này cho thấy trong 100 đồng doanh thu thuần thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm có 149,52 đồng chi phí, tăng 6,43 đồng so với năm 2009, điều đó sẽ làm giảm lợi nhuận thu được trên 100 đồng doanh thu và do đó tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng giảm xuống. Trong tổng chi phí :

Chi phí nguyên liệu chiếm phần lớn với tỷ trọng 65,65%, đạt 6.955.097.693 đồng, tăng 413.347.806 đồng so với năm 2009, tương ứng với tỉ lệ 6,32%. Năm 2010, tỷ lệ chi phí NVLTT trên doanh thu là 98,15%, tăng 4,05% so với năm 2009. Điều nay có nghĩa là trong năm, đã bỏ 98,15 đồng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để thu về 100 đồng doanh thu, tăng 4,05 đồng so với năm 2009. Sự tăng lên của chi phí NVLTT là nguyên nhân chủ yếu đẩy giá vốn và giá thành sản phẩm lên cao. Song khơng thể vì thế mà đánh giá trình độ quản lý chi phí của cơng ty yếu kém mà cần xem xét từ nhiều góc độ sau:

Trong năm, sản lượng sản xuất các loại mặt hàng của công ty đều tăng mạnh. Do đó, việc tăng nguyên vật liệu để đáp ứng yêu cầu của sản xuất là điều bình thường.

Hơn nữa, do lạm phát tăng nhanh vào năm 2009, đến năm 2010 đã có sự phục hồi nhưng vẫn chưa bình ổn, giá của những nguyên liệu đầu vào vẫn tăng cao. Xăng, dầu trên thế giới cũng như trong nước liên tục tăng giá cho nên chi phí vận chuyển NVL chính và phụ từ nơi cung cấp đến công ty tăng lên dẫn đến hệ quả tất yếu là chi phí NVL tăng cao.

Từ các lý do nêu trên có thể thấy, sự gia tăng chi phí nguyên vật liệu chưa hẳn là một biểu hiện khơng tốt về trình độ quản lý chi phí song cần hạn chế sự gia tăng đó ở mức độ thấp nhất để nâng cao hơn nữa lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới.

Xét đến chi phí nhân cơng trực tiếp: chiếm tỉ trọng 9,11% - một con số khá khiêm tốn, song chi phí nhân cơng trực tiếp cũng góp phần làm tổng chi phí tăng lên 49.440.654 đồng khi tăng từ 905.950.984 đồng lên 955.391.638 đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng 5,46%. Để đánh giá được trình độ quản lý chi phí của cơng ty, ta cần xem xét sự gia tăng khoản chi phí đó có đem lại mức gia tăng tương xứng về doanh thu cũng như lợi nhuận hay không được thể hiện qua tỉ lệ chi phí NCTT trên doanh thu. Năm 2010, tỉ lệ này là 13,48%, tăng 0,45% so với nẳm 2009. điều này chứng tỏ trong năm công ty đã phải bỏ ra nhiều đồng chi phí NCTT hơn để thu được 100 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Như vậy,cơng ty quản lý chi phí NCTT chưa thật tốt, mức tăng của chi phí chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Trong thời gian tới, công ty cần chủ động hơn nữa để việc bố trí lao động hợp lý hơn.

Chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí(4,28%) là chi phí SXC chung song khơng thể vì thế mà bỏ qua khoản chi phí này. Năm 2010 chi phí SXC chung tăng 57.276.465 đồng so với năm 2009, tương ứng với tỉ lệ tăng 14,47%. Cũng giống với hai khoản chi phí trên tỷ lệ chi phí SXC trên doanh thu năm 2009 tăng 0,70% so với năm 2009, có nghĩa là trong năm 2010 công ty đã phải bỏ ra 6,40 đồng để thu về 100 đồng doanh thu trong khi năm 2009 phải bỏ ra 5,70 đồng, điều đó cho thấy cơng ty vẫn chưa thật tốt trong việc quản lý chi phí SXC.

Trong tổng chi phí, chiếm tỉ trọng lớn thứ hai là chi phí quản lý doanh nghiệp( chiếm 12,21% trong tổng chi phí). Năm 2010, chi phí QLDN đạt 1.293.873.194 đồng giảm 69.482.113đồng so với năm 2009, tương ứng với tỉ lệ giảm 5,10%. So với doanh thu, tỷ lệ chi phí trên doanh thu năm 2010 là 18,26%, giảm 1,35% so với năm 2009. Điều này có nghĩa là năm 2010, cơng ty cần chi ra 18,26 đồng doanh thu để thu về 100 đồng doanh thu, giảm 1,35 đồng so với năm 2009. Tuy chỉ giảm ở mức độ khiêm tốn song đây là dấu hiệu khả quan về cơng tác quản lý chi phí QLDN của cơng ty.

Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm chủ yếu là do sự giảm xuống của chi phí nhân viên quản lý và chi phí vật liệu quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ tăng

nhẹ cịn các khoản chi phí khác như chi phí đồ dùng văn phịng …đều giảm. Trong các khoản mục chi phí thì chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là chi phí quản lý DN, tuy trong năm công ty đã tiến hành tinh giản một số bộ phận khơng cần thiết song vẫn chưa đảm bảo được tính gọn nhẹ và tổ chức khoa học của bộ máy quản lý, vẫn tồn tại hiện tượng “thiếu việc thừa người” trong một số phịng ban mà chưa có hướng giải quyết thỏa đáng

Đi từ tổng quát đến cụ thể, chi tiết các phần trong bức tranh chi phí của cơng ty, ta thấy trong năm qua công ty cổ phần hải sản Thái Bình đã có nhiều cố gắng trong cơng tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm và đạt được một số thành tích đáng ghi nhận. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế khơng mấy khả quan hiện nay thì điều đó càng chứng tỏ sự cố gắng nỗ lực của tồn cơng ty. Trong thời gian tới , cơng ty cần có những biện pháp hữu hiệu hỏn để tiết kiệm vật tư, giảm chi phí nhân viên quản lý, quan tâm hơn nữa đến các yếu tố chi phí khác để giảm giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao lợi nhuận cho cơng ty.

2.2.3.3. Tình hình quản lý và sử dụng vốn của cơng ty CP hải sản Thái Bình.

Trong kinh doanh, vốn là yếu tố cần thiết hàng đầu giúp doanh nghiệp thực hiện các ý tưởng, chiến lược kinh doanh của mình. Nó được ví như chiếc rìu của ơng tiều phu, nhiều người vì thiếu vốn nên đành ngậm ngùi từ bỏ giấc mộng làm “tiều phu” của mình để theo đuổi mục tiêu khác.

Trên thực tế, hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng vốn có tác động khơng nhỏ đến q trình phấn đấu tăng lợi nhuận của cơng ty. Bởi vậy

2.2.3.3.1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động.

Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty cổ phần hải sản Thái Bình, ta có Bảng 12: Bảng phân tích sự biến động và tình hình phân bổ VLĐ năm 2010.

Bảng 12: Sự biến động và tình hình phân bổ vốn lưu động năm 2010

Đơn vị : Đồng

CHỈ TIÊU

ĐẦU NĂM CUỐI NĂM SO SÁNH

Số tiền T.Tr % Số tiền T.Tr

% Số tiền Tỉ lệ(%)

I.Tiền 278.038.700 8,77 428.312.210 11,46 150.273.510 54,05

1. Tiền mặt tại quỹ 26.700.716 9,60 62.577.330 14,61 35.876.614 134,37

2. Tiền gửi ngân hàng. 251.337.984 90,40 365.734.880 85,39 114.396.896 45,52

II. Các khoản phải thu 429.991.527 13,56 521.112.210 13,95 91.120.683 21,19

1. Phải thu khách hàng 179.266.548 41,69 201.850.354 38,73 22.583.806 12,60

2. Trả trước người bán

3. Các khoản phải thu khác 250.724.979 58,31 319.261.856 61,27 68.536.877 27,34

III.Hàng tồn kho 2.340.961.274 73,81 2.699.123.733 72,25 358.162.459 15,30 1. NVL tồn kho 2.115.867.338 90,38 2.199.095.257 81,47 83.227.919 3,93 2. Công cụ dụng cụ tồn kho 3. CPSXKDDD 120.433.120 5,14 323.189.000 11,97 202.755.880 168,36 4. Thành phẩm tồn kho 103.864.399 4,44 174.643.059 6,47 70.778.660 68,15 5. Hàng hóa. 796.417 0,03 2.196.417 0,08 1.400.000 175,79 IV. TSNH khác 122.520.792 3,86 87.301.490 2,34 -35.219.302 (28,75) 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 77.347.502 63,13 42.306.200 48,46 -35.041.302 (45,30)

2. Thuế GTGT được khấu trừ 110.000 0,13 110.000

3. Thuế & các khoản phải thu NN

4. Tài sản ngắn hạn khác 45.173.290 36,87 44.885.290 51,41 -288.000 (0,64)

Qua bảng số liệu có thể thấy, cuối năm 2010, vốn lưu động của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lợi nhuận và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần hải sản thái bình (Trang 50)